Em đang nói đến cơ sở vật chất của Cung lúc đó, chán vãi, không xứng tầm ở Thủ đô tẹo nào.
cụ vào trong chưa ạ? ý e nói là cụ đặt cụ vào lứa tuổi của thanh thiếu niên, ở thời điểm và hoàn cảnh lịch sử của kinh tế xã hội thời đó, thì nó thực sự là thiên đường đấy ạ. Những năm 80 mà có thư viện, thang máy, có lớp kính bên trong kiến trúc bê tông lấy thoáng trang trí bên ngoài (tương tự như dinh Độc lập ở SG), e nghĩ cụ khó đến được nơi nào tương tự. Nó có đầy đủ các phân khu chức năng: ăn uống, thể chất, rạp chiếu phim, có vòm thiên văn với đủ thiết bị trên nóc... có lẽ thiếu mỗi bể bơi, còn thì đủ các câu lạc bộ nghệ thuật như múa, hát, trống, kèn, cờ vua, văn học.... Lứa nghệ sĩ nhí từ Cung thiếu nhi như Tùng Dương, Ngọc Khuê... giờ các cháu cũng thành danh cả.
Chỉ là do chính sách quản lý, phát triển, cập nhật KHCN... và rất nhiều lý do động cơ khác, mà những người phụ trách, tâm huyết với nghề không giữ được lửa, và cũng không hòa nhập được với thời cuộc. Nói ra thì vô cùng, thời buổi kinh tế thị trường, trường lớp bằng cấp mua bán nảy nở khắp nơi, đồng tiền chi phối mọi lĩnh vực... Cái gì cũ thì phải thay đổi, nhà nước không thể bao bọc mãi được mà phải xã hội hóa dần dần, bỏ thì thương mà vương thì tội... thả ra thì cá mập nuốt, mà ôm lại thì cũng không xong, trường hợp rõ nhất là hãng phim truyện quốc gia đó thôi.
Nếu có cái để chê, thì đó có thể là kiến trúc, công năng... nó là di sản XHCN rập khuôn, giờ không còn phù hợp và khó có thể cải tạo phù hợp hay mở rộng. Tuy nhiên về chất lượng, tuổi thọ công trình của nó thì vẫn vững chãi đến giờ cụ thử so với ngay cái bảo tàng HN hay cái svđ Mỹ đình ngày nay thử xem