Thư của ông Le Labousse, ngày 16 tháng 6 năm 1792
[Giáo sĩ Le Labousse Pierre-Marie, thuộc giáo phận Vannes, đến Nam Hà ngày 20 tháng 9 năm 1787, mất ngày 28 tháng 5 năm 1801, thọ 41 tuổi. Ông truyền đạo ở các tỉnh phía Nam của miền Trung Bộ và Nam Hà]
Đây là [ một trong] nhiều bức thư mà tôi đã viết cho bạn trong 3 năm kể từ khi tôi vào Nam Hà. . ..
Chúng tôi vẫn ở đây trong tình trạng phải lẩn trốn liên tục. Công việc [ khôi phục ngai vàng] của nhà vua [Nguyễn Ánh] không chắc chắn cũng khiến số phận của chúng ta trở nên bất định nhất.
Vào tháng Hai vừa qua, chúng tôi thấy mình sắp phải bỏ đàn chiên thân yêu để chạy trốn hòng thoát khỏi bàn tay quân thù [Tây Sơn]. Họ đã đến với số lượng khoảng 2 đến 30.000 người theo đường từ Lào, nơi họ đã đi qua với tư cách là người chiến thắng, cho đến tận Campuchia. Người Campuchia đã chấn động [ theo Tây Sơn] và chuẩn bị đến đây với quân nổi dậy. Bên cạnh đó, có tin đồn rằng kẻ soán ngôi đã ra lệnh cho đội quân này đến bằng đường bộ và tấn công Nam Hà, nơi Nhà vua [Ánh] chiếm giữ, trong khi ông ta [Nguyễn Huệ] sẽ đến bằng đường thủy với hạm đội của mình để phong tỏa tất cả các cảng, để ngăn Hoàng tử [ Nguyễn Ánh] [phản] công và bỏ trốn. Nếu ông ấy thực hiện được kế-hoạch này, thì đó sẽ là dấu chấm hết cho chúng tôi và cho Nhà vua [Ánh], người vào thời điểm này, hầu như không đủ điều-kiện để duy trì một mảnh đất. Nhưng Chúa đã ngăn-chặn [ cuộc tấn công kinh hoàng này] bằng một cơn bão [quá may cho Nguyễn Ánh và đen đủi cho Nguyễn Huệ] một lần nữa và đem lại một chút bình yên cho chúng ta. Cũng có thể quân địch sợ tàu châu Âu đổ bộ vào đây buôn bán với số lượng lớn, hoặc bị hai đội quân mà vua Xiêm cử sang đón đánh không cho vào Campuchia, nên chúng rút lui. Ở đây họ [Tây Sơn] là chủ nhân của phần lớn Nam Hà, của toàn bộ vương quốc Bắc Hà mà họ đã khuất-phục, và có lẽ là cả Lào, nơi họ vừa cướp bóc mọi thứ.
Gần đây chúng tôi được biết rằng một trong những người bạn của chúng tôi từ thượng Nam Hà hiện đang ở triều đình của quân nổi loạn [ Tây Sơn]. Ông buộc phải đến đó để đưa ít thuốc cho vợ của Bạo chúa [ Nguyễn Huệ] . . ..
Không một anh em nào [các giáo sĩ nước ngoài] ở vùng này dám trình diện [ Tây Sơn]; nhưng một trong những quan lớn của Triều đình [Tây Sơn], là người theo đạo Thiên chúa, đã thuyết phục họ làm như vậy. ... ông Gérard, người trẻ nhất trong các nhà truyền giáo, tự giới thiệu mình là bác sĩ, mặc dù có lẽ ông ấy không biết nhiều về y học. . ..
Khi đến Triều đình [ Tây Sơn], ông đã được đón tiếp rất vinh dự và nồng nhiệt, và có lẽ niềm bất hạnh nhất là vợ của kẻ nổi loạn đã chết trước khi nhà truyền giáo có thể đến thăm bà. Bạo chúa đau đớn tột cùng vì [bác sĩ] không được gọi đến kịp thời. Ông ấy [Nguyễn Huệ] nói.... rằng anh ấy đang ở trong thành phố [ đoạn này đã bị xóa nhiều nên người dịch không hiểu ý tác giả]. ... thật sự việc chào đón nồng nhiệt này. ... không làm yên lòng vị bác sĩ đáng kính; và hôm nay ông ta càng lúng túng hơn bao giờ hết, vì phiến quân muốn cử ông ta làm đại sứ đến Macao để mời người châu Âu đến buôn bán với họ [ Tây Sơn]. ...
Vương quốc Nam Hà điêu tàn vì cuộc chiến này.... Dân Nam Hà khốn khổ gần như tuyệt-vọng. Những người ở trong phe của nhà vua [ Nguyễn Ánh] tỏ ra không vui; nhưng những người dưới quyền của phiến quân còn nhiều hơn thế. . .. [ ý nói nhiều lính Tây Sơn cũng bất mãn].
Năm ngoái, chúng tôi đã gặp nhau vào một buổi tối cùng Giám mục d'Adran [ Bá Đa Lộc]. Vị giám mục tốt bụng này thấy tính tình nhà vua [ Nguyễn Ánh] ngày càng trở nên tồi tệ, đã quyết định trở về Pháp, vì sợ rằng sự hiện diện của ông sẽ trở thành tai họa cho tất cả các nhà truyền giáo, nếu quân nổi dậy đến đây và chiếm thế thượng phong. Con tàu đã được chuẩn bị sẵn sàng, thì đột nhiên lòng thương xót thiêng liêng níu chân chúng tôi và [việc muốn rời đi] rời bỏ chúng tôi một lần nữa vì vị Giám mục xứng đáng. Vào thời điểm viết thư này, một con tàu vẫn đang được chuẩn bị, trong vài ngày nữa tàu sẽ đưa đức Giám mục khỏi chúng tôi và đưa ông đến Macao, nếu Chúa không nhanh chóng đến trợ giúp chúng tôi để ngăn chặn chuyến đi này.
Nhà vua [Ánh], là người đầu tiên đồng ý, kể từ đó đã nói với một trong những giáo sĩ của chúng tôi rằng Đức ông không thể trở lại. Các quan thực sự thân cận với Thái tử [Hoàng tử Cảnh] đã tuyên bố với ông [ Nguyễn Ánh] rằng nếu ông để cho Thái tử đi [người ta gọi là Đức Ông] thì cả dân sẽ mất lòng mà bỏ rơi ông. Trong việc này họ đúng. Ngay khi quân nổi dậy biết rằng Đức Ông [ Hoàng tử Cảnh] đã rút lui, họ sẽ không mất nhiều thời gian để đến đây với sự tự-tin cao nhất. Đối với chúng tôi, chúng tôi sẽ không có nguồn lực nào khác ngoài chuyến tàu trở về, nếu chúng tôi [không] tìm được lối thoát. Tất cả điều này, thưa ngài, ném chúng tôi vào nỗi buồn lớn nhất. Mất Đức cha Bá Đa Lộc, chúng ta mất tất cả...
Tất cả các sĩ quan người Pháp đã ở đây hơn hai năm để phục vụ Nhà vua [ Nguyễn Ánh] cũng tuyên bố sẽ trở về Macao. Trong số này là các sĩ quan Dayot de Rhedon, Vannier d'Auray, còn 2 sĩ quan Launay và Guilloux de Vannes tuyên bố sẽ trở lại Pondicherry [Pondicherry là một thành phố và khu đô thị của quận Pondicherry thuộc bang Puducherry, Ấn Độ, lúc này đang là thuộc địa của Pháp], lần đầu tiên vào năm ngoái và lần thứ hai vào tháng Giêng vừa qua. . ..
