[Funland] Đóng BHXH hay gửi Tiết kiệm

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
3,334
Động cơ
959,180 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Thưa các cụ trên diễn đàn. Gần đây cứ động đến chủ đề về BHXH thì có rất nhiều luống ý kiến khác nhau, trong đó nổi lên 2 ý là nên đóng BHXH vì đảm bảo lương hưu và 1 luống ý kiến là ko nên đóng, nên rút BHXH 1 lần vì rất nhiều vấn đề, từ không công bằng KVNN và KV tư nhân, rồi nào là không tin tưởng vì chắc gì về hưu đã có lương hưu vì quỹ vỡ, rồi cán bộ BHXH tiêu hết tiền blah blah. Đáng chú ý là có 1 luồng ý kiến cho rằng mang số tiền đóng BHXH gửi tiết kiệm thì tốt hơn, và cụ Kurumasuki có đặt ra câu hỏi

Bây giờ đi vào định lượng và con số cụ thể nhé.
Lúc nào rảnh em sẽ chi tiết hơn, nhưng về cơ bản thì cụ giải thích giùm:
- Tại sao một người lao động trung bình đóng góp khoảng 1tỷ đồng vào quỹ BHXH, khi nghỉ hưu thì mức lương hưu hàng tháng không bằng chỗ lãi ngân hàng của 1 tỷ đó, và khi qua đời thì mất luôn 1 tỷ tiền gốc?
Em đã yêu cầu cụ đó đặt ra một trường hợp cụ thể và cụ đưa ra dưới đây:
Năm 1998, bạn em bắt đầu đóng BH mức lương 2tr tương đương 666 bát phở hoặc đĩa cơm bình dân, bây giờ tương đương 20tr.
Năm 2021 nó đóng đủ 23 năm với mức lương cuối là 20tr, tăng dần đều và tuyến tính.
Như vậy thông thường mức lương trung bình toàn thời gian sẽ là 20tr.
Nhưng theo quy định của BHXH thì vào năm 1998 mức lương 2tr chỉ quy đổi được tương đương 7tr vào năm 2021 thôi. Với cách tính tương tự cho các năm khác, mức lương trung bình trong 23 năm chỉ là 12tr. Và lương hưu là (45%+2%x3) của lương trung bình, tức là 6tr mỗi tháng.
Mức đóng cho các loại quỹ của BHXH theo quy định trong 20 năm qua tuy có thay đổi nhưng xấp xỉ 1/3 mức lương, tương đương với 7tr mỗi tháng thực chất, hoặc 4tr mỗi tháng theo cách tính quy đổi của BHXH.
Chấp nhận tính mức thấp theo quy định của BHXH, thì số đã thu là: 4tr x 12 tháng x 23 năm = 1,104 tỷ.
Với lãi suất kỳ hạn 12 tháng trong 10 năm gần đây trung bình 8% năm thì mỗi tháng lãi tiết kiệm của số tiền này sẽ là 7,3tr (cao hơn 1,3 tr so với lương hưu sẽ được nhận).
Như vậy, bỏ qua lãi ngân hàng của số tiền đã góp trong 23 năm qua (coi như đó là tiền chi cho hoạt động của quỹ, he he he), chỉ tính lãi từ lúc nghỉ hưu trở đi thì nó sẽ nhận được ít hơn số tiền lãi đương nhiên có được, và sẽ mất hẳn số tiền gốc 1,1 tỷ đã đóng khi qua đời.
Em cụ thể ví dụ của cụ Kurumasuki như dưới đây, cũng như hỏi là cụ ấy có đúng là muốn ", bỏ qua lãi ngân hàng của số tiền đã góp trong 23 năm qua" hay không:

Như em đã trao đổi, em cần làm rõ về cách tính lương của bạn cụ. Một số điểm em cần lưu ý với cụ

1. Số năm đóng BHXH:

Từ 1998-2021 là 24 năm đóng BHXH, không phải là 23 năm cụ nhé. Nếu cụ tính cả phần đóng năm 2021 ở mức lương 20 triệu này vào thì số năm đóng là 24 năm. Cụ có đồng ý không?

2. Giả định về phân bố mức lương của bạn cụ:

Từ 1998-2021, trong 24 năm bạn cụ có 23 lần tăng lương, tăng từ 2 triệu lên 20 triệu, tăng dần đều và tuyến tính (dữ liệu của cụ). Như vậy có thể coi mức tăng lương 1 năm của bạn cụ là x, thì theo hàm tuyến tính x*23+2,000,000 = 20,000,000. Do vậy x = 782.000. Có 2 phương án mức lương của bạn cụ:

Phương án 1: Để giản đơn em làm phép tính mỗi năm bạn cụ tăng 780k. Như vậy từ 1998 đến 2020, bạn cụ có lương tăng từ 2 triệu lên 19,160,000, riêng năm cuối cùng tăng 840k, đạt 20,000,000 vào cuối năm.

Phương án 2. 6 năm đầu bạn cụ tăng mỗi năm 600k. Đến năm 2004 đạt 5,6 triệu. 9 năm sau mỗi năm tăng 800k, đến năm 2013 đạt 12.8 triệu, và 8 năm cuối mỗi năm tăng 900k để cuối năm 2021 đạt 20 triệu.

Tuỳ cụ chọn phương án nào. Và em giả sử như cụ nói là cụ đóng 2 tỷ trong trường hợp của cụ, em sẽ tính luôn phương án này bằng cách nhân đôi thu nhập ở các năm tương ứng, thế có được ko?

3. Lương hưu:

Vì đóng như cụ nói là 24 năm, nên tỷ lệ thay thế thu nhập là: 45%+2%*4 = 53%
Lương hưu sẽ bằng = Thu nhập đóng BHXH trung bình 24 năm (có quy đổi theo quy định của BHXH như cụ nói). Như vậy thu nhập đóng như cụ nói là 12 triệu, thì lương hưu phải là: 12 triệu * 53% = 6,360,000 đúng không cụ?

4. Lãi suất ngân hàng

Cụ bảo "bỏ qua lãi ngân hàng của số tiền đã góp trong 23 năm qua (coi như đó là tiền chi cho hoạt động của quỹ, he he he"
Cụ cũng nhiều lần khẳng định như vậy trong các comment trước đây của cụ.

Em để cụ 1 cơ hội cuối trước khi bắt đầu tính: Cụ có muốn rút lại cái ý kiến đố không?

5. Em sẽ mở 1 topic mới để thảo luận với cụ. Topic này đang loãng ko đi vào câu chuyện đang trao đổi về so sánh đóng BHXH và tiết kiệm.
Và cụ ấy đồng ý với cụ thể hoá, và rút lại ý kiến là bỏ qua lãi ngân hàng, như dưới đây. Và lấy mức bù trượt giá do BHXH quy định

1. Bắt đầu đóng vào giữa năm 1998 và bây giờ là giữa năm 2021 nên tròn 23 năm.
2. Các con số được làm tròn, kể cả việc tăng lương tuyến tính cũng ko tự nhiên lắm, nhưng nó ko ảnh hưởng nhiều đến kết quả. Quan trọng là mức lương trung bình toàn thời gian.
3. Vì đóng 23 năm nên mức lương hưu sẽ là 51% làm tròn 6tr.
4. E rút lại câu này. Tuy nhiên nhấn mạnh việc bù trượt giá thua xa lạm phát và giá trị của đồng tiền.
5. Không cần thiết phải mở thớt mới vì em chỉ tán gẫu trong thớt cùng chủ đề này là đủ.
Bằng với mức bù trượt giá do BHXH quy định đó cụ.
Theo đánh giá của em thì mức bù này chỉ bằng 1/3 mức trượt giá thực tế.
Toàn bộ nội dung trao đổi nó xuất phát từ comments này của em trong thớt về lương hưu:


