- Biển số
- OF-128237
- Ngày cấp bằng
- 22/1/12
- Số km
- 419
- Động cơ
- 379,790 Mã lực
Bẩm các cụ là nhà cháu đi xe cỏ nhưng rất thích cái ốp sừn tự động bật đèn của các dòng xe sang nên nhà cháu quyết tâm chế cái này. Topic này nhà cháu sẽ report quá trình làm từ đầu đến lúc kết thúc. Thời gian bắt tay vào làm là kể từ ngày mai 22/03/2012 các cụ nhé. Nhà cháu cũng hơi bận rộn nên cập nhật từ từ, kính mong các cụ đừng sốt ruột, ngoài ra các cụ thấy chỗ nào chưa hợp lý thì mong các cụ tư vấn thêm cho nhà cháu ạ.
Mục đích:
- Cho V2 nó bằng chị bằng em, bề ngoài nó ko đẹp nhưng nó được xức nước hoa xịn thì cũng đỡ tủi thân các cụ nhỉ
- Tránh trường hợp quên bật đèn ban đêm mà xxx nó túm
- Tìm lại tí kiến thức điện tử viễn thông ngày xưa hơi bị pro nhưng lâu không động đến nên quên mất (Thú thực với các cụ là gần chục năm nhà cháu ko động đến điện tử rồi nên các kiến thức cũng quên gần hết, mong các cụ chỉ bảo thêm)
Yêu cầu:
- Tự động bật đèn khi trời tối HOẶC
- Tự động bật đèn khi đồng hồ chỉ 18h hàng ngày.
Các tình huống yêu cầu thiết bị phải xử lý.
- Đang đi trên đường tự nhiên trời tối => Thiết bị tự động bật đèn (far hay cos thì tùy theo trạng thái của cần gạt bật đèn trên tay lái). Tình huống này rất tiện lợi khi xe đi vào đường hầm hoặc tự nhiên trời mưa, mây đen kéo đến không nhìn rõ đường hoặc bị nhật thực chẳng hạn.
- Đang đi trên đường tự nhiên đồng hồ điểm 18h tối => Thiết bị tự động bật đèn (far hay cos thì tùy theo trạng thái của cần gạt bật đèn trên tay lái). Trạng thái bật đèn sẽ duy trì từ 18h tối đến 6h sáng hôm sau.
- Đi xe về đến nhà cất vào Garage. Tầm 12h đêm có việc đi tiếp => Đèn vẫn bật
- Đi chơi đến 6h sáng:
+ Nếu trời vẫn tối => Đèn vẫn bật
+ Nếu trời sáng => Đèn tắt
Mô hình thiết kế:
Nhà cháu dự kiến thiết bị này sẽ tích hợp một số chức năng khác như tự động bật gạt mưa khi trời mưa và tự động xuống đèn Cos khi có xe đi ngược chiều chiếu vào mình với một độ sáng nào đó (các chức năng này sẽ thiết kế sau) vì vậy sẽ sử dụng một vi xử lý để điều khiển các rơ le bật/tắt đèn dựa trên phân tích các tham số từ các cảm biến gửi về.
- Với hệ thống bật đèn tự động sử dụng cảm biến ánh sáng là Diode quang đưa vào IC Khuếch đại thuật toán để so sánh. Đầu ra của IC đưa vào Vi xử lý. Ngoài ra còn sử dụng một bộ xác định thời gian. Đầu ra của bộ này cũng đưa vào vi xử lý. Vi xử lý sẽ điều khiển các rơ le dựa trên các thông số thời gian và ánh sáng.
- Với hệ thống tự động gạt mưa và xuống đèn Cos thì em sẽ làm sau và sẽ thiết kế các chân in/out sẵn để sau này có làm thì cũng không phải mua thêm nhiều thứ khác.
Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến từ các cụ ạ. Nhà cháu vừa làm vừa update, report tại #1 nên các cụ có sốt ruột cũng đừng ném gạch nhá
22/03/2011 Update
Bước đầu tiên là xây dựng mạch điện trên giấy.
Em làm khối cảm biến ánh sáng trước
Mạch điện của nó đây ạ
Với mạch điện này cần tính toán trị số các linh kiện sao cho khi có ánh sáng chiếu vào Photo Diode D2 (Ban ngày) thì trạng thái chân ra của IC Khuyếch đại thuật toán = 0v. Khi ánh sáng yếu (Trời tối) thì trạng thái ra của nó là 5v. Điều chỉnh trạng thái lật của đầu ra bằng chiết áp R6. Tụ C3 là tụ hóa có tác dụng chống nhiễu để IC không bị lật trạng thái khi Đề nổ hoặc Còi
Tiếp tục update: Tiếp theo là chế tạo đồng hồ thời gian thực.
Sau một hồi suy nghĩ nhà cháu quyết định chọn CHIP đồng hồ thời gian thực DS1307
Các chân của DS1307 như sau:
Chân 1 & chân 2: Ngõ kết nối với thạch anh để tạo dao động cho CHIP
Chân 3: Kết nối với cực dương của pin CMOS 3v để nuôi CHIP. Nhờ cục pin này Trong trường hợp tháo ắc quy thì đồng hồ ko bị reset, không ảnh hưởng đến hệ thống.
Chân 4: Nối mát
Chân 5 & chân 6: Cổng ra xung nhịp và dữ liệu I2C. Tín hiệu này sẽ được gửi tới vi xử lý để quyết định việc bật đèn khi đồng hồ điểm 18h.
Chân 7: Không cần sử dụng
Chân 8: Nguồn Vcc 5V. Dùng chung với vi xử lý
Mạch điện như sau:
Với phương châm an toàn là trên hết nên nhà cháu sẽ thiết kế mạch nguồn nuôi cho các linh kiện trong mạch riêng biệt như hình dưới.
Dùng Diode D1 và cầu chì đấu ở đầu vào như thế này để tránh đấu ngược điện. Trong quá trình lắp ráp nếu nhầm cực âm hoặc dương của nguồn thì cầu chì nổ luôn ko ảnh hưởng đến các linh kiện khác. Điểm A sẽ lấy điện 12V đi nuôi các rơ le, điểm B lấy điện 5V đi nuôi vi xử lý và các linh kiện khác
Mục đích:
- Cho V2 nó bằng chị bằng em, bề ngoài nó ko đẹp nhưng nó được xức nước hoa xịn thì cũng đỡ tủi thân các cụ nhỉ
- Tránh trường hợp quên bật đèn ban đêm mà xxx nó túm
- Tìm lại tí kiến thức điện tử viễn thông ngày xưa hơi bị pro nhưng lâu không động đến nên quên mất (Thú thực với các cụ là gần chục năm nhà cháu ko động đến điện tử rồi nên các kiến thức cũng quên gần hết, mong các cụ chỉ bảo thêm)
Yêu cầu:
- Tự động bật đèn khi trời tối HOẶC
- Tự động bật đèn khi đồng hồ chỉ 18h hàng ngày.
Các tình huống yêu cầu thiết bị phải xử lý.
- Đang đi trên đường tự nhiên trời tối => Thiết bị tự động bật đèn (far hay cos thì tùy theo trạng thái của cần gạt bật đèn trên tay lái). Tình huống này rất tiện lợi khi xe đi vào đường hầm hoặc tự nhiên trời mưa, mây đen kéo đến không nhìn rõ đường hoặc bị nhật thực chẳng hạn.
- Đang đi trên đường tự nhiên đồng hồ điểm 18h tối => Thiết bị tự động bật đèn (far hay cos thì tùy theo trạng thái của cần gạt bật đèn trên tay lái). Trạng thái bật đèn sẽ duy trì từ 18h tối đến 6h sáng hôm sau.
- Đi xe về đến nhà cất vào Garage. Tầm 12h đêm có việc đi tiếp => Đèn vẫn bật
- Đi chơi đến 6h sáng:
+ Nếu trời vẫn tối => Đèn vẫn bật
+ Nếu trời sáng => Đèn tắt
Mô hình thiết kế:
Nhà cháu dự kiến thiết bị này sẽ tích hợp một số chức năng khác như tự động bật gạt mưa khi trời mưa và tự động xuống đèn Cos khi có xe đi ngược chiều chiếu vào mình với một độ sáng nào đó (các chức năng này sẽ thiết kế sau) vì vậy sẽ sử dụng một vi xử lý để điều khiển các rơ le bật/tắt đèn dựa trên phân tích các tham số từ các cảm biến gửi về.
- Với hệ thống bật đèn tự động sử dụng cảm biến ánh sáng là Diode quang đưa vào IC Khuếch đại thuật toán để so sánh. Đầu ra của IC đưa vào Vi xử lý. Ngoài ra còn sử dụng một bộ xác định thời gian. Đầu ra của bộ này cũng đưa vào vi xử lý. Vi xử lý sẽ điều khiển các rơ le dựa trên các thông số thời gian và ánh sáng.
- Với hệ thống tự động gạt mưa và xuống đèn Cos thì em sẽ làm sau và sẽ thiết kế các chân in/out sẵn để sau này có làm thì cũng không phải mua thêm nhiều thứ khác.
Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến từ các cụ ạ. Nhà cháu vừa làm vừa update, report tại #1 nên các cụ có sốt ruột cũng đừng ném gạch nhá
22/03/2011 Update
Bước đầu tiên là xây dựng mạch điện trên giấy.
Em làm khối cảm biến ánh sáng trước
Mạch điện của nó đây ạ
Với mạch điện này cần tính toán trị số các linh kiện sao cho khi có ánh sáng chiếu vào Photo Diode D2 (Ban ngày) thì trạng thái chân ra của IC Khuyếch đại thuật toán = 0v. Khi ánh sáng yếu (Trời tối) thì trạng thái ra của nó là 5v. Điều chỉnh trạng thái lật của đầu ra bằng chiết áp R6. Tụ C3 là tụ hóa có tác dụng chống nhiễu để IC không bị lật trạng thái khi Đề nổ hoặc Còi
Tiếp tục update: Tiếp theo là chế tạo đồng hồ thời gian thực.
Sau một hồi suy nghĩ nhà cháu quyết định chọn CHIP đồng hồ thời gian thực DS1307
Các chân của DS1307 như sau:
Chân 1 & chân 2: Ngõ kết nối với thạch anh để tạo dao động cho CHIP
Chân 3: Kết nối với cực dương của pin CMOS 3v để nuôi CHIP. Nhờ cục pin này Trong trường hợp tháo ắc quy thì đồng hồ ko bị reset, không ảnh hưởng đến hệ thống.
Chân 4: Nối mát
Chân 5 & chân 6: Cổng ra xung nhịp và dữ liệu I2C. Tín hiệu này sẽ được gửi tới vi xử lý để quyết định việc bật đèn khi đồng hồ điểm 18h.
Chân 7: Không cần sử dụng
Chân 8: Nguồn Vcc 5V. Dùng chung với vi xử lý
Mạch điện như sau:
Với phương châm an toàn là trên hết nên nhà cháu sẽ thiết kế mạch nguồn nuôi cho các linh kiện trong mạch riêng biệt như hình dưới.
Dùng Diode D1 và cầu chì đấu ở đầu vào như thế này để tránh đấu ngược điện. Trong quá trình lắp ráp nếu nhầm cực âm hoặc dương của nguồn thì cầu chì nổ luôn ko ảnh hưởng đến các linh kiện khác. Điểm A sẽ lấy điện 12V đi nuôi các rơ le, điểm B lấy điện 5V đi nuôi vi xử lý và các linh kiện khác
Chỉnh sửa cuối: