Động cơ tàu thủy có xài bộ ly hộp không vậy mấy bác?

datnscc

Xe hơi
Biển số
OF-11774
Ngày cấp bằng
26/11/07
Số km
191
Động cơ
529,269 Mã lực
Bác cứ hỏi mấy ông thuyền trưởng tầu biển sẽ có câu trả lời.. giống em :D .

Xin nói thêm là tầu biển loại lớn, kg những chỉ có bánh lái và chân vịt phía đuôi mà 2 bên gần phía mũi tầu họ còn lắp 2 chân vịt nằm trong ống chìm trong thân tầu. Khi được khởi động có sẽ thổi nước ra bên sườn. Nếu muốn rẽ bên trái thì chân vịt bên mạn phải sẽ thổi nước để đẩy mũi tàu sang trái và ngược lại. Cái này gọi là "trợ lực" lái đấy.


Tiện đây đố các bác luôn (trừ ông Cakhoai nhé): Tại sao 2 tầu đi ngược nhau (tất nhiên theo luồng lạch) trên sông hoặc biển. Lúc thì nó tránh bên trái, lúc nó lại tránh bên phải ?
Một hồi còi dài xin đi bên trái, hai hồi còi đai xin đi bên phải, 3 hồi còi dài 2 tầu thẳng tiến ===>>> đâm thăng vào nhau?????? chìm dần, chìm dân...(y)
 

datnscc

Xe hơi
Biển số
OF-11774
Ngày cấp bằng
26/11/07
Số km
191
Động cơ
529,269 Mã lực
Tôi đoán chắc chắn rằng bác KIACD6 và bác PTS là dân Hàng Hải bỏ nghề
Bác PTS học máy 83, còn bác KIACD6 học khóa bao nhiêu?
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,748
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Một hồi còi dài xin đi bên trái, hai hồi còi đai xin đi bên phải, 3 hồi còi dài 2 tầu thẳng tiến ===>>> đâm thăng vào nhau?????? chìm dần, chìm dân...(y)
Còi chỉ để xin đường thôi. Em muốn hỏi về... luật cơ :^)
 

bugi12

Xe đạp
Biển số
OF-8027
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
28
Động cơ
538,080 Mã lực
@Polar Bear: Bác ui, nếu cái động cơ điện mà có công suất lớn, bác giữ nó lại nó cũng có thể bị cháy ạ.

Em thấy cách giải thích của bác nghe hợp lý nhưng chưa thấy thực sự thuyết phục.
mấy cái này e học lâu lắm rồi thử giải thích như sau:
- Hệ thống truyền động nhằm mục đích tạo đặc tính sức kéo lý tưởng cho phương tiện. Đường đặc tính lý tưởng hình hypebol, có nghĩa lực cản càng lớn thì lực kéo lớn, tốc độ chậm và ngược lại.
- Động cơ hơi nước có đặc tính sức kéo lý tưởng vì vậy ko cần bộ truyền động, các bác có thể thấy piston nối trực tiếp với bánh xe. Cái này động cơ hơi nước hơn động cơ đốt trong.
- Đặc tính sức kéo của động cơ đốt trong ko phải lý tưởng nên cần có bộ truyền động.
Có 3 kiểu truyền động:
1. Truyền động cơ khí, có côn và hộp số như ôtô xe máy, dành cho các phương tiện có công suất nhỏ
2. Truyền động thuỷ lực (thuỷ lực động), cấu tạo có bơm thuỷ lực và tuốc bin thuỷ lực, dùng cho đầu máy, riêng ôtô có thằng Karosa dùng loại này nên các bác thấy nó ko có cần số mà có nút bấm đóng mở van dầu.
3. Truyền động điện, có máy phát điện và động cơ điện sử dụng cho các phương tiện cỡ lớn như tàu hoả, các loại ôtô vận tải hạng nặng dùng trong khai mỏ cũng dùng kiểu này.
 

anhbq

Xe tải
Biển số
OF-85
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
271
Động cơ
584,610 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Thế bác Gấu có biết trên 1 tầu, nhiều đ/c diesel hòa với nhau để cùng kéo 1 trục chân vịt theo nguyên tắc nào để đ/c nọ không là tải của đ/c kia khi không có sự trượt của bộ li hợp?

Đề tài thực tế đấy ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

chi_pheo1983

Xe điện
Biển số
OF-3248
Ngày cấp bằng
29/1/07
Số km
2,971
Động cơ
585,920 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Linh đàm
Website
www.muaxetragop.vn
Trích dẫn:
libor viết
Theo em nghe lỏm được thì chả có cái động cơ nào mà không dùng bộ li hợp cả, với tàu thuỷ ít ra nó cũng có số lùi và số tiến đới.. vì vậy không thể không có bộ li hợp nhá!

SAI !!
Tầu hoả và tầu thuỷ loại lớn chạy động cơ diezel (cỡ vài ngàn tấn trở lên) đều kg có bộ ly hợp ^) .

+ Tầu thuỷ loại lớn: chân vịt của nó có thể thay đổi góc nghiêng (giống như cánh quạt máy bay) => tốc độ tăng giảm tuỳ thuộc lượng nước hút vào nhả ra ứng với góc của chân vịt (và nếu nó xoay ngược cánh thì từ tiến sẽ thành lùi ).

+ Tầu hoả động cơ diezel: dùng diezel kéo máy phát điện => máy phát điện kéo motor điện => motor điện kéo trục bánh xe. Như vậy việc tăng giảm tốc độ tuỳ thuộc vào điện phát ra mạnh hay yếu.... Vì dùng motor điện kéo trục bánh xe nên một số loại tầu hoả chạy điện còn lắp motor đến từng toa => kéo mạnh hơn.

Lý do kg dùng ly hợp cho 2 loại trên là vì với trọng lượng cả ngàn tấn như vậy, không có bộ đĩa ma sát nào chịu nổi nếu quá nhỏ, còn làm đĩa khổng lồ thì kg có chỗ.


@ ê hê chắc bác Lý chỉ lên mấy cái tầu nhỏ nhỏ xinh xinhh thôi . chứ cái loại tầu chuyên chở côngtơ nơ thì nó thế
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,748
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Thế bác Gấu có biết trên 1 tầu, nhiều đ/c diesel hòa với nhau để cùng kéo 1 trục chân vịt theo nguyên tắc nào để đ/c nọ không là tải của đ/c kia khi không có sự trượt của bộ li hợp?

Đề tài thực tế đấy ạ.
Em có phải là dân hàng hải đâu mà bác đố khó thế. Em mới chỉ thấy trên tầu phóng lôi bé tí của hải quân lắp 2 máy 4 chân vịt , mỗi máy kéo 2 chân vịt riêng rẽ. Còn mấy cái tàu lớn toàn lắp 1 máy cái to đùng để kéo chân vịt , kèm thêm 1 - 2 cái diezel nhỏ để cấp điện cho tầu và làm bộ khởi động cho động cơ chính.

Còn tàu hỏa ngày xưa, mỗi khi qua đèo Hải Vân phải 1 chú kéo 1 chú đẩy. Khi nào chú kéo cảm thấy hụt hơi thì hú còi 2 lần , chú đẩy nghe thấy sẽ tăng ga để đẩy, khi kg cần thì đầu trước hú 1 hồi còi, chú sau lại thả garangty cho thằng đầu kéo luôn :D :D
 

Ta^.pLa'i

Xe buýt
Biển số
OF-2165
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
636
Động cơ
562,720 Mã lực
Còn tàu hỏa ngày xưa, mỗi khi qua đèo Hải Vân phải 1 chú kéo 1 chú đẩy. Khi nào chú kéo cảm thấy hụt hơi thì hú còi 2 lần , chú đẩy nghe thấy sẽ tăng ga để đẩy, khi kg cần thì đầu trước hú 1 hồi còi, chú sau lại thả garangty cho thằng đầu kéo luôn :D :D
Em théc méc tý. Động cơ hơi nước thì nó GA như thế nào nhỉ?
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,542
Động cơ
566,291 Mã lực
He, em nghĩ nó cũng chỉ có cách điều khiển tiết lưu cho cái van hơi thôi chứ làm gì có cách nào? Áp suất nồi hơi thì phụ thuộc lửa, mà gia tốc của nhiệt đốt than thì chẳng nhanh tẹo nào, nên nó cứ đốt sẵn cho áp suất hơi cao cao rồi làm gì thì làm .........
 

KIACD6

Xe đạp
Biển số
OF-10315
Ngày cấp bằng
28/9/07
Số km
48
Động cơ
533,780 Mã lực
Kính các bác, em học Hàng Hải khóa 25 (lớp 8421) ạ, ra trường năm 1990 các bác ợ. Bây giờ kiến thức cũ quên gần hệt Thầy giáo trẻ ngày mình mới vào trường nay đã là Hiệu phó rụi
 

Land

Xe tăng
Biển số
OF-498
Ngày cấp bằng
27/6/06
Số km
1,353
Động cơ
592,696 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy ở tàu hỏa nhu cầu về điện rất cao, nhất là cho phần sinh hoạt cả một đống toa phía sau nên dùng ĐC disel phát điện là hợp lý. Rồi bớt được hệ truyền động cồng kềnh phía dưới gầm máy.
 

ThanhNam86

Đi bộ
Biển số
OF-28116
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
3
Động cơ
484,130 Mã lực
Hix, em xin có tí ý kiến về tàu thuỷ:
Em chỉ xin nói về động cơ Diesel trên tàu thuỷ:
Về động cơ chính trên tàu thủy hiện nay, nói chung với những tàu hàng thông thường thì sử dụng động cơ Diesel. Công suất từ động cơ sẽ được truyền tới chân vịt thông qua 1 hệ trục. Chân vịt được lắp với hệ trục đó.
Hệ động lực (máy chính + hệ trục +chân vịt) tàu thủy có sử dụng hộp số, ly hợp hay không thì tủy loại và mục đích của chủ tàu và nhà thiết kế.
Hộp số được sử dụng khi bố trí buồng máy dưới tàu có yêu cầu cao về giảm diện tích buồng máy, khi đó động cơ cao tốc và hộp số được sử dụng. Khi hộp số được sử dụng, thường đối với tàu thuỷ, nếu sử dùng ly hợp nữa thì ly hợp được kết hợp ngay trong hộp số.
Còn cái mà các bạn nói, tàu thủy có thể lùi được nhờ cánh chân vịt thì điều đó cũng không hẳn. Nó phụ thuộc vào loại chân vịt được sử dụng. Thông thường và phổ biến hiện nay là có 2 loại chân vịt: chân vịt có bươc cố định (cánh chân vịt không xoay được), chân vịt biến bước (cánh chân vịt quay được). Như vậy, chỉ có tàu sử dụng chân vịt biến bước mới có thể làm được những điều như: máy chính, trục, và chân vịt vẫn quay mà tàu vẫn đứng yên!:)
Còn về vụ máy phát điện. Không nên nhầm máy phát điện của tàu và hệ động lực kết hợp điện - động cơ Diesel.
Trên tàu bao giờ cũng có tối thiểu 2 máy phát điện (máy đèn), mỗi máy này được lai bởi 1 động cơ diesel độc lập (không liên quan đến máy chính). Nhiệm vụ máy phát điện này là tạo ra điện trên tàu phục vụ sinh hoạt, làm hàng....
Làm sao để hòa động bộ? Việc hòa đồng bộ được thực hiện khi nhu cầu sử dụng điện trên tàu là lớn, khi đó tất cả các máy phát được đưa và sử dụng và việc hòa đồng bộ máy phát phải được thực hiện. Việc hòa như thế nào thì các bạn có thể hình dung nó giống như hòa đồng bộ các máy phát trên bờ ấy! Mình cũng đã được hòa thử trong phòng mô hình của trường, tất cả thao tác trên pannel điều khiển hết.
Còn khi tàu sử dụng chân vịt biến bước và hộp số, khi đó hộp số cũng sẽ có 1 trục ra để lai máy phát điện nữa, máy phát chỗ này gọi là máy phát đồng trục.
còn hệ động lực mà sử dụng máy diesel để lai máy phát điện, máy phát lại lai chong chong thì lại thuộc hẳn về 1 mảng khác.
....Có rất nhiều điều để nói về vấn đề này, hy vọng bấy nhiêu đó giúp các bạn không chuyên về tàu thuỷ hiểu hơn phần nào về tàu thuỷ!
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về anh tàu thuỷ, bạn có thể tham gia diễn đàn này:
http://www.vinamaso.net/forum
Chúc mọi người vui vẻ!
 

theph

Xe điện
Biển số
OF-27389
Ngày cấp bằng
13/1/09
Số km
2,108
Động cơ
505,951 Mã lực
Nơi ở
Vô gia cư
Bác cho em hỏi câu này nhé. Với các phương tiện giao thông Thủy thì thường thông thố về vận tốc là ước lượng đúng không các bác? Em nghĩ là như vậy vì ngoại trừ các phương tiện hiện đại sử dụng công nghệ cao để định vị và tính toán vận tốc ra (GPR chẳng hạn) còn các phương tiện hơi thô sơ một chút thì không thể dựa vào vòng quay của chân vịt hay vòng quay máy để tính toán vận tốc như xe chạy trên đường dùng vòng quay bánh xe đo quãng đường và vận tốc.
Bác nào biết rõ chỉ em với. Mỗi lần em đi tàu toàn me me hỏi các chú lái mà chả bao giờ ai thèm trả lời em.
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,084
Động cơ
512,228 Mã lực
Tầu thủy cũng có hộp số và ly hợp chứ, không nói chuyện động cơ điện ở đây mà chỉ nói về động cơ nổ đã, tầu thủy thường có hai chế độ vận hành chính khi động cơ hoạt động là trạng thái không tải (stand by) và hành trình (cruise), không có ly hợp thì làm sao chuyển giữa chế độ này sang chế độ kia được. Hơn nữa để tầu đạt được tốc độ hành trình (cruise speed) như mong muốn thì không thể thiếu được hộp số, nếu không dùng hộp số mà chỉ dùng cách tăng giảm ga sẽ làm máy nhanh hỏng và tốn nhiên liệu.
 

ThanhNam86

Đi bộ
Biển số
OF-28116
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
3
Động cơ
484,130 Mã lực
Tầu thủy cũng có hộp số và ly hợp chứ, không nói chuyện động cơ điện ở đây mà chỉ nói về động cơ nổ đã, tầu thủy thường có hai chế độ vận hành chính khi động cơ hoạt động là trạng thái không tải (stand by) và hành trình (cruise), không có ly hợp thì làm sao chuyển giữa chế độ này sang chế độ kia được. Hơn nữa để tầu đạt được tốc độ hành trình (cruise speed) như mong muốn thì không thể thiếu được hộp số, nếu không dùng hộp số mà chỉ dùng cách tăng giảm ga sẽ làm máy nhanh hỏng và tốn nhiên liệu.
Như mình đã nói ở trên, có thể có, có thể không! Điều đó phụ thuộc vào:
- Loại động cơ: có đảo chiều hay không
- Loại chân vịt: định bước hay không biến bước
Động cơ tàu thủy không bắt buộc phải sử dùng hộp số hay ly hợp. Mà tiếc rằng, với tàu hàng bình thường thì từ không lại nhiều hơn đó bạn!!!
Còn khi tàu hành trình trên biển, việc thay đổi tốc độ là không nhiều, không giống như các phương tiện trên bộ. Ngay cả việc tăng tốc nó cũng phải theo 1 quy trình nghiêm ngặt, không phải như lái xe trên bộ, đạp cần ga 1 cái là vọt lên được!hix. Nói nhỏ chứ, đến ngay cả đua tàu thủy cũng không làm được đâu, bạn tin không?:)
 

Hung_than

Xe buýt
Biển số
OF-25936
Ngày cấp bằng
17/12/08
Số km
549
Động cơ
494,080 Mã lực
Nơi ở
124 HBT, Hà Nội
Bác cứ hỏi mấy ông thuyền trưởng tầu biển sẽ có câu trả lời.. giống em :D .

Xin nói thêm là tầu biển loại lớn, kg những chỉ có bánh lái và chân vịt phía đuôi mà 2 bên gần phía mũi tầu họ còn lắp 2 chân vịt nằm trong ống chìm trong thân tầu. Khi được khởi động có sẽ thổi nước ra bên sườn. Nếu muốn rẽ bên trái thì chân vịt bên mạn phải sẽ thổi nước để đẩy mũi tàu sang trái và ngược lại. Cái này gọi là "trợ lực" lái đấy.


Tiện đây đố các bác luôn (trừ ông Cakhoai nhé): Tại sao 2 tầu đi ngược nhau (tất nhiên theo luồng lạch) trên sông hoặc biển. Lúc thì nó tránh bên trái, lúc nó lại tránh bên phải ?
2 tàu tránh nhau bên fải khi 1 tàu nhìn thấy tàu kia bên mạn fải của mình thì fải tránh và nhường đường cho tàu đó.:^)
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,084
Động cơ
512,228 Mã lực
Như mình đã nói ở trên, có thể có, có thể không! Điều đó phụ thuộc vào:
- Loại động cơ: có đảo chiều hay không
- Loại chân vịt: định bước hay không biến bước
Động cơ tàu thủy không bắt buộc phải sử dùng hộp số hay ly hợp. Mà tiếc rằng, với tàu hàng bình thường thì từ không lại nhiều hơn đó bạn!!!
Còn khi tàu hành trình trên biển, việc thay đổi tốc độ là không nhiều, không giống như các phương tiện trên bộ. Ngay cả việc tăng tốc nó cũng phải theo 1 quy trình nghiêm ngặt, không phải như lái xe trên bộ, đạp cần ga 1 cái là vọt lên được!hix. Nói nhỏ chứ, đến ngay cả đua tàu thủy cũng không làm được đâu, bạn tin không?:)
Đối với tầu thủy loại nhỏ và trung bình thì việc dùng ly hợp và hộp số là chuyện bình thường, bác nào muốn mua tôi có thể giới thiệu nếu có % hợp lý :P, còn với loại tầu to thì trên tầu có các máy chạy máy phát điện riêng nên không nhất thiết phải chạy máy chính (nối với chân vịt). Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là chân vịt được nối liền với trục máy full time, khi cần người ta vẫn có thể ngắt truyền động tới chân vịt chẳng hạn khi chạy thử máy tại bến hay trong xưởng không nhất thiết phải cho chân vịt quay, điều này hoàn toàn logic, vì vậy bộ phận ngắt này tuy không gọi là ly hợp và cấu tạo có thể hơi khác nhưng nó vẫn đảm nhiệm chức năng của ly hợp.

Việc sử dụng chân vịt có cánh xoay giải quyết được khâu lùi và điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi góc xoay của cánh quạt, cái này có thể giúp loại bỏ được hộp số (về mặt lý thuyết) nhưng vẫn cần một loại "ly hợp" nào đó để ngắt truyền động tới chân vịt khi cần thiết.
 

ThanhNam86

Đi bộ
Biển số
OF-28116
Ngày cấp bằng
1/2/09
Số km
3
Động cơ
484,130 Mã lực
Đối với tầu thủy loại nhỏ và trung bình thì việc dùng ly hợp và hộp số là chuyện bình thường, bác nào muốn mua tôi có thể giới thiệu nếu có % hợp lý :P, còn với loại tầu to thì trên tầu có các máy chạy máy phát điện riêng nên không nhất thiết phải chạy máy chính (nối với chân vịt). Tuy nhiên nói thế không có nghĩa là chân vịt được nối liền với trục máy full time, khi cần người ta vẫn có thể ngắt truyền động tới chân vịt chẳng hạn khi chạy thử máy tại bến hay trong xưởng không nhất thiết phải cho chân vịt quay, điều này hoàn toàn logic, vì vậy bộ phận ngắt này tuy không gọi là ly hợp và cấu tạo có thể hơi khác nhưng nó vẫn đảm nhiệm chức năng của ly hợp.

Việc sử dụng chân vịt có cánh xoay giải quyết được khâu lùi và điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi góc xoay của cánh quạt, cái này có thể giúp loại bỏ được hộp số (về mặt lý thuyết) nhưng vẫn cần một loại "ly hợp" nào đó để ngắt truyền động tới chân vịt khi cần thiết.
Ặc, theo ý bác, trên tàu lúc nào cũng có hộp số - ly hợp? Thế thì bác thử xuống mấy con tàu hàng khủng mà VN đang đóng xem có hộp số hay ly hợp không? Tàu chở Container 1700 TEU đang đóng ở nhà máy đóng tàu Bạch Đằng - HP, sử dụng chân vịt biến bước, hay con 53K đóng ở Hạ Long-QN, Nam Triệu - HP, sử dụng chân vịt định bước. Cả 2 con này đều không có hộp số!
Còn việc sử dùng máy chính để lai máy phát điện chỉ là tận dụng làm tăng hiệu suất hệ động lực khi máy chính hoạt động thôi ạ. Còn không bao giờ sử dụng máy chính để làm nhiệm vụ phát điện chính cho tàu cả. Trên tàu bao giờ cũng có máy phát điện (máy đèn), các máy đèn này được lai bằng động cơ Diesel riêng. Bạn có thể chỉ cho mình biết con tàu nào mà không có máy đèn, và sử dụng máy chính lai máy phát điện làm nguồn phát chính trên tàu không? nếu có thì đệ xin...:77:. hi`
 

Fiat_ELX

Xe điện
Biển số
OF-468
Ngày cấp bằng
23/6/06
Số km
4,685
Động cơ
625,881 Mã lực
Tuổi
56
Em cứ thắc mắc mãi là sao lại phải dùng máy diezen kéo máy phát điện, rồi máy phát điện chạy mô tơ điện. Làm như thế thì có lợi ích gì hả các bác? Em thấy như thế tổn hao lớn hơn thôi.
Sao không cho động cơ diezen kéo luôn tàu cho rồi ạ?
Đấy là 1 trong các cách người ta bỏ được trục truyền lực từ động cơ ra chân vit.
Thông thường bác thấy chân vịt nối với bánh đà bằng 1 trục truyền khá lớn (gọi là trục chân vịt), bác tưởng tượng nếu tàu dài cỡ 100m, động cơ đặt giữa thì trục sẽ dài vài chục mét :'(
Với lực truyền lớn, trục dài sẽ có hiện tượng bị xoắn trục, để chống xoắn thì trục phải to, trục to thì lại nặng...
Người ta giải quyết bằng cách cho động cơ lại máy phát điện (cao áp cho hiệu suất cao), sau đó tải điện này ra động cơ điện đặt ngay gần chân vịt.
 

thanh770206

Xe đạp
Biển số
OF-30201
Ngày cấp bằng
28/2/09
Số km
26
Động cơ
481,660 Mã lực
Em thì có ý kiến thế này:

Diesel -> Diện -> chân vịt vì mấy nguyên nhân sau:

1. Không thể dùng ly hợp cho một động cơ to như động cơ tàu thủy được, hao tổn sẽ tương đối lớn, chế tạo và bảo dưỡng cực kỳ tốn kém và khó khăn.

2. Do nguyên nhân số 1 và yêu cầu cần điều khiển được tốc độ của tàu trong suốt hải trình nên buộc phải qua trung gian là đọng cơ điện.

3. Vì chắc chắn phải qua trung gian truyền năng lượng nên phương pháp biến đổi cơ _> điện -> cơ sẽ được chọn vì hiệu suất tổn hao là thấp nhất.

Vài ý góp vui. :6::6:
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top