[VOC] Điểm bất ngờ của đường thi PVOIL VOC 2020 nằm ở đâu?

longbker

Xe tải
Biển số
OF-369256
Ngày cấp bằng
4/6/15
Số km
419
Động cơ
256,827 Mã lực
Trong công tác tổ chức một giải thi đấu Offroad cấp quốc gia như VOC thì việc xây dựng được sơ đồ bố cục các đường thi hay là một việc hết sức khó khăn. Khác hoàn toàn với các môn thể thao tốc độ nơi mà tất cả các đội thi đều có thể hoàn thành bài thi một cách dễ dàng. Ở bộ môn Offroad, tạo nên một đường thi hay đòi hỏi rất nhiều vào kinh nghiệm của người thiết kế, nó yêu cầu sự tính toán tỷ mỷ dựa trên thực tế chứ không phải xem mô hình mà dựng được.

119434620_10159059541159789_2957882584658119607_o.jpg

Đường thi đang được hoàn thành - ảnh Noza
Đường đua Offroad nếu thiết kế quá khó thì sẽ tạo nên tính hiếu kỳ đối với khán giả nhưng lại gây ra rất nhiều khó khăn cho các đội thi. Bên cạnh việc tìm cách vượt qua bài thi một cách nhanh gọn, đội thi cần phải giữ cho xe ít hư hỏng nhất để có thể tiếp tục thi đấu ở những bài thi tiếp theo. Bài thi mà không có đội nào có thể vượt qua được coi như đó là một bài thi thất bại của công tác thiết kế. Nhưng bài thi nào mà tất cả các đội thi có thể dễ dàng vượt qua thì lại không tạo lên sự hào hứng dành cho các đội, dễ quá thì còn gì chất của offroad.

1837036-70903-42701239-2199060446974043-4348634480026583040-o-ptzjscoxfxwbjufey6-b.jpg

Bài thi leo đá năm 2018
Mùa giải PVOIL VOC 2020, công tác xây dựng đường thi đã có một số thay đổi trong công tác thiết kế. Thay vì phải dựa quá nhiều vào thực tế địa hình của nơi tổ chức để có thể tạo ra các điểm mấu chốt của bài thi thì năm nay, Ban Điều Hành (BĐH) giải đua đã mở ra một tiểu ban mới phụ trách phần thực địa và thiết kế, tính toán các điểm đặt chướng ngại vật trên đường thi, tiểu ban Thiết Kế Đường Đua. Phụ trách tiểu ban này bao gồm các thành viên có nhiều kinh nghiệm trong làng Offroad Việt Nam như: Nakio - Ngô Việt Dũng, Hùng Offroad – Nguyễn Mạnh Hùng, Trung CIE – Đỗ Tiến Trung, Thành Merc – Cấn Xuân Thành, Noza – Ngô Việt Hưng.

Ban thiết kế đường đua còn phải tính toán đến ưu nhược điểm của các hãng xe và căn cứ vào đó để điều chỉnh các bẫy lỗi để bảo đảm sự cân bằng về xe thi đấu. Nếu ở hạng thi Mở Rộng, các đội thi đã có sự tính toán chiến thuật khi làm xe và trang bị đồ nghề cho phù hợp thì ở hạng Bán Tải Việt Nam những chiếc xe là bản thương mại hoàn chỉnh các đội thi sẽ phải dựa vào công năng nổi bật của xe và kỹ năng của giống để chiến thắng. Nếu như tăng tốc nhanh là điểm mạnh của những chiếc Ranger tại các đường thi tốc độ thì Navara lại có được lực kéo rất khỏe ở những đường thi dốc ngắn, hay những chiếc Triton lại có lợi thế trên “đường đua bò”…Mùa PVOIL VOC 2019, khá nhiều đội thi đã thắc mắc liệu cho chiếc Ford Raptor tham gia thi đấu ở hạng Bán Tải Việt Nam có phải là một sự thiên vị từ phía Ban Tổ Chức? Khi chiếc xe này được trang bị từ động cơ đến các công nghệ hoàn toàn vượt trội so với những chiếc bán tải khác. Nhưng offroad không phải là một sân chơi mà cứ to khỏe thì sẽ giành chiến thắng, chung cuộc cả hai chiếc Raptor đều không thể hoàn thành tất cả các bài thi của hạng thi đấu này.

9.jpg

Một bản thiết kế thô của Ban thiết kế đường thi mùa PVOIL VOC 2020
Được biết năm nay Ban thiết kế đường thi đã đưa thêm vào một số bài thi cho hạng Nâng Cấp, các bài thi này sẽ có những chướng ngại vật để đội thi sử dụng kỹ năng dùng tời cũng như kỹ năng phối hợp giữa các vận động viên với nhau. Năm nay BTC vẫn duy trì đường thi Adventure để tạo sự gắn kết giữa các đội thi với nhau, đây cũng là bài thi tạo được nhiều cảm xúc nhất dành cho các đội sau mỗi mùa giải. PVOIL VOC 2020 với 10 đường thi dành cho 4 hạng thi đấu, năm nay BTC đã công bố là các đường thi sẽ chạy xuyên suốt không nghỉ trưa nên các đội thi cần lên một phương án thi đấu hợp lý để giữa sức hoàn thành tất cả các bài thi trong hai ngày 26 và 27/09.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top