Em nhớ cũng thời điểm này cách đây 5 năm, vào đầu năm 2016 là bắt đầu cái thớt “Dự báo giá dầu 2016”, thớt đấy vui đáo để, cãi chửi nhau suốt cả năm . Nhưng thông qua việc tranh luận cũng có cái hay là học hỏi và tự học hỏi thêm được nhiều kiến thức, cũng có ích phết các cụ ah.
Năm 2020 vừa qua đúng là năm khủng hoảng của ngành dầu mỏ toàn cầu khi mà giá dầu đã có lúc rơi xuống mức âm, chính xác -37$/thùng nhưng đầu năm 2021 này, em lại vừa thấy giá dầu Brent đã phọt lên 56-57$/thùng rồi.
Vậy em tạo thớt này để mời các cụ vào chém gió dự báo xem giá dầu năm 2021 này sẽ như thế nào. Việc giá dầu biến động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống quanh ta như nào, cụ nào giỏi mà nắm bắt xu hướng lại có thể làm lợi cho bản thân.
Đầu tiên em xin tóm tắt lại tình hình thị trường dầu mỏ trong khoảng 5 năm trở lại đây như sau:
- Trong khoảng giai đoạn 2015-2016, diễn ra cuộc chiến thị phần giữa nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là: OPEC (đứng đầu là Arap Saudi - gọi là Sáu đĩ), Nga ngố và Mẽo với sự tăng trưởng của dầu đá phiến. Hậu quả của cuộc chiến thị phần khi các nước đua nhau nâng sản lượng dầu mỏ là làm cho cán cân cung cầu mất thăng bằng, thị trường rơi vào trạng thái thừa cung trầm trọng làm giá dầu rơi không phanh từ đỉnh cao 120$/thùng xuống 40$/thùng.
- Trước tình trạng của cuộc chiến mà tất cả các bên đều thiệt hại, sau cùng thì lần đầu tiên trong lịch sử, tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OPEC bắt tay với Nga lập một liên minh (sau gọi là OPEC +) để cứu giá dầu bằng cách cùng nhau giảm sản lượng dầu mỏ, giảm nguồn cung để cân bằng lại thị trường.
- Nhờ có sự hợp tác của OPEC + mà thị trường dần cân bằng trở lại, giá dầu từ cuối năm 2016 bắt đầu quay lại mốc 50$ và dần dần lên đến 80$.
- Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu cân bằng ổn định thì đến đầu năm 2020, liên minh OPEC + bất ngờ tan rã, các bên từ bỏ thỏa thuận cắt sản lượng và có vẻ cuộc chiến thị phần lại bắt đầu bùng lên. Ngay lập tức giá dầu rơi tõm về khoảng 55$/thùng. Tuy nhiên, cuộc đời đã đen lại còn lắm lông, đúng lúc đó thì Covid xuất hiện. Do dịch Covid nên các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải lockdown, cách ly dẫn đến việc giảm nhu cầu xăng dầu đột ngột. Do đó, thị trường dầu mỏ 1 lần nữa mất cung cầu, nhưng lần này thì cầu rớt thảm hại. Dầu thô khai thác lên không còn chỗ mà bán, không còn chỗ mà chứa, cả thế giới ngập trong dầu. Lần đầu tiên giá dầu rơi xuống mức âm (ở đây xin chú thích thêm giá dầu âm là có thật nhưng cũng không thể bán vì người mua không có chỗ mà chứa dầu, cũng như không có phương tiện vận chuyển vì lúc này các tàu chở dầu thậm chí còn bị cho thuê hết để làm kho chứa). Diễn biến này trên thế giới gọi là cuộc “khủng hoảng kép” chưa từng xảy ra, khủng hoảng cả về giá và sản lượng. 1 loạt các nhà máy lọc dầu phải đóng cửa vì sản phẩm làm ra không có chỗ mà chứa, 1 loạt các công ty trading phá sản vì hàng tồn kho mua rồi mà không bán được.
- Trước tình trạng đó, OPEC+ lại phải dẹp mâu thuẫn sang một bên mà bắt tay tìm cách cứu giá dầu. Từ tháng 4/2020, OPEC+ đã phải cắt giảm sản lượng dầu thô đến 9,7 triệu thùng/ngày tức là khoảng 10% tổng cung - cầu của toàn thế giới và khoảng 20% sản lượng của liên minh này. Nhờ đó, giá dầu nhích dần lên mức 40$/thùng.
- Cho đến cuối năm 2020, nhờ vào sự cắt giảm sản lượng của OPEC+ mà cán cân cung-cầu trên thị trường dầu mỏ bắt đầu cân bằng. Vừa rồi Sáu đĩ tự động cât giảm thêm sản lượng 1 triệu thùng/ngày ngay lập tức giá dầu giá dầu đã tăng trở lại lên mức 50$ và 56-57$ như hôm nay. Cũng vào cuối năm 2020, sự xuất hiện của vaccine covid cũng phần nào có tác dụng về mặt tâm lý cho thị trường. Nói vaccine mới có tác dụng về mặt tâm lý vì số lượng tiêm vẫn chưa nhiều, các nước vẫn đang phải lockdown nên nhu cầu chưa tăng trở lại, các hãng dự báo cho rằng phải mất vài tháng thì vaccine mới có tác động kinh tế lên thị trường dầu mỏ.
- Dự báo cho năm 2021: Năm nay, dự đoán sau vài tháng vaccine sẽ có tác dụng và một khi các nước như Mỹ, Anh, châu Âu... bỏ lockdown, cuộc sống quay lại bình thường thì nhu cầu sẽ tăng vọt. Lúc này vai trò của OPEC+ sẽ phải là gia tăng sản lượng kịp thời để thị trường không bị thiếu hụt nguồn cung bất ngờ. Tuy nhiên, đa phần các hãng dự báo đều cho rằng giá dầu sẽ tăng trong năm 2021, quan trọng là tăng đến mức nào và thời điểm nào. Vừa mới đây Goldman Sachs, một cá mập trên thị trường hàng hoá đã điều chỉnh dự báo và cho rằng giá dầu Brent sẽ chạm 65$/tháng ngay trong mùa hè thay vì đến cuối năm như các dự báo trước. Đây là mức tăng khoảng 20% so với đầu năm và khoảng 40% so với từ đầu tháng 12/2020.
- Với những diễn biến trên thì trong khoảng 1 tháng nay giá dầu Brent đã tăng 20% và tại Việt Nam giá xăng đã tăng lần thứ 4 liên tiếp (tại Việt Nam thì cứ 15 ngày lại điều chỉnh giá xăng 1 lần).
Mệt quá, em up tạm cái ảnh lịch sử giá dầu Brent từ khoảng 2014 đến nay để các cụ chém.
Tí nữa em sẽ chém về tác động của giá dầu lên 1 số lĩnh vực, giá dầu tăng thì cũng có người hưởng lợi và có người thiệt hại.
Năm 2020 vừa qua đúng là năm khủng hoảng của ngành dầu mỏ toàn cầu khi mà giá dầu đã có lúc rơi xuống mức âm, chính xác -37$/thùng nhưng đầu năm 2021 này, em lại vừa thấy giá dầu Brent đã phọt lên 56-57$/thùng rồi.
Vậy em tạo thớt này để mời các cụ vào chém gió dự báo xem giá dầu năm 2021 này sẽ như thế nào. Việc giá dầu biến động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống quanh ta như nào, cụ nào giỏi mà nắm bắt xu hướng lại có thể làm lợi cho bản thân.
Đầu tiên em xin tóm tắt lại tình hình thị trường dầu mỏ trong khoảng 5 năm trở lại đây như sau:
- Trong khoảng giai đoạn 2015-2016, diễn ra cuộc chiến thị phần giữa nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới là: OPEC (đứng đầu là Arap Saudi - gọi là Sáu đĩ), Nga ngố và Mẽo với sự tăng trưởng của dầu đá phiến. Hậu quả của cuộc chiến thị phần khi các nước đua nhau nâng sản lượng dầu mỏ là làm cho cán cân cung cầu mất thăng bằng, thị trường rơi vào trạng thái thừa cung trầm trọng làm giá dầu rơi không phanh từ đỉnh cao 120$/thùng xuống 40$/thùng.
- Trước tình trạng của cuộc chiến mà tất cả các bên đều thiệt hại, sau cùng thì lần đầu tiên trong lịch sử, tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OPEC bắt tay với Nga lập một liên minh (sau gọi là OPEC +) để cứu giá dầu bằng cách cùng nhau giảm sản lượng dầu mỏ, giảm nguồn cung để cân bằng lại thị trường.
- Nhờ có sự hợp tác của OPEC + mà thị trường dần cân bằng trở lại, giá dầu từ cuối năm 2016 bắt đầu quay lại mốc 50$ và dần dần lên đến 80$.
- Tuy nhiên, khi thị trường bắt đầu cân bằng ổn định thì đến đầu năm 2020, liên minh OPEC + bất ngờ tan rã, các bên từ bỏ thỏa thuận cắt sản lượng và có vẻ cuộc chiến thị phần lại bắt đầu bùng lên. Ngay lập tức giá dầu rơi tõm về khoảng 55$/thùng. Tuy nhiên, cuộc đời đã đen lại còn lắm lông, đúng lúc đó thì Covid xuất hiện. Do dịch Covid nên các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải lockdown, cách ly dẫn đến việc giảm nhu cầu xăng dầu đột ngột. Do đó, thị trường dầu mỏ 1 lần nữa mất cung cầu, nhưng lần này thì cầu rớt thảm hại. Dầu thô khai thác lên không còn chỗ mà bán, không còn chỗ mà chứa, cả thế giới ngập trong dầu. Lần đầu tiên giá dầu rơi xuống mức âm (ở đây xin chú thích thêm giá dầu âm là có thật nhưng cũng không thể bán vì người mua không có chỗ mà chứa dầu, cũng như không có phương tiện vận chuyển vì lúc này các tàu chở dầu thậm chí còn bị cho thuê hết để làm kho chứa). Diễn biến này trên thế giới gọi là cuộc “khủng hoảng kép” chưa từng xảy ra, khủng hoảng cả về giá và sản lượng. 1 loạt các nhà máy lọc dầu phải đóng cửa vì sản phẩm làm ra không có chỗ mà chứa, 1 loạt các công ty trading phá sản vì hàng tồn kho mua rồi mà không bán được.
- Trước tình trạng đó, OPEC+ lại phải dẹp mâu thuẫn sang một bên mà bắt tay tìm cách cứu giá dầu. Từ tháng 4/2020, OPEC+ đã phải cắt giảm sản lượng dầu thô đến 9,7 triệu thùng/ngày tức là khoảng 10% tổng cung - cầu của toàn thế giới và khoảng 20% sản lượng của liên minh này. Nhờ đó, giá dầu nhích dần lên mức 40$/thùng.
- Cho đến cuối năm 2020, nhờ vào sự cắt giảm sản lượng của OPEC+ mà cán cân cung-cầu trên thị trường dầu mỏ bắt đầu cân bằng. Vừa rồi Sáu đĩ tự động cât giảm thêm sản lượng 1 triệu thùng/ngày ngay lập tức giá dầu giá dầu đã tăng trở lại lên mức 50$ và 56-57$ như hôm nay. Cũng vào cuối năm 2020, sự xuất hiện của vaccine covid cũng phần nào có tác dụng về mặt tâm lý cho thị trường. Nói vaccine mới có tác dụng về mặt tâm lý vì số lượng tiêm vẫn chưa nhiều, các nước vẫn đang phải lockdown nên nhu cầu chưa tăng trở lại, các hãng dự báo cho rằng phải mất vài tháng thì vaccine mới có tác động kinh tế lên thị trường dầu mỏ.
- Dự báo cho năm 2021: Năm nay, dự đoán sau vài tháng vaccine sẽ có tác dụng và một khi các nước như Mỹ, Anh, châu Âu... bỏ lockdown, cuộc sống quay lại bình thường thì nhu cầu sẽ tăng vọt. Lúc này vai trò của OPEC+ sẽ phải là gia tăng sản lượng kịp thời để thị trường không bị thiếu hụt nguồn cung bất ngờ. Tuy nhiên, đa phần các hãng dự báo đều cho rằng giá dầu sẽ tăng trong năm 2021, quan trọng là tăng đến mức nào và thời điểm nào. Vừa mới đây Goldman Sachs, một cá mập trên thị trường hàng hoá đã điều chỉnh dự báo và cho rằng giá dầu Brent sẽ chạm 65$/tháng ngay trong mùa hè thay vì đến cuối năm như các dự báo trước. Đây là mức tăng khoảng 20% so với đầu năm và khoảng 40% so với từ đầu tháng 12/2020.
- Với những diễn biến trên thì trong khoảng 1 tháng nay giá dầu Brent đã tăng 20% và tại Việt Nam giá xăng đã tăng lần thứ 4 liên tiếp (tại Việt Nam thì cứ 15 ngày lại điều chỉnh giá xăng 1 lần).
Mệt quá, em up tạm cái ảnh lịch sử giá dầu Brent từ khoảng 2014 đến nay để các cụ chém.
Tí nữa em sẽ chém về tác động của giá dầu lên 1 số lĩnh vực, giá dầu tăng thì cũng có người hưởng lợi và có người thiệt hại.