Đọc báo thấy vụ 29 chỗ lật ở đường 4d sapa không biết các of mình có ai biết thông tin gì không nhỉ
E đoán thế, tsb chúng nó ko chịu tìm hiểu khi lái xe, khổ bao người.Tài xế miền xuôi lên miền ngược à
Toàn người hiểu biết mới bị tai nạn thôi (những kẻ nghĩ mình đã biết lái - lái già) lái non chưa va chạm có dám đi đâu.Vừa qua, tại Quốc lộ 4D, tỉnh Lào Cai đã xảy ra vụ tai nạn lật xe khách kinh hoàng làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về thực trạng lái xe thiếu kỹ năng khi điều khiển xe qua đường đèo.
Hiện trường vụ tai nạn xe khách thương tâm vừa xảy ra tại Lào Cai.
Nguyên nhân vụ tai nạn lật xe khách xảy ra tại Lào Cai tối ngày 3/3 được xác định là do xe mất lái, băng qua rào chắn của đường và lao xuống vực với độ sâu 52 mét. Vụ tai nạn đã để lại hậu quả nghiêm trọng khi có một người tử vong và 20 người bị thương đang phải điều trị và hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai.
Đây không phải là lần đầu tiên, trước đó đã có nhiều vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra tại đường đèo thuộc địa bàn tỉnh Lào Cai. Cụ thể, hôm 1/9/2016 đã xảy vụ tai nạn giao thông xe khách tương tự làm 14 người chết.
Một số tài xế Việt đang thiếu kỹ năng lái xe đường đèo.
Những vụ tai nạn giao thông liên quan đến vấn đề lật xe khi đi đường đèo thực sự khiến nhiều người lo ngại và đặt ra câu hỏi, phải chăng một số lái xe đang thiếu kinh nghiệm? Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng giúp tài xế lái xe an toàn trên đường đèo.
Trước hành trình
Kiểm tra xe trước mỗi hành trình.
Đường đèo luôn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên khi chuẩn bị di chuyển ở những cung đường này, bạn cần kiểm tra kỹ càng các bộ phận của xe như má phanh tránh quá mòn, lốp xe không được rạn nứt để có độ bám đường tốt nhất; đặc biệt, tuyệt đối không thay đổi hiện trạng xe của nhà sản xuất. Việc thay đổi kết cấu, bổ sung, độ thiết kế sẽ khiến xe mất khả năng bảo đảm an toàn như nhà sản xuất đã trang bị.
Khi lên dốc
Tại những đường đèo, đồi núi như ở Sa Pa, Lào Cai, sương mù dày đặc, bạn nên sử dụng đèn sương mù và chú ý quan sát nhiều hơn. Đồng thời, khi lên dốc lái xe nên bám vào vạch kẻ giữa đường để tránh tình trạng sạt lở núi khi độ ẩm thấp hoặc thời tiết xấu. Ở điều kiện này, xe thường mất độ bám đường nên lái xe hết sức chú ý.
Khi vào cua, phải mở lái rộng vừa đủ, tránh va chạm với những xe đi ngược chiều, nhưng cũng không quá rộng dễ dẫn tới mất lái và xe có thể lao xuống vực sâu. Với các tay lái non, khi di chuyển được nửa dốc, hãy chọn một điểm hợp lý để dừng nghỉ tránh hiện tượng nóng máy và tài xế sẽ được giảm bớt căng thẳng.
Tập trung quan sát khi lái xe đường đèo sương mù.
Khi đổ đèo
Lái xe đổ đèo thường nguy hiểm hơn khi lên dốc vì theo quán tính xe, trọng lượng càng cao, tốc độ xuống dốc càng nhanh. Khi đổ đèo, bạn nên quan tâm đến địa hình, thời tiết và lưu lượng xe cùng tham gia giao thông để có những tính toán hợp lý nhất. Tài xế hãy điều khiển xe với sự chủ động về tốc độ.
Để xuống đèo, dốc an toàn, ta nên tùy độ dốc thực tế của con dốc, tình trạng địa lý, tình trạng địa hình, tình trạng tham gia giao thông mà quyết định sẽ để cần số ở vị trí nào. Tốc độ an toàn của xe số sàn khi xuống dốc là tốc độ mà người lái vẫn làm chủ được khi xuống dốc mà ít phải dùng phanh – xuống dốc bằng ga là chủ yếu.
Điều khiển xe qua đường đèo với từng loại xe
Xe số sàn
Khi lên dốc với xe số sàn bạn nên về số thấp nhất lúc ban đầu để xe có đà và sức kéo tốt nhất. Việc lái xe số sàn khi lên dốc sẽ không tránh được việc phải đề-pa. Lưu ý khi đề-pa, tài xế muốn xe không bị trôi dốc nên kéo phanh tay để cố định xe. Sau đó tiến hành nhả chân côn đến gần hết và dừng lại kết hợp với việc đệm ga nếu thấy đầu xe nhấc lên thì tiến hành nhả phanh tay xe sẽ lên dốc từ từ và hiệu quả.
Về số 1 khi lên dốc và số 2 khi xuống dốc khi lái xe số sàn.
Đối với xe số sàn khi đổ đèo, bạn cũng nên về số thấp nhưng đừng thấp quá xe sẽ bị “gằn” máy, chỉ nên về số 2 xe sẽ được giữ mức an toàn. Khi đổ đèo, bạn tuyệt đối tránh sử dụng phanh, trừ những trường hợp khẩn cấp. Tài xế nên đệm ga để tốc độ luôn trong tầm kiểm soát.
Xe số tự động
Với xe số tự động khi lên dốc, việc bạn chỉ cần làm là để cần số ở vị trí D và tiến hành lái xe như bình thường. Dựa vào tốc độ di chuyển, hộp số sẽ chuyển tới số thích hợp. Theo các chuyên gia, lái xe khi lên dốc không cần di chuyển quá nhiều cần số ở vị trí 2,3 hoặc L mà việc này hộp số sẽ tự điều tiết một cách hợp lý.
Nếu bạn muốn đỗ xe lại khi đang lên dốc: bật xi nhan xin đường, lái xe về bên vệ đường, nhả ga, chuyển chân phải sang đạp phanh, khi xe dừng hẳn thì kéo phanh tay, chuyển cần số về vị trí P và chèn bánh xe để giảm áp lực cho phanh.
Sử dụng số hợp lý với xe số tự động.
Khi xuống dốc với xe số tự động, tuyệt đối không được tiết kiệm nhiên liệu với việc thả trôi xe và sử dụng phanh. Lúc này, bạn không được giữ ở số D vì theo quán tính xe sẽ trôi rất nhanh và phải sử dụng phanh thường xuyên là không hề tốt.
Bạn nên về số 3 kết hợp với việc rà phanh nhẹ, chỉ nhấn nhả phanh chứ không được liên tục rà phanh sẽ sinh nhiệt. Sau đó, bạn nên di chuyển ở tốc độ không quá 40 km/h.
Trên đây là những kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết cho mỗi tài xế. Nhưng để đảm bảo an toàn, quan trọng nhất vẫn là ý thức và sự cẩn trọng của mỗi lái xe.
Xuân Khải
Chắc xe có vấn đề gì thôi chứ dân lái xe mấy cái căn bản đó thì ai cũng biết mà cụ.Đang xuống, có khi rà phanh nhiều nên mất phanh!
Nhiều khi chủ quan mà cụ. E còn chứng kiến lái xe cho bộ xxx đến lúc ôm cau ti đổ dốc tam đảo mà phanh bốc khói, khét mùChắc xe có vấn đề gì thôi chứ dân lái xe mấy cái căn bản đó thì ai cũng biết mà cụ.