- Biển số
- OF-158
- Ngày cấp bằng
- 8/6/06
- Số km
- 1,638
- Động cơ
- 597,359 Mã lực
Công nghệ đốt trong mới mang tên Sonex GDI được ra mắt đầu tháng này sử dụng piston mang hợp chất hoá học gây cháy nhằm thay thế cho bugi, do đó động cơ có thể chạy xăng, diesel hoặc cồn.
Piston Sonex GDI.
Đây là phát minh của hãng nghiên cứu Sonex, Mỹ. Động cơ diesel có tỷ số nén cao nên không cần thiết bị đánh lửa (bugi). Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tượng tự kích nổ vẫn xảy ra ở cả động cơ xăng và diesel tại thời điểm có tỷ số nén thấp. Để khắc phục hiện tượng tự kích nổ, hãng nghiên cứu Sonex cho ra đời loại piston có thể giúp đốt cháy các nhiên liệu nhẹ như cồn, xăng hay nhiên liệu nặng như diesel mà không cần bugi. Công nghệ Sonex có hiệu quả tốt nhất khi động cơ trang bị hệ thống phun xăng trực tiếp.
Công ty nghiên cứu Sonex, có trụ sở tại bang Maryland, Mỹ, tin tưởng vào mức tiết kiệm nhiên liệu đạt được khi hệ thống kiểm soát tự kích nổ SCAI (Sonex Controlled Auto Ignition) được phát triển cùng với hệ thống phun xăng trực tiếp GDI (Gasoline Direct Injected). Khi kết hợp cả hai công nghệ đó, động cơ sẽ không có bugi và bướm ga. "Sonex GDI cải thiện được 25% mức tiêu hao nhiên liệu", tiến sỹ Andrew Pouring, chủ tịch phòng nghiên cứu công nghệ, thuộc Viện Hàn lâm Naval, Mỹ, tuyên bố.
Phần đỉnh piston được thiết kế thành những buồng nhỏ (micro-chamber), và liên thông với nhau nhờ các đường dẫn. Khi kim phun phun nhiên liệu vào buồng đốt chính, bộ phận SCAI cho phép một ít nhiên liệu đi vào hệ thống buồng nhỏ trong piston. Các hoá chất cháy trong buồng sẽ kích hoạt khối nhiên liệu đó, và quá trình cháy lan truyền từ buồng này sang buồng khác trước khi thoát ra ngoài đốt cháy hoà khí bên ngoài buồng đốt chính. Như vậy, quá trình cháy diễn ra ngay khi tỷ số nén của piston còn thấp, khắc phụ được hiện tượng tự kích nổ.
Phần bên trong piston bao gồm rất nhiều lỗ kích cỡ 1 phần triệu mét.
Hiện tại, Sonex GDI được ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị của quân đội Mỹ ở Iraq. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ôtô vẫn chưa mặn mà với nó. Nguyên nhân chính theo tiến sỹ Pouring là: "Các nhà sản xuất ôtô thường miễn cưỡng sử dụng những phát minh không phải của họ. Hơn nữa, các hãng xe thường quan tâm tới nồng độ khí thải của động cơ hơn là mức tiêu hao nhiên liệu".
Thế nhưng, một điều luật về tiêu chuẩn mức tiêu hao nhiên liệu của xe vừa được quốc hội Mỹ ký vào tháng 8/2005. Theo đó, đến năm 2014, các xe phải có mức tiêu hao nhiên liệu giới hạn do cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đưa ra. Hiện tại, Sonex đang trình NHTSA các bằng chứng khoa học để chứng minh công nghệ Sonex GDI có thể giúp tiết kiệm 20-30% mức tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm được lượng khí thải. Nếu kết quả được chứng minh, rất có thể nó sẽ mở đường cho một dự luật liên bang về tiêu chuẩn tiêu hao nhiên liệu trong tương lai.
(Nguồn: VnExpress)
Piston Sonex GDI.
Đây là phát minh của hãng nghiên cứu Sonex, Mỹ. Động cơ diesel có tỷ số nén cao nên không cần thiết bị đánh lửa (bugi). Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tượng tự kích nổ vẫn xảy ra ở cả động cơ xăng và diesel tại thời điểm có tỷ số nén thấp. Để khắc phục hiện tượng tự kích nổ, hãng nghiên cứu Sonex cho ra đời loại piston có thể giúp đốt cháy các nhiên liệu nhẹ như cồn, xăng hay nhiên liệu nặng như diesel mà không cần bugi. Công nghệ Sonex có hiệu quả tốt nhất khi động cơ trang bị hệ thống phun xăng trực tiếp.
Công ty nghiên cứu Sonex, có trụ sở tại bang Maryland, Mỹ, tin tưởng vào mức tiết kiệm nhiên liệu đạt được khi hệ thống kiểm soát tự kích nổ SCAI (Sonex Controlled Auto Ignition) được phát triển cùng với hệ thống phun xăng trực tiếp GDI (Gasoline Direct Injected). Khi kết hợp cả hai công nghệ đó, động cơ sẽ không có bugi và bướm ga. "Sonex GDI cải thiện được 25% mức tiêu hao nhiên liệu", tiến sỹ Andrew Pouring, chủ tịch phòng nghiên cứu công nghệ, thuộc Viện Hàn lâm Naval, Mỹ, tuyên bố.
Phần đỉnh piston được thiết kế thành những buồng nhỏ (micro-chamber), và liên thông với nhau nhờ các đường dẫn. Khi kim phun phun nhiên liệu vào buồng đốt chính, bộ phận SCAI cho phép một ít nhiên liệu đi vào hệ thống buồng nhỏ trong piston. Các hoá chất cháy trong buồng sẽ kích hoạt khối nhiên liệu đó, và quá trình cháy lan truyền từ buồng này sang buồng khác trước khi thoát ra ngoài đốt cháy hoà khí bên ngoài buồng đốt chính. Như vậy, quá trình cháy diễn ra ngay khi tỷ số nén của piston còn thấp, khắc phụ được hiện tượng tự kích nổ.
Phần bên trong piston bao gồm rất nhiều lỗ kích cỡ 1 phần triệu mét.
Hiện tại, Sonex GDI được ứng dụng rộng rãi trên các thiết bị của quân đội Mỹ ở Iraq. Tuy nhiên, ngành công nghiệp ôtô vẫn chưa mặn mà với nó. Nguyên nhân chính theo tiến sỹ Pouring là: "Các nhà sản xuất ôtô thường miễn cưỡng sử dụng những phát minh không phải của họ. Hơn nữa, các hãng xe thường quan tâm tới nồng độ khí thải của động cơ hơn là mức tiêu hao nhiên liệu".
Thế nhưng, một điều luật về tiêu chuẩn mức tiêu hao nhiên liệu của xe vừa được quốc hội Mỹ ký vào tháng 8/2005. Theo đó, đến năm 2014, các xe phải có mức tiêu hao nhiên liệu giới hạn do cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA) đưa ra. Hiện tại, Sonex đang trình NHTSA các bằng chứng khoa học để chứng minh công nghệ Sonex GDI có thể giúp tiết kiệm 20-30% mức tiêu hao nhiên liệu, đồng thời giảm được lượng khí thải. Nếu kết quả được chứng minh, rất có thể nó sẽ mở đường cho một dự luật liên bang về tiêu chuẩn tiêu hao nhiên liệu trong tương lai.
(Nguồn: VnExpress)
Chỉnh sửa cuối: