- Biển số
- OF-2864
- Ngày cấp bằng
- 22/12/06
- Số km
- 1,977
- Động cơ
- 579,100 Mã lực
- Nơi ở
- 20+
- Website
- www.youmevietnam.com
Báo Gia đình Xã hội hôm nay đã đăng bài này, em cập nhật trước để các chém. Báo điện tử chiều chắc sẽ đưa lên.
Vụ lái xe kiện công an: Loay hoay vì cái… “ngã ba”
Liên quan đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của công an quận Cầu Giấy đối với anh Nguyễn Đức Đông (Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) về lỗi “đỗ xe ở lòng đường sai quy định” (báo GĐ&XH đã có loạt bài phản ánh từ số ra ngày 1/4/2011) có hàng loạt tình tiết “khôi hài” nảy sinh. Người bị phạt sau 2 lần nhận bản án thua kiện đã tiếp tục kháng nghị lên cấp cao hơn.
Khó như tìm định nghĩa… ngã ba
Như báo GĐ&XH phản ánh trong loạt bài ra ngày 1/4/2011 về vụ lái xe Nguyễn Đức Đông kiện công an quận Cầu Giấy ra tòa vì cho rằng mình bị phạt oan, sau 2 lần bị xử thua, anh Đông đã tiếp tục… kiện vì không thỏa mãn với các bản án trước đó. Một tình tiết quan trọng và đầy tính khôi hài, khiến anh Đông, công an quận Cầu Giấy cùng nhiều đơn vị liên quan bất đồng quan điểm chính là việc xác định nút giao giữa phố Phan Văn Trường – Xuân Thủy có phải là ngã ba?
Việc xác định đây có phải là ngã ba hay không sẽ làm rõ được bản chất hành vi vi phạm đã bị lập biên bản của anh Đông. Anh Đông cho rằng nút giao giữa 2 tuyến phố nêu trên là ngã ba và Sở GTVT TP Hà Nội phải cắm biển báo phù hợp tại đây để điều tiết giao thông. Cảnh sát phải dựa vào hệ thống biển báo trên lộ trình của người tham gia giao thông để xác định hành vi phạm lỗi là cố tình hay là do biển báo thiếu, biển sai gây ra. Trái ngược với quan điểm của anh Đông, đại diện công an quận Cầu Giấy nói: “Đây không phải là ngã ba… Chỉ nơi nào có biển báo thì đó mới là ngã ba, ngã tư…”. Cũng liên quan đến định nghĩa khái niệm ngã ba, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội thì cho rằng: “… có sự nhầm lẫn giữa khái niệm ngã ba, ngã tư theo Từ điển Tiếng Việt và khái niệm ngã ba, ngã tư trong an toàn giao thông đường bộ”. Như vậy, theo Tòa án Nhân dân TP Hà Nội thì khái niệm ngã ba trong từ điển tiếng Việt khác với khái niệm ngã ba trong lĩnh vực giao thông (!?).
Để tìm cơ sở pháp lý nhằm xác định đâu là ngã ba, ngã tư, văn phòng luật sư YouMe, đơn vị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Đức Đông đã liên tiếp gửi các văn bản tới Bộ GTVT đề nghị giải thích. Trong công văn 126/BGTVT do Phó vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông Mai Văn Hồng ký ngày 6/1/2012 giải thích: “Ngã ba trong giao thông đường bộ là nơi đường giao nhau cùng mức mà từ điểm giao đó có 3 ngã đường theo 3 hướng khác nhau”. Dựa trên định nghĩa này của Bộ GTVT, công ty TNHH Luật YouMe khẳng định: “Điểm giao cắt giữa phố Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy là ngã ba nhưng không được Tòa án nhân dân TP Hà Nội thừa nhận… và từ đó ra phán quyết không đúng với tình tiết khách quan của vụ án”.
Không ảnh hưởng tới dân?
Xác định việc không cắm biển báo của Sở GTVT TP Hà Nội là nguyên nhân dẫn đến hậu quả bị cảnh sát phạt… oan, anh Nguyễn Đức Đông đã có văn bản khiếu nại hành vi hành chính gửi Sở GTVT Hà Nội ngày 19/9/2011. Không nhận được bất kỳ trả lời nào từ Sở GTVT Hà Nội, ngày 26/10/2011 anh Đông đã khởi đơn kiện Sở này lên Tòa án Nhân dân TP Hà Nội về hành vi không thực hiện cắm biển báo theo đúng quy định của pháp luật tại ngã ba Phan Văn Trường - Xuân Thủy. Ngày 15/12/2011, thẩm phán Nguyễn Thị Thu Hằng đã ký văn bản 266 trả lại đơn kiện với lý do: “Hành vi hành chính của Sở GTVT Hà Nội không thực hiện việc cắm biển báo tại ngã ba Phan Văn Trường – Xuân Thủy không liên quan trực tiếp đến người khởi kiện. Vì vậy, ông không có quyền khởi kiện bằng vụ án hành chính tại Tòa án”.
Không đồng tình với ý kiến trả lời, trả đơn kiện của Toàn án Nhân dân TP Hà Nội, ngày 22/12/2011, anh Nguyễn Đức Đông đã gửi văn bản khiếu nại gửi Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Trong văn bản này anh Đông cho rằng: “Lý do mà Thẩm phán Nguyễn Thị Thu Hằng cho rằng “hành vi hành chính của Sở GTVT không cắm biển báo tại ngã ba Phan Văn Trường – Xuân Thủy không liên quan trực tiếp tới người khởi kiện” là không thỏa đáng. Đồng thời anh Đông đề nghị Chánh án tòa án nhân dân TP Hà Nội thụ lý đơn khởi kiện Sở GTVT.
Tiếp tục kiện cảnh sát
Ngày 28/2/2012, anh Nguyễn Đức Đông đã gửi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao để nghị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đối với bản án hành chính phúc thẩm số 08/2011 ngày 13/9/2011 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội. Anh Đông cho rằng quyết định của bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Cụ thể, tòa không thừa nhận: Điểm giao giữa phố Phan Văn Trường với Xuân Thủy là ngã ba; Vị trí đỗ xe của anh Đông tại 61-63 Xuân Thủy không có biển cấm đỗ xe có hiệu lực; Và Tòa cho rằng ông Nguyễn Đức Đông không đi từ phố Phan Văn Trường ra đường Xuân Thủy là không đúng với thực tế, không có căn cứ với nhận định này.
Cùng đó, tòa “có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Luật”. Cụ thể, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội không viện dẫn được bất cứ căn cứ pháp lý nào để khẳng định điểm giao cắt Phan Văn Trường – Xuân Thủy không phải là ngã ba; Cùng đó, Tòa đã không trưng cầu ý kiến của cơ quan có thẩm quyền xác định điểm giao cắt nêu trên có phải là ngã ba hay không… Vì những lý do nêu trên, anh Đông khẳng định việc vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án đã khiến cho phần quyết định bản án hành chính phúc thẩm số 08/2011 ngày 13/9/2011 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã không phản ánh đúng tình tiết khách quan và không có căn cứ pháp luật.
Công Tâm
Chú thích ảnh: Anh Nguyễn Đức Đông (người đứng) tiếp tục theo đuổi khởi kiện vì các bản ản thiếu thuyết phục.
Bài tiếp Báo Lao động điện tử
http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Loay-hoay-tim-loi-giai-nga-ba/78355
Vụ án “ngã ba đường”: Loay hoay tìm lời giải “ngã ba”
Công ty Luật YouMe vừa có Công văn gửi Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC đề nghị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đối với Bản án hành chính phúc thẩm số 08/2011/HCPT ngày 13.09.2011 của TAND TP Hà Nội “yêu cầu huỷ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ” - vụ án “ngã ba đường" năm 2011.
Để có cái nhìn toàn cảnh đối với vụ việc, PV laodong.com.vn đã trao đổi với Tiến sĩ, Luật sư Vũ Thái Hà, Chủ tịch Công ty Luật YouMe.
Thưa luật sư, các căn cứ pháp luật cho việc xem xét vụ án “ngã ba đường” là gì?
Vấn đề quan trọng và mang tính quyết định đối với kết quả giải quyết vụ án này là xác định điểm nơi người khởi kiện ông Nguyễn Đức Đông đã đỗ xe (tại lòng đường trước số nhà 61-63 Xuân Thủy, Hà Nội) có biển cấm đỗ xe có hiệu lực hay không.
Căn cứ pháp luật về mặt nội dung cần được tham chiếu trong vụ án này là các quy định về Luật giao thông đường bộ mà cụ thể là các quy định về hiệu lực biển báo và quy định của pháp luật về ngã ba, ngã tư. Biển báo và hiệu lực của biển báo được quy định tại khoản a Điều 31 Điều lệ Báo hiệu đường bộ số 22-TCN-237-01: “Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm hoặc hạn chế thích hợp”. “Biển có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi”. Và theo khoản e Điều 31 “Biển số …, 131 (a…,) có giá trị đến ngã ba, ngã tư tiếp giáp”. Căn cứ để thực hiện việc cắm biển cấm số 131a và xác định hiệu lực của biển loại này phụ thuộc vào việc xác định đâu là ngã ba, ngã tư. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ hiện hành, không có định nghĩa như thế nào là ngã ba, ngã tư cũng như hướng dẫn về cách thức xác định đâu là ngã ba, ngã tư.
