- Biển số
- OF-334349
- Ngày cấp bằng
- 11/9/14
- Số km
- 297
- Động cơ
- 282,180 Mã lực
về luật thì đúng về tình thì hơi ép nhau cụ ợ
Quy định không bao giờ chi tiết rõ ràng cho hết các tình huống thức tế nên nhiều lúc cũng phại suy diễn. Còn theo kiểu suy diễn của cụ thì như văn bản của cụ trích trong còm #151 thì PHỐ không phải là ĐƯỜNG Ô TÔ (Đường Đô thị -YCTK) vì mật độ xây dựng nhà cửa 2 bên đường khác nhau, và không phải là đường ô tô thì ô tô có được đi vào hay không?Hình như kụ nghiêng nhiều về tư duy suy diễn hơn so với việc trực tiếp đọc quy định của văn bản pháp luật.
1- Nhà cháu chỉ muốn kụ chú ý tìm hiểu thêm quy định của luật, rằng việc xây dựng đường giao thông ngoài đô thị phải tuân theo tiêu chuẩn đường giao thông do Bộ Gtvt ban hành, còn xây dựng đường đô thị thì phải tuân theo tiêu chuẩn đường ĐÔ THỊ do Bộ Xây dựng ban hành.
Cùng là làm đường giao thông, nhưng phải tuân theo 2 bộ tiêu chuẩn khác nhau, do 2 bộ khác nhau ban hành.
Còn vì sao Nhà nước quy định các tiêu chuẩn khác nhau về đường giao thông và đường đô thị, giao 2 Bộ khác nhau chịu trách nhiệm; nội dung các tiêu chuẩn đó thế nào... xin nhường kụ tiếp tục tự tìm hiểu thêm.
2- Nhà cháu xin phép ngừng tại đây. Cho đến khi có kụ mợ nào có còm mới, theo hướng chứng minh được ngõ ngách cũng là Phố, nên cũng nằm trong hệ thống đường bộ Vn, thì nhà cháu xin tham gia tiếp.
Xin cảm ơn các kụ mợ đã nhiệt tình tham gia đọc và còm bài cùng nhà cháu nhé.
Hehe, e đã nói "để ngỏ" cho các cụ tranh luận cho rôm rả, y như rằng...Quy định không bao giờ chi tiết rõ ràng cho hết các tình huống thức tế nên nhiều lúc cũng phại suy diễn. Còn theo kiểu suy diễn của cụ thì như văn bản của cụ trích trong còm #151 thì PHỐ không phải là ĐƯỜNG Ô TÔ (Đường Đô thị -YCTK) vì mật độ xây dựng nhà cửa 2 bên đường khác nhau, và không phải là đường ô tô thì ô tô có được đi vào hay không?
Cái cơ bản là căn cứ pháp luật để xử lý khi cần thiết thì cụ không đề cập đến! Ngõ ngách nếu không nằm trong hệ thống đường bộ thì việc tham gia giao thông trên đó cũng không chịu sự điều tiết của Luật GTĐB? Vậy thì chịu sự điều tiết của luật gì? Đây mới là điểm mấu chốt, còn tranh luận nó thuộc hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường không... chỉ là vấn đề thứ yếu. Và khi quy định chưa thật rõ ràng thì tranh luận cũng khó mà có hồi kết.
Xin dừng tranh luận ở đây. Cảm ơn cụ đã bớt chút thời gian.
Em góp tý cho rôm rả, và để học học thêm từ các cao nhân.Hehe, e đã nói "để ngỏ" cho các cụ tranh luận cho rôm rả, y như rằng...
Ah, em đi chạy xe ôm tiếp đây,
Vui, mà cụ, miễn là tranh luận có văn hóa, tôn trọng nhau.Hehe, e đã nói "để ngỏ" cho các cụ tranh luận cho rôm rả, y như rằng...
Ah, em đi chạy xe ôm tiếp đây,
Phân câu chiết tự thì nó vô cùng lắm cụ ạ, và mỗi người một kiểu. Quan trọng là phải hiểu dụng ý của nó là gì: tham gia giao thông thì quan trọng nhất là lòng đường (phương tiện, thỉnh thoảng có người đi bộ) và hè phố (chủ yếu người đi bộ, thỉnh thoảng có phương tiện lưu thông, dừng đỗ) nhưng thực tế các phố chính giờ cao điểm có khi ngược lại. Câu hỏi nêu thế để mình chú ý khi tham gia giao thông đó mà. Còn nếu cứ chăm chăm vào câu chữ quá nhiều cụ/mợ có khi lại cãi thế vỉa hè ở các ngõ ngách không phải là hè phố?Em góp tý cho rôm rả, và để học học thêm từ các cao nhân.
Theo Thông tư Hướng dẫn quản lý đường đô thị Số: 04/2008/TT-BXD:
II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
1. Đường đô thị (hay đường phố): là đường bộ nằm trong phạm vi địa giới hành chính đô thị, được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
...
6. Chỉ giới đường đỏ của đường đô thị là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định ranh giới giữa phần đất được dành cho đường giao thông đô thị, các công trình phụ trợ phục vụ giao thông đô thị với phần đất dành cho các công trình khác, không gian công cộng khác.
Còn đây là câu hỏi trong bộ 450 câu hỏi thi luật GT:
Khái niệm “đường phố’” được hiểu như thế nào là đúng?
1- Đường phố là đường đô thị, gồm lòng đường và hè phố.
2- Đường phố là đường bộ ngoài đô thị có lòng đường đủ rộng cho các phương tiện giao thông qua lại
Có thể thấy đường phố không nhất nhất thiết phải là một cái phố nào đó, mà nó được gọi là đường đô thị. Còn đường đô thị thì được nằm trong quy hoạch. Như vậy theo ngu ý của em thì các ngõ, ngách mà đã được đánh số thì nằm trong chỉ giới đường đỏ và thuộc đường giao thông đô thị và thuộc đối tượng của Luật giao thông đường bộ.
(Tuy nhiên, em đang lơ mơ ở cái khái niệm: gồm lòng đường và hè phố, không rõ là chỉ cần 1 thứ (lòng đường) thì đã có thể gọi là đường phố hay bắt buộc phải bao gồm cả hè phố, nếu không có hè phố thì không được gọi là đường phố. Cụ nào rành cái này khai sáng giúp em với)
Và như vậy, ngõ nào mà chả có số má gì, tức là chưa có chỉ giới thì không thuộc diện phải tuân thủ luật giao thông, mà chỉ theo văn hóa giao thông thôi
Cái còm này em nghĩ cụ đã nhìn thấy .đố cụ đỗ ngược chiều mà mà ko đi ngược chiều đấy
2. Cụ cần phân biệt khái niệm được định nghĩa trong văn bản và từ ngữ sử dụng thông thường. Để tránh những trường hợp có thể gây hiểu nhầm như cụ nên mới có phần định nghĩa trong luật.2. Lập luận của em rất đơn giản: Đường ô tô là đường và ô tô có thể đi được, có nghĩa là đủ rộng, đủ chắc và không bị cấm. Còn nếu cụ chứng minh rõ ràng nó không phải là đường ô tô mà vẫn lái xe vào thì 1 là cụ phạm luật, 2 là bị sụt hố, sa lầy,...Cụ có định nghĩa chuẩn hơn thì mong cụ cho xem.
3. Cần hiểu rõ mục đích của Luật GTĐB là để điều tiết các hành vi của người tham gia giao thông, đã tham gia là phải chịu sự sự điều tiết của luật, kể cả đó là trang trại riêng của ai đó. Còn TCKT là để các nhà thầu, chủ đầu tư,... trong quá trình thi công đường bộ tuân thủ để công trình đảm bảo chất lượng. Điều này không có nghĩa là khi công trình giao thông chưa đảm bảo chất lượng nhưng phương tiện vẫn lưu thông (ví dụ đường nông thôn, đường rừng hình thành từ trước khi có quy định, chưa được nâng cấp đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật) thì không chịu sự điều tiết của Luật GTĐB.
4. Cứ giả định cụ cho ngõ ngách (đủ rộng, không cấm ô tô) không phải là đường ô tô, đường bộ,... và cụ luôn thắng trong tranh luận khi CA định xử phạt cụ trong trường hợp cụ chủ nêu, vậy khi có sự cố (tai nạn chẳng hạn) mà phải nhờ pháp luật can thiệp thì áp dụng luật gì để xử lý ạ? Hoặc một trường hợp đặc trưng hơn: một người đi xe máy đường bờ ruộng (trường hợp này chắc rất nhiều Offer hơn khẳng định không phải đường bộ) húc gãy chân người khác, hai bên không thương lượng được và phải ra tòa, thì áp dụng luật nào để xử lý?
Xin được phản hồi:2. Cụ cần phân biệt khái niệm được định nghĩa trong văn bản và từ ngữ sử dụng thông thường. Để tránh những trường hợp có thể gây hiểu nhầm như cụ nên mới có phần định nghĩa trong luật.
3. Luật GTĐB áp dụng vào trang trại, đường ruộng như thế nào?
4. Khi có tai nạn trong phạm vi không áp dụng luật GTĐB thì áp dụng các luật khác có hiệu lực như luật dân sự, luật hình sự ...
"1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ,hầm đường bộ, bến phà đường bộ."Xin cảm ơn kụ.
1- Tại sao phải tranh luận với xxx? Theo luật, để xử phạt công dân, họ có nghĩa vụ phải CHỨNG MINH lỗi vi phạm, họ có nghĩa vụ phải chứng minh rằng ngõ, ngách thuộc phạm vi "mạng lưới đường bộ của VN", rằng "các quy định pháp luật về gtđb cũng được áp dụng khi công dân lưu thông trong ngõ, ngách", rằng người dân lưu thông trong ngõ, ngách là "người dân đang sử dụng hạ tầng kết cấu gtđb do Bộ Gtvt, Sở Gtvt quản lý, bảo trì, khai thác".
Một khi xxx chưa chứng minh được 3 điều nêu trên, thì họ không thể áp lỗi, xử phạt công dân và không họ đang không lưu thông trên hệ thống gtđb.
2- Về định nghĩa thế nào là đường.
Thứ nhất, trong các văn bản luật pháp về gtđb, tại phần định nghĩa, đều đã quy định rõ ràng ý nghĩa, nội dung và cách hiểu, cách áp dụng từ ngữ, thuật ngữ được sử dụng trong từng văn bản đó.
Những ý nghĩa, nội dung nào nằm ngoài các định nghĩa đã viết trong văn bản luật đều được coi là không thuộc phạm vi điều chỉnh của văn bản luật đó, chỉ là suy diễn và không được áp dụng khi giải thích luật.
Vì vậy, việc kụ đưa ra các định nghĩa không chính thống từ wiki, không có nêu trong văn bản luật gtđb để giải thích các văn bản luật đó là việc làm không chính xác.
Hơn nữa, khi biểt quan điểm của kụ, rằng, bất cái gì nằm trên mặt đất, trong tên gọi của nó có chữ "đường", đều được kụ cho là "chắc chắn nó là đường bộ", thì nhà cháu xin chào thua luôn.
Vì với nhà cháu, "đường mòn", nó cũng nằm trên mặt đất (nằm trong rừng, nằm giữa đồng hoang, nằm nơi bãi tha ma...), nó cũng có tên bắt đầu bằng chữ "đường", nhưng nó không hề nằm trong hệ thống đường bộ của Vn.
3- Trong phần định nghĩa về đường bộ của QC41/2016 ghi rõ các loại đường sau đây thuộc đối tượng áp dụng QC41/2016:
Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ
3.1- Đường cao tốc (ĐCT)
3.2- Quốc lộ (QL)
3.3- Đường tỉnh (ĐT)
3.4- Đường huyện (ĐH)
3.5- Đường xã (ĐX)
3.6- Đường đô thị (ĐĐT)
Ngõ, ngách không được liệt kê trong danh mục thuật ngữ về đường để áp dụng với QC41/2016 này; ngõ, ngách cũng không được "TCVN về thiết kế đường đô thị" coi là đường (đô thị) hoặc phố (đô thị), không nằm trong "mạng lưới đường bộ VN", nên ngõ, ngách không thuộc phạm vi điều chỉnh của QC41/2016 nói riêng, của các văn bản pháp luật về Gtđb nói chung.
---------------
Trích luật:
Cụ đọc kỹ rồi phát biểu nhéđỗ ngược chiều ăn phạt là đúng rồi
Khu em đường nội bộ, xe đỗ xuôi ngược các kiểu. Dưng mà em đỗ thì luôn đỗ theo chiều mình đi, kể cả phải quay đầu cũng phải chơi đúng chiều. Nó tạo một thói quen tốt, phản xạ vô điều kiện.Ngõ khu nhà em khá rộng nên hay có xe đỗ (ngõ cụt nhé, cuối ngõ là ngách nhỏ).
Như xe đen đúng chiều, xe Lexus bạc ngược chiều đi. CAP phạt xe đỗ ngược chiều có đúng không các cụ nhỉ?
Ghi chú: các cụ nên dùng Luật để phản biện nhé, đừng phát biểu cảm tính!!!