[Funland] Đối đầu Hạm đội TSB Mỹ vs Hạm đội Tuần Dương Liên Xô trong cuộc chiến Ấn Độ - Pakistan năm 1971

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Năm 1971, cuộc đối đầu giữa hai cường quốc hạt nhân Mỹ và Liên Xô khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến dư luận quốc tế phải quan tâm.

Cuộc chiến xảy ra giữa Ấn Độ và Pakistan vào tháng 12/1971, bắt nguồn từ cuộc bầu cử Quốc hội Pakistan vào năm 1970 sau khi đảng Awami do giáo chủ Mujibur Rahman, đại diện cho cộng đồng người Hồi giáo tại vùng lãnh thổ đông Pakistan (quốc gia Bangladesh hiện nay) giành thắng lợi. Thế nhưng, Thủ tướng Pakistan khi đó, Zulfikar Ali Bhutto từ chối trao chiếc ghế thủ tướng lại cho Giáo chủ Rahman, đồng thời ra lệnh cho quân đội thẳng tay đàn áp những người Hồi giáo có thiện cảm với đảng Awami.

Ngày 25/3/1971, quân đội Pakistan chiếm giữ thành phố Dhaka (thủ đô Bangladesh hiện nay) ở vùng lãnh thổ đông Pakistan, bắt giữ Giáo chủ Rahman và ra lệnh giải tán đảng Awami. Thế nhưng hành động này của chính quyền Pakistan đã gây bất bình trong nội bộ quân đội để đến ngày 27/3/1971, Đại tá Ziaur Rahman quyết định ly khai khỏi quân đội Pakistan và tuyên bố sẽ thành lập quốc gia Bangladesh.

Hành động này của Đại tá Rahman không những nhận được sự hậu thuẫn của Ấn Độ mà cả của Liên Xô. Riêng Mỹ lại phản ứng gay gắt về việc thành lập một quốc gia mới ở đông Pakistan chịu ảnh hưởng của Ấn Độ và Liên Xô. Vì vậy, chính quyền Mỹ do Tổng thống Richard Nixon đứng đầu quyết định tăng cường viện trợ quân sự cho Pakistan để giải thể chính quyền mới ở vùng lãnh thổ đông Pakistan bằng vũ lực.

Hậu quả là bạo lực tăng cao ở đông Pakistan, hàng triệu người đông Pakistan phải chạy tị nạn vào lãnh thổ Ấn Độ ở các bang tây Bengal, Bihar, Assam, Meghalaya và Tipura nhằm tránh các vụ thảm sát gây ra bởi quân đội Pakistan.

Ở phía tây Pakistan, chính quyền của Thủ tướng Bhutto, được sự hậu thuẫn cả về mặt ngoại giao và quân sự của Mỹ, lăm le tấn công Ấn Độ.

Trước tình hình căng thẳng của một cuộc chiến tranh giữa Ấn Độ và Pakistan không thể nào tránh khỏi, Thủ tướng Ấn Độ, bà Indira Ghandi, có chuyến công du đến Liên Xô vào ngày 9/8/1971 để ký kết 21 hiệp định hợp tác cả về kinh tế và quân sự với Liên Xô.

Hành động này của Thủ tướng Ghandi khiến Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng Liên Xô muốn thông qua Ấn Độ để bành trướng thế lực ở Nam Á. Vì thế, Mỹ quyết định “bật đèn xanh” để Pakistan tấn công Ấn Độ.

Từ tháng 10/1971, Mỹ tăng cường các chuyến bay vận chuyển khí tài quân sự cho Pakistan. Từ các căn cứ quân sự ở Nhật và Philippines, các máy bay vận tải quân sự C-130 và C-141 của Không quân Mỹ đêm ngày đáp xuống các sân bay Islamabad và Karachi của Pakistan, mang theo hàng “núi” vũ khí. Hàng trăm cố vấn quân sự Mỹ cũng được đưa đến Pakistan dưới nhiều vỏ bọc khác nhau.

Và khi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành, vào ngày 3/12/1971, Pakistan tiến hành tấn công Ấn Độ bắt đầu bằng các cuộc ném bom ồ ạt các căn cứ quân sự Ấn Độ dọc theo biên giới phía tây bắc. Ở phía đông, quân đội Pakistan trung thành với Thủ tướng Bhutto cũng đồng loạt tấn công vào lãnh thổ Ấn Độ. Ấn Độ đánh trả một cách quyết liệt cả trên bộ, trên không và trên biển.

Trên bộ, quân đội Ấn Độ với vũ khí, khí tài hiện đại do Liên Xô trang bị không những chống trả hữu hiệu các cuộc tấn công của Pakistan mà còn thọc sâu vào bên trong lãnh thổ Pakistan ở phía tây và chiếm giữ một vùng lãnh thổ rộng đến 4.000 km2.


Lực lượng đặc nhiệm 74 của Hải quân Mỹ trên đường di chuyển đến Ấn Độ Dương.
Trên biển, Hải quân Ấn Độ làm chủ tình thế sau khi liên tiếp mở hai chiến dịch Trident và Pythus vừa tấn công đánh phá các tàu chiến Pakistan đồng thời phong tỏa việc tiếp tế bằng đường biển cho quân đội Pakistan ở vùng lãnh thổ phía đông.

Trên không, các chiến đấu cơ MiG-21 (do Liên Xô sản xuất) và Mirage III (do Pháp sản xuất) của Không quân Ấn Độ đã thực hiện trên 4.000 phi vụ săn đuổi máy bay đối phương và yểm trợ các cuộc phản công trên bộ của quân đội Ấn Độ.

Được lệnh của Tổng thống Nixon, Lực lượng đặc nhiệm Hải quân số 74 bao gồm tàu sân bay Enterprise, 4 chiến hạm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân và một tàu ngầm hạt nhân bắt đầu tham chiến Ấn Độ Dương.





Đến ngày 11/12/1971, Lực lượng đặc nhiệm 74 đã có mặt ở ngoài khơi vịnh Bengal của Ấn Độ. Các chiến đấu cơ phản lực xuất phát từ tàu sân bay Enterprise thực hiện các phi vụ áp sát lãnh hải và lãnh thổ Ấn Độ để gây áp lực.

Để đáp trả hành động khiêu khích của Mỹ, từ ngày 6 đến ngày 13/12/1971, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên Xô xuất phát từ căn cứ Vladivostok đã phái một đội tàu chiến bao gồm tàu sân bay trực thăng Kiev, 5 chiến hạm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân cùng 2 tàu ngầm đến vịnh Bengal để bảo vệ Ấn Độ theo tinh thần Hiệp ước Hữu nghị và An ninh mà Xô - Ấn đã ký kết. Phía Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giáng trả đích đáng nếu Mỹ can thiệp bằng quân sự vào cuộc chiến giữa Ấn Độ và Pakistan.

Nhằm tránh một cuộc đối đầu gây căng thẳng quá mức giữa Mỹ và Liên Xô như đã từng xảy ra tại Cuba vào đầu thập niên 60, Liên Hiệp Quốc kêu gọi Mỹ và Liên Xô bình tĩnh tìm biện pháp giải quyết thích hợp.

Đến ngày 16/12/1971, do không chịu nổi các cuộc tấn công của Ấn Độ nên quân đội Pakistan ở phía đông do tướng Niazi chỉ huy tuyên bố đầu hàng, dẫn đến việc thành lập Nhà nước Bangladesh ở phần lãnh thổ phía đông Pakistan. Đây được xem là cuộc đầu hàng tập thể lớn nhất thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2 với 93.000 binh lính Pakistan bị bắt làm tù binh, trong đó có 200 tội phạm chiến tranh bị buộc tội đã gây thảm sát 300.000 dân thường Pakistan ở phía đông.

Ở phía tây, Pakistan cũng đình chỉ các hoạt động quân sự. Và thế là cuộc chiến tranh giữa Pakistan và Ấn Độ kéo dài từ ngày 3/12/1971 đến tháng 1/1972 mới chấm dứt khi Lực lượng đặc nhiệm 74 của Hải quân Mỹ được lệnh rút ra khỏi Ấn Độ Dương.

Các tàu chiến của Hải quân Liên Xô cũng được lệnh quay về lại căn cứ Vladivostok vào ngày 7/1/1972. Cuộc đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô cũng kết thúc

http://antg.cand.com.vn/Ho-so-mat/Do...m-1971-287969/
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Như vậy là nhóm TSB Mỹ cũng đâu có mạnh = nhóm Tuần dương LX trong lúc cao điểm nhất !
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,860
Động cơ
473,842 Mã lực
Như vậy là nhóm TSB Mỹ cũng đâu có mạnh = nhóm Tuần dương LX trong lúc cao điểm nhất !
Vụ này em cũng chỉ nghe loáng thoáng, cụ có thêm thông tim gì bổ xung để mọi người dòm lại phát \m/
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,380
Động cơ
588,532 Mã lực
Pakistan đau nhỉ, đất nước bị chia đôi. Sao không kêu gọi thống nhất?
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Tài liệu mật của CIA tiết lộ điều khiến tình báo Mỹ lo sợ nhất về Hải quân Liên Xô

Linh Lâm|11/09/2017 01:28 PM

2

Ảnh minh họa (Nguồn: Sputnik)
Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã giải mật 2.000 trang tài liệu về hải quân Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Số tài liệu này bao gồm 82 bản báo cáo được thu thập trong 3 thập kỷ (thập niên 60 đến thập niên 80 của thế kỷ XX), từ bản dịch của "Military Thought" - một chuyên san quân sự Liên Xô, cho tới những tài liệu tình báo quốc gia của Mỹ đề cập tới sức mạnhhải quân Liên Xôvà các báo cáo về tàu ngầm, tàu sân bay, tên lửa hành trình...

Những tài liệu trên một lần nữa cho thấy giới lãnh đạo quân sự Mỹ từng đánh giá Hải quân Liên Xô là mối đe dọa nghiêm trọng đối với vị thế bá chủ của hải quân Mỹ, khiến họ phải tài trợ hào phóng các cho các nghiên cứu tình báo về vấn đề này.

Các tài liệu đã đề cập đến tất cả các khía cạnh của Hải quân Liên Xô, từ tính năng của hệ thống tên lửa phòng không cho tới cấu trúc chiến thuật của các nhóm tác chiến tàu ngầm.

Nhân dịp này, chuyên gia quân sự Andrei Kotz của hãng thông tấn RIA Novosti (Nga) đã điểm qua một số kết luận "thú vị nhất" mà CIA đưa ra.

Tàu sân bay Liên Xô: Dấu hiệu của lực lượng hải quân viễn dương

Đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Liên Xô bắt đầu triển khai những con tàu đầu tiên có khả năng vận hành máy bay chiến đấu cánh cố định. Chúng là các tàu đề án 1143 lớp Kiev. Phiên bản nâng cấp 1143.5 sau này được gọi là lớp Kuznetsov.

Kiev - chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp tàu cùng tên - được hạ thủy vào tháng 12/1972, biên chế tháng 12/1975.

Với lượng giãn nước 45.000 tấn, những chiếc tàu tuần dương chở máy bay này được trang bị các tiêm kích cất/hạ cánh thẳng đứng Yak-38 và các khí tài chống ngầm, tên lửa phòng không, tên lửa hành trình, vũ khí phòng thủ tầm gần, radar trinh sát đường không 3D mới nhất vào thời điểm đó.


Tàu sân bay lớp Tbilisi của Liên Xô (Nguồn: Sputnik)

Giới phân tích Mỹ kết luận rằng, các tàu đề án 1143 không chỉ là mối đe dọa đối với lợi thế tàu sân bay của Mỹ mà còn đe dọa trực tiếp vị thế bá chủ của NATO ở Đại Tây Dương.

Bản báo cáo tháng 11/1973 với tiêu đề "Chương trình đóng tàu hải quân Liên Xô: Những tác động đối với lực lượng tàu mặt nước" cho biết, Liên Xô có khoảng 12 tàu chiến mặt nước cỡ lớn đang được chế tạo, trong đó có 2 tàu sân bay, 4 khinh hạm, ít nhất 7 tàu khu trục và một số tàu hộ tống.

CIA lưu ý rằng, cùng với quá trình hiện đại hóa, các chương trình đóng tàu mặt nước của Liên Xô dự kiến sẽ có những bước cải tiến đáng kể về chất lượng trong vài năm tới.

Các tàu sân bay với tiêm kích cất/hạ cánh thẳng đứng sẽ mang lại cho Liên Xô khả năng triển khai lực lượng không quân hoàn toàn mới từ biển, cho phép họ tự tin hoạt động tại những khu vực cách xa bờ biển nước Nga.

Tàu ngầm Liên Xô: Mối đe dọa đối với nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ

Đầu những năm 1970, Liên Xô đã nâng cấp thành công hạm đội tàu ngầm.

Trong bản tài liệu dài 40 trang với tiêu đề: "Lực lượng tàu ngầm tấn công Liên Xô: Hoạt động và phát triển", CIA đã đề cập tới năng lực, chiến thuật, cũng như các hoạt động của lực lượng tàu ngầm Liên Xô, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tới kết cục có thể xảy ra nếu tàu ngầm Liên Xô đối đầu các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.

"Liên Xô coi tàu ngầm là hệ thống vũ khí chủ lực của họ", báo cáo viết, "Hải quân Liên Xô hiện có 335 tàu ngầm, trở thành lực lượng tàu ngầm lớn nhất trên thế giới.

Khoảng 55 tàu trong số này có nhiệm vụ tấn công chiến lược. Số còn lại - 280 tàu ngầm tấn công - là lực lượng chủ lực trong các hoạt động phòng thủ chiến lược chống lại các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Polaris, tàu sân bay và ngăn chặn các tuyến thông thương trên biển của đối phương.

Ngoài ra, lực lượng tàu ngầm còn là một phần đóng góp quan trọng trong các hoạt động giám sát đại dương".


Tranh vẽ một căn cứ tàu ngầm Liên Xô (Nguồn: Sputnik)

Các nhà phân tích CIA lo ngại rằng số lượng đông đảo, vũ khí và tốc độ ưu việt của các tàu ngầm tấn công Liên Xô sẽ mang lại cho chúng cơ hội "theo dõi và tấn công lực lượng tàu sân bay Mỹ trên biển". Liên Xô có khoảng 54 tàu ngầm tiên tiến mang tên lửa hành trình (trong đó có 16 tàu ngầm hạt nhân) và con số này sẽ tăng thêm 2-3 tàu mỗi năm.

Trong khi đó, Mỹ chỉ có 14 tàu sân bay. Điều này cho phép Liên Xô tập trung triển khai các hoạt động của tàu ngầm nhằm vào tàu sân bay Mỹ.

Bên cạnh đó, theo bản báo cáo của CIA, các tàu ngầm trang bị tên lửa hành trình mới nhất của Liên Xô sẽ đặt ra cho tàu sân bay Mỹ "một thách thức phòng thủ phức tạp", bởi chúng mang theo tên lửa hành trình SS-N-3 (P-5 Pyatyorka) với tầm bắn 250 hải lý.

Các nhà phân tích Mỹ cũng đặc biệt lo ngại về khả năng chiến thuật của Liên Xô trong việc tiến hành các cuộc tấn công phối hợp bất ngờ bằng máy bay và tàu ngầm nhằm vào tàu sân bay Mỹ. Với Mỹ, nguy cơ này ở khu vực Địa Trung Hải đáng ngại hơn so với Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Theo CIA, Hải quân Liên Xô nhiều khả năng sẽ tấn công các nhóm tàu sân bay đang hoạt động gần nhất với Liên Xô trong trường hợp xảy ra chiến tranh giữa hai nước.

Tên lửa hành trình Liên Xô: Đặc biệt đáng ngại

Tài liệu của CIA cho thấy tình báo Mỹ vô cùng lo ngại về năng lực tên lửa hành trình của Liên Xô. Bản báo cáo có tiêu đề "Lực lượng tên lửa hành trình Liên Xô: Tiến trình phát triển và triển khai hoạt động" năm 1971 đã nhấn mạnh những khả năng mà loại vũ khí này có thể mang lại cho Hải quân Liên Xô.

Tên lửa AS-6 (KSR-5 Raduga) phóng từ máy bay ném bom chiến lược Tu-16 của Liên Xô khiến tình báo Mỹ đặc biệt lo ngại. AS-6 có tốc độ tối đa Mach 3 và có tầm bắn lên tới 300 hải lý.


Máy bay TU-16 Badger E. Ảnh: Wiki

Một bản báo cáo năm 1972 với tiêu đề "Năng lực ngăn chặn tàu sân bay Mỹ của Liên Xô" đã kết luận rằng "Liên Xô xem tên lửa hành trình chống tàu là một loại vũ khí cách mạng, khiến tàu sân bay trở nên lỗi thời.

Ngoài 286 tàu ngầm tấn công, Liên Xô còn có 600 máy bay ném bom, do thám (275 máy bay trong số này được trang bị tên lửa không-đối-đất) và số lượng đáng kể các tàu mặt nước, cùng các hệ thống phòng thủ bờ biển.

Không quân Hải quân Nga: Không dễ đánh bại

Bản báo cáo năm 1979, với tiêu đề "Lực lượng không quân hải quân trong kế hoạch tấn công chống tàu của Liên Xô" gây tò mò bởi gần 40 năm sau khi hoàn thành, phần lớn nội dung vẫn được giữ bí mật.

Những phần được giải mật của bản báo cáo cho biết, mặc dù chiếm ưu thế về tàu sân bay và không quân trên hạm nhưng quân đội Mỹ vẫn đánh giá mối đe dọa mà các phi công hải quân Liên Xô mang lại là rất nghiêm trọng.

Bản báo cáo đặc biệt chú trọng tới máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-22M Backfire mà Liên Xô bắt đầu triển khai trong những năm 1970.

Theo bản báo cáo, tầm hoạt động và tốc độ của mẫu máy bay này tạo ra mối đe dọa đối với lực lượng tác chiến và kiểm soát biển của hải quân của phương Tây trong các cuộc chiến tranh thông thường/hạt nhân ở Địa Trung Hải, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương hoặc bất cứ đâu.

Tuy nhiên, bản báo cáo cũng lưu ý rằng, sự thành công hay thất bại của lực lượng không quân hải quân Liên Xô sẽ phụ thuộc vào mức độ phối hợp, do thám các mục tiêu, khả năng sống sót trước các hệ thống phòng không phương Tây.

Sergei Gorshkov: Vị đô đốc thay đổi hải quân Liên Xô

Trong cuốn booklet đi kèm với những tài liệu được giải mật này, CIA đã dành hẳn một chương đặc biệt để nói về Đô đốc Hải quân Liên Xô Sergei Gorshkov và vai trò to lớn của ông trong công cuộc mang lại diện mạo mới cho Hải quân Liên Xô.


Đô đốc Hải quân Liên Xô Sergei Gorshkov. Ảnh: Sputnik

Ông Gorshkov giữ cương vị Tư lệnh Hải quân Liên Xô từ năm 1956-1985. Tổng kết các thành tựu của ông Gorshkov, CIA viết"câu chuyện về Đô đốc Gorshkov gần như là câu chuyện của Hải quân Liên Xô trong 30 năm ông giữ cương vị Tư lệnh...

Có vẻ như Đô đốc Gorshkov chưa bao giờ quên đi mục tiêu là xây dựng một lực lượng hải quân hàng đầu thế giới, hiên ngang hoạt động trên tất cả các đại dương".

Dưới thời Đô đốc Gorshkov, lần đầu tiên trong lịch sử, Liên Xô đạt được khả năng hoạt động xa bờ. Ở thời điểm đó, Liên Xô đã có 170 tàu chiến hoạt động trên khắp các đại dương trên tehes giới.

Ngoài ra, Đô đốc Gorshkov đã chủ trì thiết lập lực lượng răn đe hạt nhân từ tàu ngầm trong bộ ba hạt nhân của Liên Xô, với 62 phương tiện mang ICBM hiện đại, trong đó có các tàu ngầm khét tiếng lớp Typhoon.

Ông còn là người chuyển trọng tâm của Hải quân Liên Xô từ tàu ngầm và phòng thủ bờ biển sang thiết lập một "hạm đội cân bằng" đúng nghĩa.
 

Skyhp

Xe hơi
Biển số
OF-397483
Ngày cấp bằng
19/12/15
Số km
127
Động cơ
234,072 Mã lực
Không biết lều báo viết bài kiểu gì nhưng con kiev năm 72 mới đóng xong, còn chạy thử chán chê nữa mà năm 71 đã có mà sang chơi vơi mỹ được hay thật.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Không biết lều báo viết bài kiểu gì nhưng con kiev năm 72 mới đóng xong, còn chạy thử chán chê nữa mà năm 71 đã có mà sang chơi vơi mỹ được hay thật.
2 bài khác nhau mà, có biết đọc ko đấy ?
 

Skyhp

Xe hơi
Biển số
OF-397483
Ngày cấp bằng
19/12/15
Số km
127
Động cơ
234,072 Mã lực
2 bài khác nhau mà, có biết đọc ko đấy ?
Cậu post bài nhưng cũng có thèm đọc đâu.

"Để đáp trả hành động khiêu khích của Mỹ, từ ngày 6 đến ngày 13/12/1971, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên Xô xuất phát từ căn cứ Vladivostok đã phái một đội tàu chiến bao gồm tàu sân bay trực thăng Kiev, 5 chiến hạm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân cùng 2 tàu ngầm đến vịnh Bengal để bảo vệ Ấn Độ theo tinh thần Hiệp ước Hữu nghị và An ninh mà Xô - Ấn đã ký kết."
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cậu post bài nhưng cũng có thèm đọc đâu.

"Để đáp trả hành động khiêu khích của Mỹ, từ ngày 6 đến ngày 13/12/1971, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên Xô xuất phát từ căn cứ Vladivostok đã phái một đội tàu chiến bao gồm tàu sân bay trực thăng Kiev, 5 chiến hạm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân cùng 2 tàu ngầm đến vịnh Bengal để bảo vệ Ấn Độ theo tinh thần Hiệp ước Hữu nghị và An ninh mà Xô - Ấn đã ký kết."
Kiev ra đời vào đầu 1970, còn 1972 chỉ là Service Year, chứ ko phải năm nó đóng, cũng như F-35 đã xuất khẩu cho Anh,trước cả khi đưa vào hoạt động chính thức trong USAF

http://www.ww2.dk/new/navy/Kiev.htm

http://edition.cnn.com/2016/08/02/politics/air-force-f-35-combat-ready/index.html
http://www.f-16.net/forum/viewtopic.php?t=20298
 

Skyhp

Xe hơi
Biển số
OF-397483
Ngày cấp bằng
19/12/15
Số km
127
Động cơ
234,072 Mã lực
Kiev ra đời vào đầu 1970, còn 1972 chỉ là Service Year, chứ ko phải năm nó đóng, cũng như F-35 đã xuất khẩu trước cả khi đưa vào hoạt động chính thức trong USAF
Hết cả hồn với cậu luôn. Con kiev là con đầu tiên trong lớp năm 70 mới đặt ki, năm 72 mới đóng xong, đòi đưa vào hoạt động thì đợi đến năm 75 hẵng. ra đời vào đầu năm 70 mới kinh.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Hết cả hồn với cậu luôn. Con kiev là con đầu tiên trong lớp năm 70 mới đặt ki, năm 72 mới đóng xong, đòi đưa vào hoạt động thì đợi đến năm 75 hẵng. ra đời vào đầu năm 70 mới kinh.
Năm 1972 là năm nó đưa vào biên chế liên quan gì tới năm nó đóng, dốt còn hay chữ

http://www.ww2.dk/new/navy/Kiev.htm
 

Skyhp

Xe hơi
Biển số
OF-397483
Ngày cấp bằng
19/12/15
Số km
127
Động cơ
234,072 Mã lực
Năm 1972 là năm nó đưa vào biên chế liên quan gì tới năm nó đóng hoàn chỉnh, dốt còn hay chữ
Cậu mới là thằng dốt còn bốc phét. Tôi viết rõ ràng thế rồi còn giả vờ vịt lập lờ. Con kiev đặt ki năm 70, hạ thuỷ năm 72. Hạ thuỷ xong còn phải chạy thử chán chế đến năm 75 mới đưa vào biên chế hoạt động.
Ôi dồi ôi dốt nhưng hay nói chữ cơ. Nó kêu launched năm 72 nên tưởng đưa vào biên chế năm 72 à. Đó là hạ thuỷ, dốt lắm cơ ạ. có thấy cái dòng sau không.
Спуск ТАКР "Киев" на воду состоялся 26 декабря 1972 г.. Из-за задержки многих поставок и установки ряда новых образцов вооружения, не предусмотренных утвержденным проектом (по дополнительным предложениям ВМФ потребовавшим увеличения объема работ), строительство головного корабля затянулось. Его швартовные испытания провели в октябре 1974 г. - апреле 1975 г., заводские ходовые в апреле-августе, а государственные — в августе-декабре того же года. Госиспытания корабля проводила Правительственная комиссия под руководством первого заместителя командующего Северным флотом вице-адмирала Е.И. Волобуева. Заместителями председателя комиссии были назначены главный конструктор ТАКР пр. 1143 А. В. Маринич и зам. Генерального конструктора ММЗ "Скорость" К.Б. Бекирбаев. Ответственным сдатчиком корабля от ЧСЗ был главный строитель завода И. И. Винник. Приемный акт головного ТАКР с авиационным вооружением "Киев" подписали (с высокой оценкой) после окончания его государственных испытаний 28 декабря 1975 г.

Tận 28 tháng 12 năm 75 mới đủ điều kiện nhận vào biên chế.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cậu mới là thằng dốt còn bốc phét. Tôi viết rõ ràng thế rồi còn giả vờ vịt lập lờ. Con kiev đặt ki năm 70, hạ thuỷ năm 72. Hạ thuỷ xong còn phải chạy thử chán chế đến năm 75 mới đưa vào biên chế hoạt động.

Спуск ТАКР "Киев" на воду состоялся 26 декабря 1972 г.. Из-за задержки многих поставок и установки ряда новых образцов вооружения, не предусмотренных утвержденным проектом (по дополнительным предложениям ВМФ потребовавшим увеличения объема работ), строительство головного корабля затянулось. Его швартовные испытания провели в октябре 1974 г. - апреле 1975 г., заводские ходовые в апреле-августе, а государственные — в августе-декабре того же года. Госиспытания корабля проводила Правительственная комиссия под руководством первого заместителя командующего Северным флотом вице-адмирала Е.И. Волобуева. Заместителями председателя комиссии были назначены главный конструктор ТАКР пр. 1143 А. В. Маринич и зам. Генерального конструктора ММЗ "Скорость" К.Б. Бекирбаев. Ответственным сдатчиком корабля от ЧСЗ был главный строитель завода И. И. Винник. Приемный акт головного ТАКР с авиационным вооружением "Киев" подписали (с высокой оценкой) после окончания его государственных испытаний 28 декабря 1975 г.

Tận 28 tháng 12 năm 75 mới đủ điều kiện nhận vào biên chế.
Nguồn ko có bày đặt tỏ vẻ hiểu biết, nguồn Nga thì cũng đầy nguồn lá cải lắm cháu à
 

Skyhp

Xe hơi
Biển số
OF-397483
Ngày cấp bằng
19/12/15
Số km
127
Động cơ
234,072 Mã lực
Nguồn ko có bày đặt tỏ vẻ hiểu biết, nguồn Nga thì cũng đầy nguồn lá cải lắm cháu à
Chính cái nguồn của cậu cũng nói vậy thôi. Đọc thấy nó viết launched 1972 nghĩ là vào biên chế luôn à. Hay lập lờ lừa người không biết. Tôi post luôn đầy đủ lên cho người khác xem cho cậu đỡ chối.

laid down 21.7.70 - launched 26.12.72 - completed 28.12.75;

Năm 72 của cậu mới hạ thuỷ. Vũ khí máy bay còn thử nghiệm chán vạn sau này.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Chính cái nguồn của cậu cũng nói vậy thôi. Đọc thấy nó viết launched 1972 nghĩ là vào biên chế luôn à. Hay lập lờ lừa người không biết. Tôi post luôn đầy đủ lên cho người khác xem cho cậu đỡ chối.

laid down 21.7.70 - launched 26.12.72 - completed 28.12.75;

Năm 72 của cậu mới hạ thuỷ. Vũ khí máy bay còn thử nghiệm chán vạn sau này.
pót nguồn thì ko dám pót bày đặt quá cơ còn phán năm 1972 nó mới đóng mới vl =))

completed tức là khi đã trang bị đầy đủ vũ trang, laid down là nó đóng rồi, launched là hạ thủy (tức là lễ hạ thủy trong cảng), còn nó hoạt động được từ năm 1971 rồi tuy chưa có vũ trang nhưng cũng mang được Yak 38
 

Skyhp

Xe hơi
Biển số
OF-397483
Ngày cấp bằng
19/12/15
Số km
127
Động cơ
234,072 Mã lực
pót nguồn thì ko dám pót bày đặt quá cơ còn phán năm 1972 nó mới đóng mới vl =))

completed tức là khi đã trang bị đầy đủ vũ trang, laid down là nó đóng rồi, launched là hạ thủy (tức là lễ hạ thủy trong cảng), còn nó hoạt động được từ năm 1971 rồi tuy chưa có vũ trang nhưng cũng mang được Yak 38
Lại bố láo bốc phét rồi. Laid down là ngày đặt ki, đóng rồi cái mả bố nhà cậu. vâng năm 72 mới hạ thuỷ nhưng năm 71 đã hoạt động được rồi. Lại còn có cả yak 38 mới ghê gớm chứ. Yak 38 của cậu năm 71 mới bay thử lần đầu thôi, có mứt ấy yak 38. Chính trong nguồn của cậu viết đấy năm 76 mới thử nghiệm yak 36 là cái máy bay đểu trước khi có yak 38 mà dùng.

Cậu có biết đọc không vậy. Tôi viết năm 72 nó đóng xong là quá chuẩn rồi cậu còn định cười gì. Đóng tàu có 3 mốc ai cũng biết là đặt ki, đóng xong hạ thuỷ và chạy thử nghiệm xong mới được nhận vào hoạt động. Cậu định tiếp tục lập lờ đến khi nào.

Hạ thuỷ xong tàu phải chuyển qua bến trang trí để lắp đặt trang thiết bị. Năm 72 mới hạ thuỷ có mứt trang thiết bị nhưng năm 71 đã đòi ra khơi chinh chiến rồi.
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Lại bố láo bốc phét rồi. Laid down là ngày đặt ki, đóng rồi cái mả bố nhà cậu. vâng năm 72 mới hạ thuỷ nhưng năm 71 đã hoạt động được rồi. Lại còn có cả yak 38 mới ghê gớm chứ. Yak 38 của cậu năm 71 mới bay thử lần đầu thôi, có mứt ấy yak 38. Chính trong nguồn của cậu viết đấy năm 76 mới thử nghiệm yak 36 là cái máy bay đểu trước khi có yak 38 mà dùng.

Hạ thuỷ xong tàu phải chuyển qua bến trang trí để lắp đặt trang thiết bị. Năm 72 mới hạ thuỷ có mứt trang thiết bị nhưng năm 71 đã đòi ra khơi chinh chiến rồi.
Thầy nói rồi 1972 là hạ thủy làm lễ công khai cho thiên hạ, chứ có phải thời gian nó hoạt động thực tế đâu
thôi cháu ơi nguồn ko có còn nói người # bố láo mới vl =)) thế F35 chưa mang vũ khí còn xuất khẩu cho Anh, Do Thái là gì ?

The Yak-38 was the first production model, it first flew on 15 January 1971, and entered service with the Soviet Naval Aviation on 11 August 1976. A total of 143 Yak-38s were produced.
https://en.wikipedia.org/wiki/Yakovlev_Yak-38

Yak 38 mô hình bay lần đầu năm 1971 ngày 15-1-1971, ko rõ có bao nhiêu đã được sx lúc đó, tới 1976 mới bắt đầu đưa vào biên chế KQHQ LX, vì năm 1976 có thêm con Minsk nữa, tức là năm 1971 đã có khả năng hoạt động cơ bản, còn năm đó nó có sang biển Ấn độ hay ko thì ko rõ, vì năm 1971 ở Ấn độ LX dùng tàu ngầm hù TSB chứ ko phải TSB trực thăng

Để đáp trả hành động khiêu khích của Mỹ, từ ngày 6 đến ngày 13/12/1971, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên Xô xuất phát từ căn cứ Vladivostok đã phái một đội tàu chiến bao gồm tàu sân bay trực thăng Kiev, 5 chiến hạm mang tên lửa đầu đạn hạt nhân cùng 2 tàu ngầm đến vịnh Bengal để bảo vệ Ấn Độ theo tinh thần Hiệp ước Hữu nghị và An ninh mà Xô - Ấn đã ký kết. Phía Liên Xô tuyên bố sẵn sàng giáng trả đích đáng nếu Mỹ can thiệp bằng quân sự vào cuộc chiến giữa Ấn Độ và Pakistan.
Kiev tới Ấn độ ngày 13/12/1971 nhé cháu
 
Chỉnh sửa cuối:

Skyhp

Xe hơi
Biển số
OF-397483
Ngày cấp bằng
19/12/15
Số km
127
Động cơ
234,072 Mã lực
Cậu lại lập lờ lái sang f35 à. Nó đã thử nghiệm tên lửa và bom jdam từ mấy năm trước rồi mà kêu chưa thử nghiệm vũ khí.

Thôi tôi không lằng nhằng để cậu lập lờ lái đi nữa. tôi post bài cuối cho người khác vào đọc tự xét và thấy lều báo viết bài thiếu kiến thức cũng như cái sự lập lờ của cậu.

Về nguồn của cậu, đây là những gì post trong đó, mọi người có thể tự vào link xem

"Kiev - Black Sea SY, Nikolayev - serial no. 101 - laid down 21.7.70 - launched 26.12.72 - completed 28.12.75; 16.7.76 left Sevastopol - 20.7.76 began testing the Yak-36M (four Yak-36M and one Yak-36MU onboard) under sea conditions in the Mediterranean (off Crete) - 10.8.76 arrived in Severomorsk, Murmansk Oblast - attached to the 170th Anti-Submarine Warfare Brigade"

Còn chi tiết hơn về lược sử con tàu thì tôi đã post bài tiếng nga bên trên. Hoặc cậu dốt thật hoặc cậu cố tình lập lờ lái đi hướng khác.
 

vanvuong

Xe điện
Biển số
OF-144813
Ngày cấp bằng
6/6/12
Số km
2,304
Động cơ
371,733 Mã lực
Lại Nga !
Gớm các cụ sùng bái Nga mời bơi ra Hòang sa mà ủng hộ.
TQ mua khí tài Nga, Nga ủng hộ TQ trong vấn đề biển đông (not Mỹ).
Giờ này còn sùng bái Nga thì thật là các cụ hài vô đối :(( .
 

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Cậu lại lập lờ lái sang f35 à. Nó đã thử nghiệm tên lửa và bom jdam từ mấy năm trước rồi mà kêu chưa thử nghiệm vũ khí.

Thôi tôi không lằng nhằng để cậu lập lờ lái đi nữa. tôi post bài cuối cho người khác vào đọc tự xét và thấy lều báo viết bài thiếu kiến thức cũng như cái sự lập lờ của cậu.

Về nguồn của cậu, đây là những gì post trong đó, mọi người có thể tự vào link xem

"Kiev - Black Sea SY, Nikolayev - serial no. 101 - laid down 21.7.70 - launched 26.12.72 - completed 28.12.75; 16.7.76 left Sevastopol - 20.7.76 began testing the Yak-36M (four Yak-36M and one Yak-36MU onboard) under sea conditions in the Mediterranean (off Crete) - 10.8.76 arrived in Severomorsk, Murmansk Oblast - attached to the 170th Anti-Submarine Warfare Brigade"

Còn chi tiết hơn về lược sử con tàu thì tôi đã post bài tiếng nga bên trên. Hoặc cậu dốt thật hoặc cậu cố tình lập lờ lái đi hướng khác.

F35 Thử bom JDAM trước lúc giao cho Anh chưa ? dốt còn ra vẻ

20 July 2012
UK receives first F-35 stealth fighter jet from US
http://www.bbc.com/news/uk-18919388

GBU-32 Weapon Delivery Accuracy Test Completes F-35 Lightning II Flight Test Milestone
Edwards AFB, Calif. // December 11, 2013
https://www.f35.com/news/detail/gbu-32-weapon-delivery-accuracy-test-completes-f-35-lightning-ii-flight-tes


Pót tiếng Nga mà ko dám pót nguồn, Nga nó cũng ko phủ nhận năm 1971 đã hoạt động lần đầu, chính các nguồn cũng nói Kiev tới biển Ấn năm 1971, nghĩa là 1970 đóng,
1971 hoạt động cơ bản,
1972 mới công khai đưa vào biên chế. Tương tự F-35 hiện nay
1975 hoàn chỉnh (gồm các hệ thống điện, động cơ, điện tử, vũ trang, máy bay trên đó, sẵn sàng làm tiền đề để đóng tiếp các tàu trong lớp đó)

Nguồn Nga: https://ru.wikipedia.org/wiki/Авианесущие_крейсера_проекта_1143

  • «Киев»(головной корабль проекта 1143) — заложен в 1970 году.
  • «Минск»(проект 1143.2) — заложен в 1972 году.
  • «Новороссийск»(проект 1143.3) — заложен в 1975 году.
  • «Баку»(проект 1143.4) — заложен в 1978 году.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top