Công văn 126.2012 của Bộ Giao thông vận tải. Vậy khi pháp luật không có quy định rõ về một vấn đề thì cần phải làm thế nào?
Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định rõ về một vấn đề nào đó thì việc tham vấn cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cần thiết. Trong vụ án này, Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật về giao thông đường bộ đối với những vấn đề mà pháp luật chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ.
Rất tiếc là trong quá trình giải quyết vụ án này, Toà án ở cả hai cấp đã không tham vấn Bộ GTVT để có căn cứ pháp lý trong việc giải quyết vụ án khiến cho việc nhận định về vụ việc thiếu căn cứ pháp lý.
Xét thấy việc định nghĩa khái niệm “ngã ba” là cần thiết cho việc tiếp tục giải quyết vụ án, Công ty Luật YouMe đã có văn bản tham vấn Bộ GTVT và đã được hướng dẫn về khái niệm ngã ba như sau: "Ngã ba trong giao thông đường bộ là nơi giao nhau cùng mức mà từ điểm giao đó có 3 ngả đường theo 3 hướng khác nhau”. Cũng theo công văn hướng dẫn này, cơ quan có thẩm quyền xác định một điểm giao cắt có là ngã ba hay không, xác định điểm cần cắm biển thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong trường vụ án này, thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Việc xác định một điểm giao cắt có phải là ngã ba hay không theo hướng dẫn của Bộ GTVT thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. Công ty Luật YouMe, sau khi có Công văn hướng dẫn của Bộ GTVT đã có văn bản gửi ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị cơ quan này có văn bản thẩm định điểm giao cắt giữa phố Phan Văn Trường và Xuân Thuỷ có phải là ngã ba hay không.
Vậy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có thể được xem xét lại không, nếu có thì sẽ theo thủ tục nào?
Bản án, quyết định của pháp luật có thể được xem xét lại theo thủ tục tái thẩm hoặc giám đốc thẩm theo quy định về thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm được quy định trong Luật Tố tụng hành chính. Theo Điều 232 Luật Tố tụng hành chính, thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có thể được xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Còn theo Điều 209 Luật Tố tụng hành chính, giám đốc thẩm là việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Theo quan điểm của mình, luật sư có thể cho biết vụ án “ngã ba đường” có thể được xem xét lại hay không?
Với các tình tiết khách quan cũng như việc áp dụng pháp luật khi xét xử vụ án này, chúng tôi cho rằng, bản án này có thể xem xét và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Công ty Luật YouMe đã có văn bản gửi tới Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC đề nghị kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Chúng tôi cho rằng, bản án của TAND TP Hà Nội cần phải được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vì phần quyết định trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án và TAND TP Hà Nội đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Sơ đồ biển báo.
Luật sư có thể cho biết cụ thể về các căn cứ mà Công ty Luật YouMe đã đưa ra để đề nghị cơ quan chức năng kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm?
Chúng tôi cho rằng có hai căn cứ chính để đề nghị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm.
Thứ nhất, phần quyết định trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, cụ thể là điểm giao cắt giữa phố Phan Văn Trường với đường Xuân Thuỷ là “ngã ba” nhưng không được TAND TP. Hà Nội thừa nhận. Trong Bản án phúc thẩm số 08/2011/HCPT ngày 13.09.2011, TAND TP. Hà Nội cho rằng “các đương sự có sự nhầm lẫn giữa khái niệm ngã ba, ngã tư theo Từ điển Tiếng Việt và khái niệm ngã ba, ngã tư trong an toàn giao thông đường bộ (đường Xuân Thuỷ có dải phân cách cố định, chia mặt đường thành 2 làn xe riêng biệt chỉ được đi một chiều nên chỉ được rẽ một hướng trên một làn đường)” và từ đó ra phán quyết không đúng với tình tiết khách quan của vụ án.
Hơn thế nữa, tại vị trí đỗ xe số 61-63 đường Xuân Thuỷ không có biển cấm đỗ xe có hiệu lực nhưng không được TAND TP Hà Nội thừa nhận. Trên thực tế, tại điểm đỗ xe số 61-63 đường Xuân Thuỷ không có biển cấm đỗ xe có hiệu lực vì từ hướng Phạm Hùng về Cầu Giấy chỉ có một biển cấm đỗ xe duy nhất cắm ở chợ nông sản (đầu đường Xuân Thuỷ). Biển cấm đỗ này chấm dứt hiệu lực khi gặp ngã ba Phan Văn Trường và Xuân Thuỷ (như sơ đồ).
TAND TP. Hà Nội còn cho rằng ông Nguyễn Đức Đông không đi từ phố Phan Văn Trường ra đường Xuân Thuỷ là không đúng với thực tế và không có căn cứ cho nhận định này. Việc ông Nguyễn Đức Đông trước khi đỗ xe tại điểm đỗ số 61-63 đường Xuân Thuỷ đã đi từ phố Phan Văn Trường ra đường Xuân Thuỷ và đi theo hướng về Cầu Giấy. Trong tất cả các biên bản và tài liệu của vụ án, thực tế này đã được ghi nhận nhưng TAND TP Hà Nội đã không thừa nhận mà không có bất cứ căn cứ nào.
Thứ hai, TAND TP Hà Nội đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, cụ thể là: Không có căn cứ pháp lý cho việc xác định đâu là ngã ba tại thời điểm xét xử. Tại thời điểm xét xử, pháp luật giao thông đường bộ chưa có quy định cụ thể về khái niệm “ngã ba” nhưng TAND TP Hà Nội đã không đề nghị cơ quan chuyên môn (trong trường hợp này là Bộ GTVT) có văn bản giải thích và hướng dẫn pháp luật để làm căn cứ xét xử. TAND TP Hà Nội đã không viện dẫn được bất cứ căn cứ pháp lý nào để khẳng định điểm giao cắt giữa phố Phan Văn Trường và đường Xuân Thuỷ không phải là ngã ba cũng như cho nhận định “các đương sự đã có sự nhầm lẫn giữa khái niệm ngã ba, ngã tư theo Từ điển tiếng Việt và khái niệm ngã ba, ngã tư trong an toàn giao thông đường bộ”.
Luật sư cảm nhận gì khi nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện trong vụ án này?
Việc kiện tụng trước toà khi hai bên không thể cùng nhau hoà giải là việc làm cần thiết và tôi cho là việc làm văn minh. Việc thắng hay thua không phải là điều quan trọng, điều quan trọng là vụ việc phải được làm sáng tỏ, tôn trọng sự thật.
Xin cảm ơn luật sư!
Vụ án “ngã ba đường” xoay quanh sự việc: tháng 11/2010, ông Nguyễn Đức Đông điều khiển xe ô tô từ đường Phan Văn Trường ra đường Xuân Thuỷ (Hà Nội) theo hướng về Cầu Giấy và đỗ xe tại điểm trước số nhà 61-63 đường Xuân Thuỷ. Ông Đông sau đó bị Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) lập biên bản và sau đó xử phạt về hành vi đỗ xe ở lòng đường trái quy định (Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 284587 ngày 16.10.2010 của Trưởng Công an quận Cầu Giấy).
Cơ quan ra quyết định xử phạt cho rằng, việc ông Đông đỗ xe trên phố Xuân Thuỷ là vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể là Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 27/05/2008 phê duyệt danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô tô trên hè phố, lòng đường. Ngoài ra, đầu đường Xuân Thủy đã cắm biển cấm đỗ xe nên việc ông Đông đỗ trong khu vực không cắm biển cũng là vi phạm. Tuy nhiên, căn cứ mà Công an quận Cầu Giấy sử dụng để xử phạt đã không được ông Đông chấp nhận vì theo ông Đông, tại điểm ông đỗ xe không có biển cấm đỗ có hiệu lực (biển cấm đỗ đầu đường Xuân Thuỷ đã hết hiệu lực khi qua ngã ba, ngã tư), Quyết định số 2053/QĐ-UBND chỉ được áp dụng trong thực tế khi Sở GTVT đã cắm đầy đủ biển báo. Với các lý do này ông Đông cho rằng việc ông Đông đỗ xe trước số nhà 61-63 Xuân Thuỷ là không vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường bộ và vì thế đã có đơn yêu cầu toà án huỷ quyết định xử phạt của Trưởng Công an quận Cầu giấy.
Vụ án hành chính về yêu cầu huỷ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 284587 ngày 16.10.2010 của Trưởng Công an quận Cầu Giấy đã được xét xử sơ thẩm tại Toà án Nhân dân quận Cầu Giấy (Bản án số 01/2011/HCST ngày 29.06.2011) và phúc thẩm tại TAND TP Hà Nội (Bản án số 082011/HCPT ngày 13.09.2011). Các bản án này đều nhận định ngã ba Phan Văn Trường - Xuân Thủy không phải là … “ngã ba”. Vụ án do đó được dư luận đặt tên vụ án “ngã ba đường”.
Dù bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng người khởi kiện và dư luận vẫn không đồng tình với cách “xử ép”, thiếu căn cứ của cả hai cấp xét xử, khi nội hàm của khái niệm “ngã ba” vẫn chưa được cơ quan chức năng làm rõ trong bản án.
Vụ lái xe kiện công an: Loay hoay vì cái… “ngã ba”
Liên quan đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của công an quận Cầu Giấy đối với anh Nguyễn Đức Đông (Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) về lỗi “đỗ xe ở lòng đường sai quy định” (báo GĐ&XH đã có loạt bài phản ánh từ số ra ngày 1/4/2011) có hàng loạt tình tiết “khôi hài” nảy sinh. Người bị phạt sau 2 lần nhận bản án thua kiện đã tiếp tục kháng nghị lên cấp cao hơn.
Khó như tìm định nghĩa… ngã ba
Như báo GĐ&XH phản ánh trong loạt bài ra ngày 1/4/2011 về vụ lái xe Nguyễn Đức Đông kiện công an quận Cầu Giấy ra tòa vì cho rằng mình bị phạt oan, sau 2 lần bị xử thua, anh Đông đã tiếp tục… kiện vì không thỏa mãn với các bản án trước đó. Một tình tiết quan trọng và đầy tính khôi hài, khiến anh Đông, công an quận Cầu Giấy cùng nhiều đơn vị liên quan bất đồng quan điểm chính là việc xác định nút giao giữa phố Phan Văn Trường – Xuân Thủy có phải là ngã ba?
Việc xác định đây có phải là ngã ba hay không sẽ làm rõ được bản chất hành vi vi phạm đã bị lập biên bản của anh Đông. Anh Đông cho rằng nút giao giữa 2 tuyến phố nêu trên là ngã ba và Sở GTVT TP Hà Nội phải cắm biển báo phù hợp tại đây để điều tiết giao thông. Cảnh sát phải dựa vào hệ thống biển báo trên lộ trình của người tham gia giao thông để xác định hành vi phạm lỗi là cố tình hay là do biển báo thiếu, biển sai gây ra. Trái ngược với quan điểm của anh Đông, đại diện công an quận Cầu Giấy nói: “Đây không phải là ngã ba… Chỉ nơi nào có biển báo thì đó mới là ngã ba, ngã tư…”. Cũng liên quan đến định nghĩa khái niệm ngã ba, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội thì cho rằng: “… có sự nhầm lẫn giữa khái niệm ngã ba, ngã tư theo Từ điển Tiếng Việt và khái niệm ngã ba, ngã tư trong an toàn giao thông đường bộ”. Như vậy, theo Tòa án Nhân dân TP Hà Nội thì khái niệm ngã ba trong từ điển tiếng Việt khác với khái niệm ngã ba trong lĩnh vực giao thông (!?).
Để tìm cơ sở pháp lý nhằm xác định đâu là ngã ba, ngã tư, văn phòng luật sư YouMe, đơn vị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Nguyễn Đức Đông đã liên tiếp gửi các văn bản tới Bộ GTVT đề nghị giải thích. Trong công văn 126/BGTVT do Phó vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông Mai Văn Hồng ký ngày 6/1/2012 giải thích: “Ngã ba trong giao thông đường bộ là nơi đường giao nhau cùng mức mà từ điểm giao đó có 3 ngã đường theo 3 hướng khác nhau”. Dựa trên định nghĩa này của Bộ GTVT, công ty TNHH Luật YouMe khẳng định: “Điểm giao cắt giữa phố Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy là ngã ba nhưng không được Tòa án nhân dân TP Hà Nội thừa nhận… và từ đó ra phán quyết không đúng với tình tiết khách quan của vụ án”.
Không ảnh hưởng tới dân?
Xác định việc không cắm biển báo của Sở GTVT TP Hà Nội là nguyên nhân dẫn đến hậu quả bị cảnh sát phạt… oan, anh Nguyễn Đức Đông đã có văn bản khiếu nại hành vi hành chính gửi Sở GTVT Hà Nội ngày 19/9/2011. Không nhận được bất kỳ trả lời nào từ Sở GTVT Hà Nội, ngày 26/10/2011 anh Đông đã khởi đơn kiện Sở này lên Tòa án Nhân dân TP Hà Nội về hành vi không thực hiện cắm biển báo theo đúng quy định của pháp luật tại ngã ba Phan Văn Trường - Xuân Thủy. Ngày 15/12/2011, thẩm phán Nguyễn Thị Thu Hằng đã ký văn bản 266 trả lại đơn kiện với lý do: “Hành vi hành chính của Sở GTVT Hà Nội không thực hiện việc cắm biển báo tại ngã ba Phan Văn Trường – Xuân Thủy không liên quan trực tiếp đến người khởi kiện. Vì vậy, ông không có quyền khởi kiện bằng vụ án hành chính tại Tòa án”.
Không đồng tình với ý kiến trả lời, trả đơn kiện của Toàn án Nhân dân TP Hà Nội, ngày 22/12/2011, anh Nguyễn Đức Đông đã gửi văn bản khiếu nại gửi Chánh án Tòa án nhân dân TP Hà Nội. Trong văn bản này anh Đông cho rằng: “Lý do mà Thẩm phán Nguyễn Thị Thu Hằng cho rằng “hành vi hành chính của Sở GTVT không cắm biển báo tại ngã ba Phan Văn Trường – Xuân Thủy không liên quan trực tiếp tới người khởi kiện” là không thỏa đáng. Đồng thời anh Đông đề nghị Chánh án tòa án nhân dân TP Hà Nội thụ lý đơn khởi kiện Sở GTVT.
Tiếp tục kiện cảnh sát
Ngày 28/2/2012, anh Nguyễn Đức Đông đã gửi Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao để nghị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đối với bản án hành chính phúc thẩm số 08/2011 ngày 13/9/2011 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội. Anh Đông cho rằng quyết định của bản án không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án. Cụ thể, tòa không thừa nhận: Điểm giao giữa phố Phan Văn Trường với Xuân Thủy là ngã ba; Vị trí đỗ xe của anh Đông tại 61-63 Xuân Thủy không có biển cấm đỗ xe có hiệu lực; Và Tòa cho rằng ông Nguyễn Đức Đông không đi từ phố Phan Văn Trường ra đường Xuân Thủy là không đúng với thực tế, không có căn cứ với nhận định này.
Cùng đó, tòa “có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Luật”. Cụ thể, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội không viện dẫn được bất cứ căn cứ pháp lý nào để khẳng định điểm giao cắt Phan Văn Trường – Xuân Thủy không phải là ngã ba; Cùng đó, Tòa đã không trưng cầu ý kiến của cơ quan có thẩm quyền xác định điểm giao cắt nêu trên có phải là ngã ba hay không… Vì những lý do nêu trên, anh Đông khẳng định việc vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án đã khiến cho phần quyết định bản án hành chính phúc thẩm số 08/2011 ngày 13/9/2011 của Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã không phản ánh đúng tình tiết khách quan và không có căn cứ pháp luật.
Công Tâm
Chú thích ảnh: Anh Nguyễn Đức Đông (người đứng) tiếp tục theo đuổi khởi kiện vì các bản ản thiếu thuyết phục.
Bài tiếp Báo Lao động điện tử
http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/Loay-hoay-tim-loi-giai-nga-ba/78355
Vụ án “ngã ba đường”: Loay hoay tìm lời giải “ngã ba”
Công ty Luật YouMe vừa có Công văn gửi Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC đề nghị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đối với Bản án hành chính phúc thẩm số 08/2011/HCPT ngày 13.09.2011 của TAND TP Hà Nội “yêu cầu huỷ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ” - vụ án “ngã ba đường" năm 2011.
Để có cái nhìn toàn cảnh đối với vụ việc, PV laodong.com.vn đã trao đổi với Tiến sĩ, Luật sư Vũ Thái Hà, Chủ tịch Công ty Luật YouMe.
Thưa luật sư, các căn cứ pháp luật cho việc xem xét vụ án “ngã ba đường” là gì?
Vấn đề quan trọng và mang tính quyết định đối với kết quả giải quyết vụ án này là xác định điểm nơi người khởi kiện ông Nguyễn Đức Đông đã đỗ xe (tại lòng đường trước số nhà 61-63 Xuân Thủy, Hà Nội) có biển cấm đỗ xe có hiệu lực hay không.
Căn cứ pháp luật về mặt nội dung cần được tham chiếu trong vụ án này là các quy định về Luật giao thông đường bộ mà cụ thể là các quy định về hiệu lực biển báo và quy định của pháp luật về ngã ba, ngã tư. Biển báo và hiệu lực của biển báo được quy định tại khoản a Điều 31 Điều lệ Báo hiệu đường bộ số 22-TCN-237-01: “Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm hoặc hạn chế thích hợp”. “Biển có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi”. Và theo khoản e Điều 31 “Biển số …, 131 (a…,) có giá trị đến ngã ba, ngã tư tiếp giáp”. Căn cứ để thực hiện việc cắm biển cấm số 131a và xác định hiệu lực của biển loại này phụ thuộc vào việc xác định đâu là ngã ba, ngã tư. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật về giao thông đường bộ hiện hành, không có định nghĩa như thế nào là ngã ba, ngã tư cũng như hướng dẫn về cách thức xác định đâu là ngã ba, ngã tư.
Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định rõ về một vấn đề nào đó thì việc tham vấn cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cần thiết. Trong vụ án này, Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật về giao thông đường bộ đối với những vấn đề mà pháp luật chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ.
Rất tiếc là trong quá trình giải quyết vụ án này, Toà án ở cả hai cấp đã không tham vấn Bộ GTVT để có căn cứ pháp lý trong việc giải quyết vụ án khiến cho việc nhận định về vụ việc thiếu căn cứ pháp lý.
Xét thấy việc định nghĩa khái niệm “ngã ba” là cần thiết cho việc tiếp tục giải quyết vụ án, Công ty Luật YouMe đã có văn bản tham vấn Bộ GTVT và đã được hướng dẫn về khái niệm ngã ba như sau: "Ngã ba trong giao thông đường bộ là nơi giao nhau cùng mức mà từ điểm giao đó có 3 ngả đường theo 3 hướng khác nhau”. Cũng theo công văn hướng dẫn này, cơ quan có thẩm quyền xác định một điểm giao cắt có là ngã ba hay không, xác định điểm cần cắm biển thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Trong trường vụ án này, thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Việc xác định một điểm giao cắt có phải là ngã ba hay không theo hướng dẫn của Bộ GTVT thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. Công ty Luật YouMe, sau khi có Công văn hướng dẫn của Bộ GTVT đã có văn bản gửi ông Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị cơ quan này có văn bản thẩm định điểm giao cắt giữa phố Phan Văn Trường và Xuân Thuỷ có phải là ngã ba hay không.
Vậy bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có thể được xem xét lại không, nếu có thì sẽ theo thủ tục nào?
Bản án, quyết định của pháp luật có thể được xem xét lại theo thủ tục tái thẩm hoặc giám đốc thẩm theo quy định về thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm được quy định trong Luật Tố tụng hành chính. Theo Điều 232 Luật Tố tụng hành chính, thì bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có thể được xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm nếu có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Còn theo Điều 209 Luật Tố tụng hành chính, giám đốc thẩm là việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Theo quan điểm của mình, luật sư có thể cho biết vụ án “ngã ba đường” có thể được xem xét lại hay không?
Với các tình tiết khách quan cũng như việc áp dụng pháp luật khi xét xử vụ án này, chúng tôi cho rằng, bản án này có thể xem xét và kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Công ty Luật YouMe đã có văn bản gửi tới Viện trưởng VKSNDTC, Chánh án TANDTC đề nghị kháng nghị bản án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Chúng tôi cho rằng, bản án của TAND TP Hà Nội cần phải được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vì phần quyết định trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án và TAND TP Hà Nội đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Luật sư có thể cho biết cụ thể về các căn cứ mà Công ty Luật YouMe đã đưa ra để đề nghị cơ quan chức năng kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm?
Chúng tôi cho rằng có hai căn cứ chính để đề nghị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm.
Thứ nhất, phần quyết định trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, cụ thể là điểm giao cắt giữa phố Phan Văn Trường với đường Xuân Thuỷ là “ngã ba” nhưng không được TAND TP. Hà Nội thừa nhận. Trong Bản án phúc thẩm số 08/2011/HCPT ngày 13.09.2011, TAND TP. Hà Nội cho rằng “các đương sự có sự nhầm lẫn giữa khái niệm ngã ba, ngã tư theo Từ điển Tiếng Việt và khái niệm ngã ba, ngã tư trong an toàn giao thông đường bộ (đường Xuân Thuỷ có dải phân cách cố định, chia mặt đường thành 2 làn xe riêng biệt chỉ được đi một chiều nên chỉ được rẽ một hướng trên một làn đường)” và từ đó ra phán quyết không đúng với tình tiết khách quan của vụ án.
Hơn thế nữa, tại vị trí đỗ xe số 61-63 đường Xuân Thuỷ không có biển cấm đỗ xe có hiệu lực nhưng không được TAND TP Hà Nội thừa nhận. Trên thực tế, tại điểm đỗ xe số 61-63 đường Xuân Thuỷ không có biển cấm đỗ xe có hiệu lực vì từ hướng Phạm Hùng về Cầu Giấy chỉ có một biển cấm đỗ xe duy nhất cắm ở chợ nông sản (đầu đường Xuân Thuỷ). Biển cấm đỗ này chấm dứt hiệu lực khi gặp ngã ba Phan Văn Trường và Xuân Thuỷ (như sơ đồ).
TAND TP. Hà Nội còn cho rằng ông Nguyễn Đức Đông không đi từ phố Phan Văn Trường ra đường Xuân Thuỷ là không đúng với thực tế và không có căn cứ cho nhận định này. Việc ông Nguyễn Đức Đông trước khi đỗ xe tại điểm đỗ số 61-63 đường Xuân Thuỷ đã đi từ phố Phan Văn Trường ra đường Xuân Thuỷ và đi theo hướng về Cầu Giấy. Trong tất cả các biên bản và tài liệu của vụ án, thực tế này đã được ghi nhận nhưng TAND TP Hà Nội đã không thừa nhận mà không có bất cứ căn cứ nào.
Thứ hai, TAND TP Hà Nội đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật, cụ thể là: Không có căn cứ pháp lý cho việc xác định đâu là ngã ba tại thời điểm xét xử. Tại thời điểm xét xử, pháp luật giao thông đường bộ chưa có quy định cụ thể về khái niệm “ngã ba” nhưng TAND TP Hà Nội đã không đề nghị cơ quan chuyên môn (trong trường hợp này là Bộ GTVT) có văn bản giải thích và hướng dẫn pháp luật để làm căn cứ xét xử. TAND TP Hà Nội đã không viện dẫn được bất cứ căn cứ pháp lý nào để khẳng định điểm giao cắt giữa phố Phan Văn Trường và đường Xuân Thuỷ không phải là ngã ba cũng như cho nhận định “các đương sự đã có sự nhầm lẫn giữa khái niệm ngã ba, ngã tư theo Từ điển tiếng Việt và khái niệm ngã ba, ngã tư trong an toàn giao thông đường bộ”.
Luật sư cảm nhận gì khi nhận bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện trong vụ án này?
Việc kiện tụng trước toà khi hai bên không thể cùng nhau hoà giải là việc làm cần thiết và tôi cho là việc làm văn minh. Việc thắng hay thua không phải là điều quan trọng, điều quan trọng là vụ việc phải được làm sáng tỏ, tôn trọng sự thật.
Xin cảm ơn luật sư!
Vụ án “ngã ba đường” xoay quanh sự việc: tháng 11/2010, ông Nguyễn Đức Đông điều khiển xe ô tô từ đường Phan Văn Trường ra đường Xuân Thuỷ (Hà Nội) theo hướng về Cầu Giấy và đỗ xe tại điểm trước số nhà 61-63 đường Xuân Thuỷ. Ông Đông sau đó bị Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) lập biên bản và sau đó xử phạt về hành vi đỗ xe ở lòng đường trái quy định (Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 284587 ngày 16.10.2010 của Trưởng Công an quận Cầu Giấy).
Cơ quan ra quyết định xử phạt cho rằng, việc ông Đông đỗ xe trên phố Xuân Thuỷ là vi phạm quy định của pháp luật, cụ thể là Quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 27/05/2008 phê duyệt danh mục các tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ô tô trên hè phố, lòng đường. Ngoài ra, đầu đường Xuân Thủy đã cắm biển cấm đỗ xe nên việc ông Đông đỗ trong khu vực không cắm biển cũng là vi phạm. Tuy nhiên, căn cứ mà Công an quận Cầu Giấy sử dụng để xử phạt đã không được ông Đông chấp nhận vì theo ông Đông, tại điểm ông đỗ xe không có biển cấm đỗ có hiệu lực (biển cấm đỗ đầu đường Xuân Thuỷ đã hết hiệu lực khi qua ngã ba, ngã tư), Quyết định số 2053/QĐ-UBND chỉ được áp dụng trong thực tế khi Sở GTVT đã cắm đầy đủ biển báo. Với các lý do này ông Đông cho rằng việc ông Đông đỗ xe trước số nhà 61-63 Xuân Thuỷ là không vi phạm quy định của pháp luật giao thông đường bộ và vì thế đã có đơn yêu cầu toà án huỷ quyết định xử phạt của Trưởng Công an quận Cầu giấy.
Vụ án hành chính về yêu cầu huỷ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ số 284587 ngày 16.10.2010 của Trưởng Công an quận Cầu Giấy đã được xét xử sơ thẩm tại Toà án Nhân dân quận Cầu Giấy (Bản án số 01/2011/HCST ngày 29.06.2011) và phúc thẩm tại TAND TP Hà Nội (Bản án số 082011/HCPT ngày 13.09.2011). Các bản án này đều nhận định ngã ba Phan Văn Trường - Xuân Thủy không phải là … “ngã ba”. Vụ án do đó được dư luận đặt tên vụ án “ngã ba đường”.
Dù bản án đã có hiệu lực pháp luật, nhưng người khởi kiện và dư luận vẫn không đồng tình với cách “xử ép”, thiếu căn cứ của cả hai cấp xét xử, khi nội hàm của khái niệm “ngã ba” vẫn chưa được cơ quan chức năng làm rõ trong bản án.
Nhật Thăng thực hiện
Chỉnh sửa cuối: