Đôi điều chia sẻ về bugi
Hiện nay nhiều bạn thắc mắc vể giá cả cũng như nghi ngờ về tính năng sử dụng của bugi Iridium của Denso, mình xin đưa ra một vài nhận xét (có tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia) mong cung cấp cho các bạn một số thông tin trước khi quyết định lựa chọn bu gi nào cho chiếc xe iu quí của mình
Vai trò của bugi
Ở động cơ đốt trong có sử dụng hệ thống đánh lửa, bugi làm nhiệm vụ phát tia lửa điện, kích thích sự bốc cháy hỗn hợp khí - nhiên liệu. Ngoài ra bugi phải tản nhiệt thật nhanh để giảm bớt áp lực trong buồng đốt, điều kiện làm việc khắc nghiệt "lúc nóng lúc lạnh" như vậy, bugi trở thành chi tiết nhanh hỏng nhất trong hệ thống đánh lửa. Khi hư hỏng, sự phát tia lửa của bugi thay đổi cả về thời điểm và cường độ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bốc cháy hỗn hợp khí - nhiên liệu dẫn đến công suất động cơ bị suy giảm động cơ vận hành không ổn định được thậm chí không vận hành được.
Phân loại bugi
Hiện nay, dựa trên kim loại chế tạo, người ta chia bugi thành 3 loại là: bugi Niken, bugi Platin và bugi Iridium.
Bugi Niken là loại bugi tiêu chuẩn, được lắp cho đại đa số các động cơ khi xuất xưởng. Mặc dù tuổi thọ của nhà sản xuất đưa ra chỉ là từ 8’000 km tới 10’000 km, bugi Niken có cực dương làm bằng kim loại Niken, có tình bền kém và khả năng phát tia lửa kém (tia lửa không tập trung, nhất là khi cực dương bị mòn do quá trình hoạt động) dẫn đến hiện tượng nhiên liệu bị đốt cháy không hết, lãng phí nhiên liệu.
Bugi Platinum (Bạch kim) rất được ưa chuộng sử dụng cho các loại động cơ cao cấp trên thế giới. Bugi Platinum có cực dương làm bằng kim loại platin có tính trơ, rất ít bị ăn mòn thậm chí ở nhiệt độ cao. Tuổi thọ của bugi Platin cao gấp hai lần tuổi thọ của bugi Niken và được đánh giá cao khi sử dụng cho các loại động cơ đốt trong.
Bugi Iridium được sử dụng rộng rãi trong nghành công nghiệp dân dụng sau khi nhận được đánh giá rất cao khi được sử dụng trong công nghiệp quân sự. Iridi được Smithson Tennant phát hiện năm 1803 ở Luân Đôn, Anh, Iridi được dùng với chức năng chống ăn mòn cao ở nhiệt độ cao, trong công nghiệp ôtô, iridi được dùng làm bugi đánh lửa (high-end after-market sparkplugs) với vai trò điện cực trung tâm, thay thế việc sử dụng các kim loại thông thường.
Bugi Iridium làm từ kim loại quý hiếm Iridium với độ cứng tăng gấp 6 lần so với Platinum và nhiệt độ nóng chảy cũng cao hơn nhiều so với Platinum giúp gia tăng giới hạn sử dụng cho bugi ở mọi điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất. Bugi Iridium có khả năng đánh lửa rất tốt do đầu đánh lửa nhỏ (0.4mm so với 2mm của Bu-gi thường) giúp tia lủa tập trung, nhiên liệu được đốt cháy triệt để, công suất động cơ tăng, tăng tốc nhanh và mạnh mẽ qua đó nhiên liệu được sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Ngoài ra, do được làm bằng nguyên liệu Iridum có tính bền cao nên bugi Iridium có tuổi thọ rất cao (khoảng 200'000 km theo như tính toán của nhà sản xuất)
Hiện nay nhiều bạn thắc mắc vể giá cả cũng như nghi ngờ về tính năng sử dụng của bugi Iridium của Denso, mình xin đưa ra một vài nhận xét (có tham khảo một số ý kiến của các chuyên gia) mong cung cấp cho các bạn một số thông tin trước khi quyết định lựa chọn bu gi nào cho chiếc xe iu quí của mình
Vai trò của bugi
Ở động cơ đốt trong có sử dụng hệ thống đánh lửa, bugi làm nhiệm vụ phát tia lửa điện, kích thích sự bốc cháy hỗn hợp khí - nhiên liệu. Ngoài ra bugi phải tản nhiệt thật nhanh để giảm bớt áp lực trong buồng đốt, điều kiện làm việc khắc nghiệt "lúc nóng lúc lạnh" như vậy, bugi trở thành chi tiết nhanh hỏng nhất trong hệ thống đánh lửa. Khi hư hỏng, sự phát tia lửa của bugi thay đổi cả về thời điểm và cường độ, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bốc cháy hỗn hợp khí - nhiên liệu dẫn đến công suất động cơ bị suy giảm động cơ vận hành không ổn định được thậm chí không vận hành được.
Phân loại bugi
Hiện nay, dựa trên kim loại chế tạo, người ta chia bugi thành 3 loại là: bugi Niken, bugi Platin và bugi Iridium.
Bugi Niken là loại bugi tiêu chuẩn, được lắp cho đại đa số các động cơ khi xuất xưởng. Mặc dù tuổi thọ của nhà sản xuất đưa ra chỉ là từ 8’000 km tới 10’000 km, bugi Niken có cực dương làm bằng kim loại Niken, có tình bền kém và khả năng phát tia lửa kém (tia lửa không tập trung, nhất là khi cực dương bị mòn do quá trình hoạt động) dẫn đến hiện tượng nhiên liệu bị đốt cháy không hết, lãng phí nhiên liệu.
Bugi Platinum (Bạch kim) rất được ưa chuộng sử dụng cho các loại động cơ cao cấp trên thế giới. Bugi Platinum có cực dương làm bằng kim loại platin có tính trơ, rất ít bị ăn mòn thậm chí ở nhiệt độ cao. Tuổi thọ của bugi Platin cao gấp hai lần tuổi thọ của bugi Niken và được đánh giá cao khi sử dụng cho các loại động cơ đốt trong.
Bugi Iridium được sử dụng rộng rãi trong nghành công nghiệp dân dụng sau khi nhận được đánh giá rất cao khi được sử dụng trong công nghiệp quân sự. Iridi được Smithson Tennant phát hiện năm 1803 ở Luân Đôn, Anh, Iridi được dùng với chức năng chống ăn mòn cao ở nhiệt độ cao, trong công nghiệp ôtô, iridi được dùng làm bugi đánh lửa (high-end after-market sparkplugs) với vai trò điện cực trung tâm, thay thế việc sử dụng các kim loại thông thường.
Bugi Iridium làm từ kim loại quý hiếm Iridium với độ cứng tăng gấp 6 lần so với Platinum và nhiệt độ nóng chảy cũng cao hơn nhiều so với Platinum giúp gia tăng giới hạn sử dụng cho bugi ở mọi điều kiện làm việc khắc nghiệt nhất. Bugi Iridium có khả năng đánh lửa rất tốt do đầu đánh lửa nhỏ (0.4mm so với 2mm của Bu-gi thường) giúp tia lủa tập trung, nhiên liệu được đốt cháy triệt để, công suất động cơ tăng, tăng tốc nhanh và mạnh mẽ qua đó nhiên liệu được sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn. Ngoài ra, do được làm bằng nguyên liệu Iridum có tính bền cao nên bugi Iridium có tuổi thọ rất cao (khoảng 200'000 km theo như tính toán của nhà sản xuất)