Trở lại chủ đề của Topic, bài toán em đặt ra như sau

Bài toán: Mô phỏng về 2 ông bạn (ông A và ông B) của cụ Kusumasuki có cùng giai đoạn làm việc giống nhau. Trong đó:

- Ông A đóng BHXH từ giữa 1998 đến giữa 2021, sau đó về hưu từ 2022 và hưởng lương hưu từ hệ thống BHXH
- Ông B thay vì đóng BHXH sẽ gửi vào ngân hàng và tiền cuối năm 2021 được tính bằng mức bù trượt giá của BHXH như cụ ấy tính. Đến 2022 nghỉ hưu và sống bằng tiền lãi từ tiết kiệm này.

Ta sẽ tính xem ông nào sống ổn hơn. Ông nào có thu nhập thấp hơn ông kia 1 năm thì phải lấy tiền bù vào để đảm bảo 2 ông bằng nhau. Với ông B 1 năm ông có tổng thu nhập từ tiết kiệm thấp hơn tổng số lương hưu của ông A, thì ông B phải lấy tiền tiết kiệm bù vào. Và ta sẽ xem 2 ông nào hết tiền trước.



Để tiếp tục làm bài toán này, cần có thêm 1 số thông tin như sau:

1. Mức bù trượt giá do Bộ LĐTBXH quy định như sau (thu nhập đóng BHXH ở các năm quá khứ sẽ tương ứng nhân với hệ số), theo thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH

199819992000200120022003200420052006200720082009
3.613.463.523.533.43.293.062.822.622.421.971.84
201020112012201320142015201620172018201920202021
1.691.421.31.221.181.171.141.11.061.0311
2. Hệ số điều chỉnh lương hưu hàng năm: Từ 2010 đến 2019 (là năm cuối cùng có ĐC lương hưu, trong 10 năm, mức điều chỉnh lương hưu như sau:




Năm
2010​
2011​
2012​
2013​
2014​
2015​
2016​
2017​
2018​
2019​
Mức ĐC lương hưu
12.30%​
13.70%​
26.50%​
9.60%​
0%​
8%​
8%​
7.44%​
6.92%​
7.19%​
Như vậy sau 10 năm mức điều chỉnh TB 1 năm là 9.97%, sẽ được sử dụng để tính lương hưu cho giai đoạn từ năm 2022 trở đi





3. Phần lãi ngân hàng thì theo cụ Kurusumaki là 8% một tháng gửi dài hạn, em cho là cao và nên điều chỉnh về mức hiện nay là 6%.

Đây là các giả định đâu vào cho bài toán. Nếu cụ Kurusumaki đồng ý thì sẽ tiếp tục tính

Update 1: Ngày 14/7 cụ Ku từ chối vào đây tranh luận.
Update 2: Giai đoạn đi làm - đóng BHXH và gửi TK, sau 23 năm kết quả như thế nào.
Update 3:
Giai đoạn nghỉ hưu, ai hơn ai
 
Chỉnh sửa cuối:

Drop shot

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-528372
Ngày cấp bằng
24/8/17
Số km
1,539
Động cơ
185,938 Mã lực
Hóng chuyện bảo hiểm
 

1234abcd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-147762
Ngày cấp bằng
2/7/12
Số km
4,635
Động cơ
356,973 Mã lực
Theo em thì đóng bảo hiểm nhân thọ hợp lý và tốt hơn hai loại hình trên. Vừa đề phòng rủi ro, vừa tạo kỷ luật chi tiêu tiết kiệm.
 

cerat

Xe container
Biển số
OF-305308
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
6,352
Động cơ
355,049 Mã lực
Nơi ở
năm châu bốn bể
Website
www.cerat.com.vn
cụ nào muốn về già sinh hoạt hưu trí thì đóng bnxh.còn phần lớn là bị bắt buộc đóng, vì dn ko đóng nó ko cho tính lương là chi phí hợp lệ
còn ko thì tìm hình thức khác phù hợp với mình
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
14,759
Động cơ
399,753 Mã lực
E thì gửi tiết kiệm là thơm.
Nếu giờ có 500 củ. E gửi ngân hàng theo hình thức lãi kép thì sau 20 năm. Các cụ giúp e với cả gốc + lãi e có được bảo nhiêu
 

Lee Saker

Xe điện
Biển số
OF-28525
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
3,599
Động cơ
517,620 Mã lực
Chốt luôn đi chứ em dốt toán đọc đau đầu quá, để làm viên Paracetamol rồi quay lại đọc :))
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,680
Động cơ
290,928 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
E hóng.đang treo k đóng 5 năm rồi.k biết tới có nên đóng tiếp k
 

TungThoc

Xe container
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
5,025
Động cơ
1,124,080 Mã lực
Thưa các cụ trên diễn đàn. Gần đây cứ động đến chủ đề về BHXH thì có rất nhiều luống ý kiến khác nhau, trong đó nổi lên 2 ý là nên đóng BHXH vì đảm bảo lương hưu và 1 luống ý kiến là ko nên đóng, nên rút BHXH 1 lần vì rất nhiều vấn đề, từ không công bằng KVNN và KV tư nhân, rồi nào là không tin tưởng vì chắc gì về hưu đã có lương hưu vì quỹ vỡ, rồi cán bộ BHXH tiêu hết tiền blah blah. Đáng chú ý là có 1 luồng ý kiến cho rằng mang số tiền đóng BHXH gửi tiết kiệm thì tốt hơn, và cụ Kurumasuki có đặt ra câu hỏi



Em đã yêu cầu cụ đó đặt ra một trường hợp cụ thể và cụ đưa ra dưới đây:


Em cụ thể ví dụ của cụ Kurumasuki như dưới đây, cũng như hỏi là cụ ấy có đúng là muốn ", bỏ qua lãi ngân hàng của số tiền đã góp trong 23 năm qua" hay không:



Và cụ ấy đồng ý với cụ thể hoá, và rút lại ý kiến là bỏ qua lãi ngân hàng, như dưới đây. Và lấy mức bù trượt giá do BHXH quy định





Bài toán: Mô phỏng về 2 ông bạn (ông A và ông B) của cụ Kusumasuki có cùng giai đoạn làm việc giống nhau. Trong đó:

- Ông A đóng BHXH từ giữa 1998 đến giữa 2021, sau đó về hưu từ 2022 và hưởng lương hưu từ hệ thống BHXH
- Ông B thay vì đóng BHXH sẽ gửi vào ngân hàng và tiền cuối năm 2021 được tính bằng mức bù trượt giá của BHXH như cụ ấy tính. Đến 2022 nghỉ hưu và sống bằng tiền lãi từ tiết kiệm này.

Ta sẽ tính xem ông nào sống ổn hơn. Ông nào có thu nhập thấp hơn ông kia 1 năm thì phải lấy tiền bù vào để đảm bảo 2 ông bằng nhau. Với ông B 1 năm ông có tổng thu nhập từ tiết kiệm thấp hơn tổng số lương hưu của ông A, thì ông B phải lấy tiền tiết kiệm bù vào. Và ta sẽ xem 2 ông nào hết tiền trước.



Để tiếp tục làm bài toán này, cần có thêm 1 số thông tin như sau:

1. Mức bù trượt giá do Bộ LĐTBXH quy định như sau (thu nhập đóng BHXH ở các năm quá khứ sẽ tương ứng nhân với hệ số), theo thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH

199819992000200120022003200420052006200720082009
3.613.463.523.533.43.293.062.822.622.421.971.84
201020112012201320142015201620172018201920202021
1.691.421.31.221.181.171.141.11.061.0311

2. Hệ số điều chỉnh lương hưu hàng năm: Từ 2010 đến 2019 (là năm cuối cùng có ĐC lương hưu, trong 10 năm, mức điều chỉnh lương hưu như sau:

Năm
2010​
2011​
2012​
2013​
2014​
2015​
2016​
2017​
2018​
2019​
Mức ĐC lương hưu
12.30%​
13.70%​
26.50%​
9.60%​
0%​
8%​
8%​
7.44%​
6.92%​
7.19%​
Như vậy sau 10 năm mức điều chỉnh TB 1 năm là 9.97%, sẽ được sử dụng để tính lương hưu cho giai đoạn từ năm 2022 trở đi


3. Phần lãi ngân hàng thì theo cụ Kurusumaki là 8% một tháng gửi dài hạn, em cho là cao và nên điều chỉnh về mức hiện nay là 6%.

Đây là các giả định đâu vào cho bài toán. Nếu cụ Kurusumaki đồng ý thì sẽ tiếp tục tính
Cụ biết cũng khá nhiều thông tin về BHXH đấy.
Em cũng biết
Em thấy giả định cụa cụ về ông B được tính bù trượt giá là sai rồi. Đi gửi tiết kiệm bao nhiêu thì tính tiền đings bằng bấy nhiêu.
Ông A thì chỉ tính phần tiền đóng vào quỹ Hưu trí Tử Tuất, loại trừ ra phần đóng vào quỹ Ôm đau thai sản tai nan lao động bệnh nghề nghiệp thất nghiệp bhyt
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Có 1 trđ dư hàng tháng, nên mua xổ số hay mua bảo hiểm XH, BHNT, gửi tiết kiệm và cuối cùng là cổ phiếu, trái phiếu, đất, vàng,… :D
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
3,334
Động cơ
959,180 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Cụ biết cũng khá nhiều thông tin về BHXH đấy.
Em cũng biết
Em thấy giả định cụa cụ về ông B được tính bù trượt giá là sai rồi. Đi gửi tiết kiệm bao nhiêu thì tính tiền đings bằng bấy nhiêu.
Ông A thì chỉ tính phần tiền đóng vào quỹ Hưu trí Tử Tuất, loại trừ ra phần đóng vào quỹ Ôm đau thai sản tai nan lao động bệnh nghề nghiệp thất nghiệp bhyt
Cám ơn cụ đã cho ý kiến:
1. Bù trượt giá theo cụ Kurumasuki để tính như tiết kiệm.
2. Vâng ạ chỉ tính 22% đóng vào Quỹ hưu trí thôi
 

Bino

Xe điện
Biển số
OF-68687
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
3,334
Động cơ
959,180 Mã lực
Nơi ở
Nhà
E thì gửi tiết kiệm là thơm.
Nếu giờ có 500 củ. E gửi ngân hàng theo hình thức lãi kép thì sau 20 năm. Các cụ giúp e với cả gốc + lãi e có được bảo nhiêu
Nếu cụ gửi với ls 6%/năm. quên nó đi thì sau 20 năm cụ có 1.6 tỷ
 

Pvsc

Xe trâu
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
31,352
Động cơ
546,410 Mã lực
Em bỏ 1 phiếu cho BHXH, bất luận thế nào thì BHXH nó vẫn chăm lo được cho đa số, không thể vì thiểu số mà bỏ đi lợi ích của đa số được.
Em đặt cược vào sự phát triển của VN nên luôn ủng hộ bhxh. Hy vọng các cụ chọn phương án bhnt hoặc tự BH không trở thành gánh nặng asxh sau này
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
14,759
Động cơ
399,753 Mã lực
Nếu cụ gửi với ls 6%/năm. quên nó đi thì sau 20 năm cụ có 1.6 tỷ
Còn với mức đóng bảo hiểm cho khoản thu nhập bình quân là 6 triệu. Mỗi tháng mình phải đóng đâu đó hơn 1 triệu phải ko cụ. E rút BHXH cũng gần đc chục năm rồi. Thành ra ko nhớ. Cụ thông cảm.
Em hỏi tiếp.
Vậy. Nếu với mức đóng như thế sau 20 năm. Mức tối thiểu để hưởng theo quy định hiện nay nhé. Thì lương hưu khi đó đc bao nhiêu???
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top