em lấy ví dụ, Hôm nay ngày 30/5/2014 có 2 bên trong hợp đồng là bên A và bên B, hiện tại giá vàng đang là 35tr 1 lượng; bên A dự tính rằng giá vàng có xu hướng tăng, bên B dự tính giá vàng có xu hướng giảm, do đó dẫn đến việc thực hiện hợp đồng theo 2 trường hợp.
1. Trường hợp 1: bên B đang có 100 lượng vàng, do lo sợ giá vàng giảm, bên B quyết định bán 100 lượng vàng này cho bên A (người đang kỳ vọng giá tăng). Khi thực hiện hợp đồng, bên B sẽ chuyển 100 lượng vàng cho bên A, và do đó sẽ nhận được 100 x 34tr = 3 tỷ 4 từ bên A. Đây là mua bán vàng vật chất.
2. Trường hợp 2: Cả 2 bên sẽ cùng tham gia vào Hợp đồng Tương lai về vàng (là một trong 4 loại hợp đồng phái sinh phổ biến). Trên hợp đồng có thỏa thuận: bên A là người đồng ý mua, và bên B là người đồng ý bán, số lượng hàng hóa là 100 lượng vàng, giá niêm yết trên hợp đồng là 35tr (giả định đúng bằng giá giao ngay tại ngày hôm nay), thời hạn thực hiện hợp đồng là sau 2 tháng nữa, vào ngày 30/7/2014. Do trong hợp đồng tương lai, giá trị hợp đồng được điều chỉnh hàng ngày theo giá thị trường, và thông thường được tất toán trước hạn bằng cách đóng trạng thái (mua 1 hợp đồng khác với vị thế ngược lại).Vào ngày 25/7/2014 (gần trước ngày đáo hạn hợp đồng), giả sử giá vàng tăng lên 37tr/lượng, như vậy bên A sẽ có lợi, bên B sẽ bị thiệt do dự đoán giá sai. Bên A quyết định tất toán HĐ bằng cách mua 1 HĐ khác với vị thế ngược lại để tổng trạng thái =0. Lúc này với hợp đồng ban đầu, sẽ không có sự chuyển giao vàng vật chất, mà chỉ có sự chuyển giao phần lợi nhuận do biến động giá vàng. Khi đó bên B sẽ phải trả cho bên A số tiền là (37tr-35tr) x 100 lượng = 200tr đồng.
Trên thực tế phái sinh về vàng nó đa dạng, phức tạp nhưng cũng hay ho hơn nhiều cụ ah, chơi HĐ tương lai, quyền chọn... Và thực tế không hề có sự chuyển giao vàng vật chất, chỉ có chuyển giao khoản lãi/lỗ do HĐ mang lại giữa 2 bên tham gia thôi.