- Biển số
- OF-151495
- Ngày cấp bằng
- 3/8/12
- Số km
- 10,098
- Động cơ
- 458,596 Mã lực
Đổ lỗi cho nạn nhân bị xâm hại tình dục, mạng xã hội rất nhiều... Tú Bà
(Dân trí) - "Nếu nạn nhân lên tiếng, có thể một lần nữa họ bị bạo hành từ dư luận xã hội, cộng đồng còn nghiêm trọng hơn việc bị xâm hại mà họ đã trải qua".
dantri.com.vn
Bài rất thú vị. Không biết có được cảm hứng từ chuyện hai nhà thơ không. Nhưng đúng là qua vụ đó, nhiều điểm trong bài báo này cũng được chứng minh khá rõ. Ví dụ:
- 90% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực giới không tìm đến sự trợ giúp của các cơ quan chức năng. Chỉ có khoảng 5% tìm đến cơ quan công an, là những vụ không thể giấu nổi.
- nạn nhân đã cân nhắc đến việc nếu lên tiếng, họ một lần nữa sẽ bị bạo hành từ dư luận xã hội, cộng đồng và lần bạo hành này còn nghiêm trọng hơn việc bị bạo hành mà họ đã trải qua.
- dư luận phán xét, chia họ vào nhóm "đáng được bảo vệ" hay "không đáng được bảo vệ".
- người đổ lỗi cho nạn nhân nổi tiếng nhất ở Việt Nam là bà chủ lầu xanh Tú Bà trong Truyện Kiều, với định kiến, quy kết Thúy Kiều: "Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!"
"nữ sinh 15 tuổi ở Quảng Bình bị bạn trai tung clip nóng lên mạng và mọi người quay sang sỉ nhục, xỉa xói thiếu nữ đến nỗi cô gái trẻ phải uống thuốc tự vẫn. Sau đó không lâu, một bé gái 13 tuổi ở Cà Mau cũng uống thuốc sâu tự sát vì quá uất ức sau khi tố cáo người hàng xóm xâm hại.
Bà Hồng run giọng: "Sau khi uống thuốc trừ sâu, vài ngày sau các cháu mới chết. Các cháu đã không chết vì bị xâm hại mà chết vì sự uất ức từ những lời độc địa, đổ lỗi từ những người xung quanh"."
- Câu hỏi vô cảm "vì sao chị lại bị quấy rối/cưỡng hiếp?" Câu hỏi đó đang tập trung vào lỗi của nạn nhân".
Chỉnh sửa cuối: