Thứ Ba, 05/07/2011, 07:31 (GMT+7)
Xử lý tai nạn giao thông - Kỳ 2:
Đồng tiền xóa sạch hồ sơ
TT - Khi đụng xe, nếu nhà xe biết chung chi, một số cảnh sát giao thông sẽ không lập hồ sơ, xóa luôn hiện trường.
Cảnh sát giao thông chỉ hỏi chủ xe gây tai nạn vài câu và không lập hồ sơ - Ảnh: H.Khương
>> Kỳ 1: Cố ý làm sai quy trình
Theo điều tra, tại một số đơn vị cảnh sát giao thông (CSGT), việc xử lý tai nạn giao thông (TNGT) nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hay phức tạp tùy vào mức độ dày mỏng của... tiền.
Khi xảy ra TNGT, nếu tài xế hoặc chủ xe biết “làm luật” kịp thời thì vụ việc sẽ được giải quyết rất gọn, thậm chí CSGT có thể không lập hồ sơ và xóa luôn hiện trường.
Vụ tai nạn giao thông giữa xe ben và xe tải tại quốc lộ 1A (đoạn gần ngã tư Gò Dưa) ngày 23-6, CSGT có mặt tại hiện trường nhưng không lập hồ sơ - Ảnh: H.K.
Xóa sổ hồ sơ, hiện trường
Khoảng 12g ngày 23-6, xe ben do tài xế Đỗ Minh Cường chạy từ hướng cầu vượt Sóng Thần về cầu vượt Bình Phước. Đến gần ngã tư Gò Dưa (khu phố 3, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM), xe này tông thẳng vào xe tải do Nguyễn Văn Hồng cầm lái. Có mặt tại hiện trường, chúng tôi thấy đầu xe ben bị bể nát, xe tải hư hỏng phần đuôi. Dưới mặt đường không hề có một vết thắng nào để lại. Tài xế Cường bị gãy chân phải và chấn thương vùng bụng.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, người dân gọi điện báo cho tổ xử lý Đội CSGT Công an Q.Thủ Đức. Đến 14g10 (sau hai giờ kể từ lúc gọi điện báo), hai CSGT là đại úy Nguyễn Trọng Nghĩa và thượng úy Phạm Văn Hải đi xe chuyên dùng đến. Đại úy Nghĩa vừa đi ra hiện trường vừa gọi điện, chừng 10 phút sau một chiếc xe cẩu sơn chữ “Thắng” xuất hiện.
Trong khi đó, thượng úy Hải hỏi tài xế Hồng vài câu nhưng không ghi chép vào sổ. Quan sát, chúng tôi thấy các thủ tục ban đầu như: đo vẽ dấu vết, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện, ghi lời khai... đều không được thực hiện.
14g30, chủ xe ben Lý Văn Tài có mặt. Tài, Hồng gặp thượng úy Hải xin... không giam xe để hai bên “tự xử”. Ông Hải nói: “Gọi điện về bệnh viện hỏi tài xế có bị nặng không, nếu nhẹ thì xử lý ngay, không ai muốn mang xe về đâu, ôm thêm vụ này chỉ tổ mệt”. Sau khi nghe Tài báo tài xế bị gãy đùi, ông Hải cho xe tải đi và yêu cầu chủ xe ben xuất trình giấy tờ xe, giấy phép lái xe (GPLX). Sau một lúc tìm kiếm, Tài nói: “Tìm không thấy giấy tờ”. Hai CSGT đòi tạm giữ xe ben để xử lý và lên xe ngồi. Tài chạy đến thò đầu vào xe năn nỉ.
Chừng 5 phút sau, chiếc xe cảnh sát rồ máy chạy đi, kết thúc quy trình xử lý TNGT không có hồ sơ. Theo tìm hiểu, nếu vụ tai nạn này được lập hồ sơ xử lý thì sẽ phạt chủ xe, tài xế xe ben các lỗi: không làm chủ tốc độ gây tai nạn, không xuất trình GPLX, giấy tờ xe, chở quá tải (tải trọng thiết kế 2,5 tấn nhưng chở 7,5 tấn)...
Chiều 1-7, trao đổi với chúng tôi về vụ việc, đại úy Đỗ Thanh Thắng, đội phó Đội CSGT Thủ Đức, cho biết qua kiểm tra sổ sách, trong ngày 23-6 xảy ra hai vụ TNGT nhưng không có hồ sơ vụ ở ngã tư Gò Dưa. Đến khi ông Thắng gọi đại úy Nguyễn Trọng Nghĩa lên báo cáo thì sự việc mới được thừa nhận (không lập hồ sơ).
CSGT Huỳnh Minh Đức (Đội CSGT Bình Thạnh - bìa trái) hẹn tài xế, chủ xe đến một quán ăn để nhận tiền giải phóng xe gây tai nạn, bỏ qua lỗi giam bằng lái - Ảnh: H.K.
“Luật hai chai”
23g15 ngày 23-6, xe đầu kéo do Võ Văn Thắng điều khiển chạy trên đường Phan Đăng Lưu (TP.HCM) hướng từ Bạch Đằng vào đến giao lộ Đinh Tiên Hoàng thì vượt sai quy định, va chạm với xe du lịch. Cú va chạm khá mạnh khiến đầu xe hơi giập nát. Cả hai xe bị đưa về tạm giữ tại kho 710, Cục Kỹ thuật hải quân (Tân Cảng).
Chiều 24-6, hai cán bộ xử lý của Đội CSGT Bình Thạnh là Huỳnh Minh Đức và Liễu Hồng Lộc đến bãi xe khám dấu vết. Trong lúc lập hồ sơ, ông Lộc nói: “Cho ông đi học lại luật, tui làm việc cương quyết lắm”. Đến phần thương lượng, chủ xe du lịch đòi bồi thường 15 triệu đồng, sau rút xuống còn 12 triệu đồng nhưng ông Tuấn (chủ xe đầu kéo) chưa đồng ý. Lúc này ông Lộc giải thích lỗi vi phạm thuộc về xe đầu kéo, nếu ông Tuấn chịu bồi thường thì về làm thủ tục trả xe luôn, để lâu càng phức tạp. Nghe tới đây, ông Tuấn đồng ý.
Tại Đội CSGT Bình Thạnh, ông Lộc giục hai bên giao tiền rồi làm giấy trả xe cho phía bị nạn. Giải quyết xong xe bị nạn, ông Lộc tuyên bố tiếp tục giữ xe đầu kéo và đòi lập biên bản tài xế Thắng lỗi vượt phải (nội thành phạt 1,2 triệu đồng, giam bằng lái 30 ngày). Thắng nói phạt nặng quá, ông Lộc tỏ ra chiếu cố “đúng ra phải phạt 2 triệu đồng, giam bằng 3 tháng” và hẹn ngày mai lên giải quyết tiếp.
Sáng 25-6, ông Tuấn và người bạn tên Hoàng (làm ăn chung) đến Đội CSGT Bình Thạnh giải quyết vụ TNGT nhưng cán bộ trực ban nói ông Lộc không đi làm. Ông Hoàng gọi điện thoại cho ông Đức xin gặp mặt để giải quyết lấy xe trong ngày. Sau một lúc suy nghĩ, ông Đức đồng ý gặp ông Tuấn và Hoàng tại một quán cà phê gần vòng xoay cầu Điện Biên Phủ. Vừa gặp mặt, ông Đức nói vụ này phải phạt tài xế, giam bằng 2 tháng. Ông Hoàng năn nỉ ông Đức “đá bổng đá bỏ”, miễn giam bằng và cho lấy xe ra trong ngày. Ông Đức nói sẽ “nghiên cứu” lỗi nhẹ để không bị tước GPLX, không giam xe.
Hỏi giá cả, ông Đức trả lời: “Ba chai (3 triệu đồng): sếp chai, em chai, Lộc chai”. Để chắc ăn, ông Đức gọi điện hội ý với ông Lộc: “Phạt lỗi nhẹ bao nhiêu? Làm cái lỗi không tước GPLX được không? Ổng nói “binh” cho ổng cái đó, ổng gửi 3 chai”. Ông Đức tắt máy, nói: “Ok, chút em về làm giấy trả xe, thứ hai lên lấy giấy tờ”. Sau khi nhận tiền từ tay ông Tuấn, ông Đức cười an ủi: “Coi như thua trận banh chứ có gì đâu”.
"Vừa xảy ra tai nạn, dù không có lỗi cũng phải đưa trước 2 “chai” (triệu) để giải tỏa xe, hàng hóa trước rồi giải quyết hậu quả sau"
12g, ông Đức cầm biên bản trả xe đến một quán ăn trên đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh giao cho ông Tuấn. Trong lúc cởi mở, ông Đức trách khéo ông Tuấn: “Lôi thôi đến hôm nay là do mấy anh không chịu “phát biểu”. Đa số những vụ như thế xử lý ngoài đường luôn (không lập hồ sơ). Vừa xảy ra tai nạn, dù không có lỗi cũng phải đưa trước 2 chai để giải tỏa xe, hàng hóa trước rồi giải quyết hậu quả sau. Ở ngoài đường, luật là như thế. Hôm đó nếu các anh “phát biểu” hợp lý thì đi ngay. Còn chuyện hồ sơ tụi em sẽ lách chút xíu vì trong tầm tay. Nếu không “phát biểu” thì cứ làm đúng thủ tục”.
Ông Tuấn chống chế: “Lúc đó run quá, vả lại anh em không nói luôn cho tui đỡ khổ”. Ông Đức đáp: “Mấy anh phải “phát biểu” trước chứ chẳng lẽ tui đòi”. Ông Tuấn nói: “Lúc về đội tui xin làm luật 1 chai nhưng không được giải quyết”. Ông Đức nhăn nhó: “Anh làm không đúng giá. 1 chai yếu quá sao mà làm. Hôm đó nghe anh “phát biểu” 1 chai tui đóng cửa, tắt điện thoại ngủ luôn. Nếu lúc đó anh ngoắc tui ra đưa 2 chai là tui ra liền. Qua vụ này anh phải rút kinh nghiệm. Ông xe du lịch có bị gì đâu cũng gửi 2 chai”.
Trước khi chia tay, ông Đức dặn mai mốt nếu bị... dính tai nạn cứ gửi 2 “chai” rồi đi. “Nếu không gặp đúng ca trực thì sao?”, ông Tuấn hỏi. Ông Đức nói: “Cứ điện thoại, tui tư vấn đi đúng đường. Riêng khoản này đã hơn người ta (phía liên quan) rồi”. Hỏi những vụ TNGT hoặc va quẹt có thể xử lý luôn ngoài đường mà không cần lập hồ sơ được không, ông Đức nói: “Được, như vụ vừa rồi, nếu biết “phát biểu” thì xếp hồ sơ luôn”. Ngày 1-7, ông Đức gọi điện cho ông Hoàng báo tin: “Đã ra biên bản phạt tài xế lỗi vượt phải 700.000 đồng, giam bằng lái 30 ngày nhưng trả bằng lái luôn rồi”.
HOÀNG KHƯƠNG
Xử lý tai nạn giao thông - Kỳ 2:
Đồng tiền xóa sạch hồ sơ
TT - Khi đụng xe, nếu nhà xe biết chung chi, một số cảnh sát giao thông sẽ không lập hồ sơ, xóa luôn hiện trường.
>> Kỳ 1: Cố ý làm sai quy trình
Theo điều tra, tại một số đơn vị cảnh sát giao thông (CSGT), việc xử lý tai nạn giao thông (TNGT) nhanh hay chậm, nhẹ nhàng hay phức tạp tùy vào mức độ dày mỏng của... tiền.
Khi xảy ra TNGT, nếu tài xế hoặc chủ xe biết “làm luật” kịp thời thì vụ việc sẽ được giải quyết rất gọn, thậm chí CSGT có thể không lập hồ sơ và xóa luôn hiện trường.
Xóa sổ hồ sơ, hiện trường
Khoảng 12g ngày 23-6, xe ben do tài xế Đỗ Minh Cường chạy từ hướng cầu vượt Sóng Thần về cầu vượt Bình Phước. Đến gần ngã tư Gò Dưa (khu phố 3, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TP.HCM), xe này tông thẳng vào xe tải do Nguyễn Văn Hồng cầm lái. Có mặt tại hiện trường, chúng tôi thấy đầu xe ben bị bể nát, xe tải hư hỏng phần đuôi. Dưới mặt đường không hề có một vết thắng nào để lại. Tài xế Cường bị gãy chân phải và chấn thương vùng bụng.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, người dân gọi điện báo cho tổ xử lý Đội CSGT Công an Q.Thủ Đức. Đến 14g10 (sau hai giờ kể từ lúc gọi điện báo), hai CSGT là đại úy Nguyễn Trọng Nghĩa và thượng úy Phạm Văn Hải đi xe chuyên dùng đến. Đại úy Nghĩa vừa đi ra hiện trường vừa gọi điện, chừng 10 phút sau một chiếc xe cẩu sơn chữ “Thắng” xuất hiện.
Trong khi đó, thượng úy Hải hỏi tài xế Hồng vài câu nhưng không ghi chép vào sổ. Quan sát, chúng tôi thấy các thủ tục ban đầu như: đo vẽ dấu vết, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm phương tiện, ghi lời khai... đều không được thực hiện.
14g30, chủ xe ben Lý Văn Tài có mặt. Tài, Hồng gặp thượng úy Hải xin... không giam xe để hai bên “tự xử”. Ông Hải nói: “Gọi điện về bệnh viện hỏi tài xế có bị nặng không, nếu nhẹ thì xử lý ngay, không ai muốn mang xe về đâu, ôm thêm vụ này chỉ tổ mệt”. Sau khi nghe Tài báo tài xế bị gãy đùi, ông Hải cho xe tải đi và yêu cầu chủ xe ben xuất trình giấy tờ xe, giấy phép lái xe (GPLX). Sau một lúc tìm kiếm, Tài nói: “Tìm không thấy giấy tờ”. Hai CSGT đòi tạm giữ xe ben để xử lý và lên xe ngồi. Tài chạy đến thò đầu vào xe năn nỉ.
Chừng 5 phút sau, chiếc xe cảnh sát rồ máy chạy đi, kết thúc quy trình xử lý TNGT không có hồ sơ. Theo tìm hiểu, nếu vụ tai nạn này được lập hồ sơ xử lý thì sẽ phạt chủ xe, tài xế xe ben các lỗi: không làm chủ tốc độ gây tai nạn, không xuất trình GPLX, giấy tờ xe, chở quá tải (tải trọng thiết kế 2,5 tấn nhưng chở 7,5 tấn)...
Chiều 1-7, trao đổi với chúng tôi về vụ việc, đại úy Đỗ Thanh Thắng, đội phó Đội CSGT Thủ Đức, cho biết qua kiểm tra sổ sách, trong ngày 23-6 xảy ra hai vụ TNGT nhưng không có hồ sơ vụ ở ngã tư Gò Dưa. Đến khi ông Thắng gọi đại úy Nguyễn Trọng Nghĩa lên báo cáo thì sự việc mới được thừa nhận (không lập hồ sơ).
“Luật hai chai”
23g15 ngày 23-6, xe đầu kéo do Võ Văn Thắng điều khiển chạy trên đường Phan Đăng Lưu (TP.HCM) hướng từ Bạch Đằng vào đến giao lộ Đinh Tiên Hoàng thì vượt sai quy định, va chạm với xe du lịch. Cú va chạm khá mạnh khiến đầu xe hơi giập nát. Cả hai xe bị đưa về tạm giữ tại kho 710, Cục Kỹ thuật hải quân (Tân Cảng).
Chiều 24-6, hai cán bộ xử lý của Đội CSGT Bình Thạnh là Huỳnh Minh Đức và Liễu Hồng Lộc đến bãi xe khám dấu vết. Trong lúc lập hồ sơ, ông Lộc nói: “Cho ông đi học lại luật, tui làm việc cương quyết lắm”. Đến phần thương lượng, chủ xe du lịch đòi bồi thường 15 triệu đồng, sau rút xuống còn 12 triệu đồng nhưng ông Tuấn (chủ xe đầu kéo) chưa đồng ý. Lúc này ông Lộc giải thích lỗi vi phạm thuộc về xe đầu kéo, nếu ông Tuấn chịu bồi thường thì về làm thủ tục trả xe luôn, để lâu càng phức tạp. Nghe tới đây, ông Tuấn đồng ý.
Tại Đội CSGT Bình Thạnh, ông Lộc giục hai bên giao tiền rồi làm giấy trả xe cho phía bị nạn. Giải quyết xong xe bị nạn, ông Lộc tuyên bố tiếp tục giữ xe đầu kéo và đòi lập biên bản tài xế Thắng lỗi vượt phải (nội thành phạt 1,2 triệu đồng, giam bằng lái 30 ngày). Thắng nói phạt nặng quá, ông Lộc tỏ ra chiếu cố “đúng ra phải phạt 2 triệu đồng, giam bằng 3 tháng” và hẹn ngày mai lên giải quyết tiếp.
Sáng 25-6, ông Tuấn và người bạn tên Hoàng (làm ăn chung) đến Đội CSGT Bình Thạnh giải quyết vụ TNGT nhưng cán bộ trực ban nói ông Lộc không đi làm. Ông Hoàng gọi điện thoại cho ông Đức xin gặp mặt để giải quyết lấy xe trong ngày. Sau một lúc suy nghĩ, ông Đức đồng ý gặp ông Tuấn và Hoàng tại một quán cà phê gần vòng xoay cầu Điện Biên Phủ. Vừa gặp mặt, ông Đức nói vụ này phải phạt tài xế, giam bằng 2 tháng. Ông Hoàng năn nỉ ông Đức “đá bổng đá bỏ”, miễn giam bằng và cho lấy xe ra trong ngày. Ông Đức nói sẽ “nghiên cứu” lỗi nhẹ để không bị tước GPLX, không giam xe.
Hỏi giá cả, ông Đức trả lời: “Ba chai (3 triệu đồng): sếp chai, em chai, Lộc chai”. Để chắc ăn, ông Đức gọi điện hội ý với ông Lộc: “Phạt lỗi nhẹ bao nhiêu? Làm cái lỗi không tước GPLX được không? Ổng nói “binh” cho ổng cái đó, ổng gửi 3 chai”. Ông Đức tắt máy, nói: “Ok, chút em về làm giấy trả xe, thứ hai lên lấy giấy tờ”. Sau khi nhận tiền từ tay ông Tuấn, ông Đức cười an ủi: “Coi như thua trận banh chứ có gì đâu”.
"Vừa xảy ra tai nạn, dù không có lỗi cũng phải đưa trước 2 “chai” (triệu) để giải tỏa xe, hàng hóa trước rồi giải quyết hậu quả sau"
CSGT Huỳnh Minh Đức
12g, ông Đức cầm biên bản trả xe đến một quán ăn trên đường D5, P.25, Q.Bình Thạnh giao cho ông Tuấn. Trong lúc cởi mở, ông Đức trách khéo ông Tuấn: “Lôi thôi đến hôm nay là do mấy anh không chịu “phát biểu”. Đa số những vụ như thế xử lý ngoài đường luôn (không lập hồ sơ). Vừa xảy ra tai nạn, dù không có lỗi cũng phải đưa trước 2 chai để giải tỏa xe, hàng hóa trước rồi giải quyết hậu quả sau. Ở ngoài đường, luật là như thế. Hôm đó nếu các anh “phát biểu” hợp lý thì đi ngay. Còn chuyện hồ sơ tụi em sẽ lách chút xíu vì trong tầm tay. Nếu không “phát biểu” thì cứ làm đúng thủ tục”.
Ông Tuấn chống chế: “Lúc đó run quá, vả lại anh em không nói luôn cho tui đỡ khổ”. Ông Đức đáp: “Mấy anh phải “phát biểu” trước chứ chẳng lẽ tui đòi”. Ông Tuấn nói: “Lúc về đội tui xin làm luật 1 chai nhưng không được giải quyết”. Ông Đức nhăn nhó: “Anh làm không đúng giá. 1 chai yếu quá sao mà làm. Hôm đó nghe anh “phát biểu” 1 chai tui đóng cửa, tắt điện thoại ngủ luôn. Nếu lúc đó anh ngoắc tui ra đưa 2 chai là tui ra liền. Qua vụ này anh phải rút kinh nghiệm. Ông xe du lịch có bị gì đâu cũng gửi 2 chai”.
Trước khi chia tay, ông Đức dặn mai mốt nếu bị... dính tai nạn cứ gửi 2 “chai” rồi đi. “Nếu không gặp đúng ca trực thì sao?”, ông Tuấn hỏi. Ông Đức nói: “Cứ điện thoại, tui tư vấn đi đúng đường. Riêng khoản này đã hơn người ta (phía liên quan) rồi”. Hỏi những vụ TNGT hoặc va quẹt có thể xử lý luôn ngoài đường mà không cần lập hồ sơ được không, ông Đức nói: “Được, như vụ vừa rồi, nếu biết “phát biểu” thì xếp hồ sơ luôn”. Ngày 1-7, ông Đức gọi điện cho ông Hoàng báo tin: “Đã ra biên bản phạt tài xế lỗi vượt phải 700.000 đồng, giam bằng lái 30 ngày nhưng trả bằng lái luôn rồi”.
HOÀNG KHƯƠNG