[Về chủ đề trở lại Pháp của Bá Đa Lộc, đây là những gì vị giám mục này đã viết cho ông Boiret, ở Nam Hà vào ngày 20 tháng 6 năm 1792, bốn ngày sau bức thư của ông Le Labousse [lưu trữ M-E, 746, p. 365-368]:
Vị trí của chúng ta gần giống như năm ngoái. Nhà vua [ Ánh] vẫn chưa thực hiện cuộc viễn chinh nào. Ông ấy đang chuẩn bị sớm để thực hiện một cuộc viễn chinh; nhưng người ta sợ rằng, như đã xảy ra nhiều lần, rằng ông ta bằng lòng vì [ những gì] đã có [ và] mong muốn làm như vậy.... Trong hai năm, tôi đã cố gắng rời xứ [ Nam Hà] này đến Bắc Hà để thánh hiến các giám mục của vùng này và đặc biệt là phó giám mục của tôi (giáo sĩ Jean Davuost ở Tây Đàng Ngoài). Nhà vua không bao giờ muốn đồng ý với điều đó, vì vậy tôi đã nói ông ấy nên hoàn thành công việc của mình và để đánh thức ông ấy khỏi cơn mê man, tôi đã hai lần xin phép ông ấy để tôi về Châu Âu. Ông đã nhiều lần thuyết phục tôi ở lại, và đã hứa rằng sẽ gấp rút [ tấn công Tây Sơn] hết sức có thể.
Năm 1792, cũng chính ông Le Labousse đưa ra một số chi tiết tình huống hơn về các sự kiện liên quan ở trên [lưu trữ M-E, 746, pp. 370-371]:
"Ông chắc chắn đã biết rằng giám mục d'Adran sắp trở lại Pháp vào năm ngoái. Khi tôi viết bài này, con tàu Saint-Esprit của Pháp vẫn đang được chuẩn bị cho chuyến đi tương tự. ... Chính sự ra đi của tất cả các sĩ quan người Pháp, những người đã yêu cầu và được phép quay lại [ nơi mà mình đã từng phục vụ, ý nói quân đội Pháp], điều này phần lớn [ tác động đến] quyết định nhà vua [Ánh] tìm kiếm sự chấp thuận của Hoàng tử [Cảnh] một lần nữa để dàn xếp. Nhà vua ban [ chiếu] cho anh ta [Cảnh]; và anh ta nhanh chóng ăn năn và thay đổi quyết định. [ Hoàng tử Cảnh muốn đi Pháp với Bá Đa Lộc và các sĩ quan Pháp]
Ngay khi chúng tôi biết ở đây rằng Đức ông [ Cảnh] chuẩn bị rời đi thì mọi người bắt đầu la hét. Các quan đều nói rằng nếu Đức ông đi xa, các quan cũng phải nghĩ đến sự an nguy của mình mà sớm phải đi nốt. Người dân đe dọa sẽ gọi những kẻ nổi loạn đến đây, hy vọng vào một số phận tốt hơn. Mẹ của Nhà vua, Hoàng hậu và toàn thể Triều đình đã đại diện với vị hoàng tử này rằng ông không thể để Đức cha Lộc ra đi mà không vạch trần mọi người và vạch trần chính mình. Ông cảm thấy điều đó. Vì vậy, một vài ngày [sau đó] ông [ Lộc] đến nhà Đức ông [Cảnh], nơi họ đã có một cuộc nói chuyện rất dài với nhau về chủ đề này, v.v., và cuối cùng hoàng tử nói rằng anh ấy không thể đồng ý với sự ra đi của Đức ông. Tôi nghĩ rằng các sĩ quan Pháp, ít nhất là một số ít, sẽ ở lại sau vụ này. . ..
Ngày 9 tháng 7 năm 1792, đức cha Lộc viết thư cho Giám mục Doliche [lưu trữ M-E, 746, p. 387-388]:
“Nhà vua sẽ xuất quân, trong một tháng nữa, cho một cuộc tấn công sẽ cho ông ấy và cho chúng ta kết quả của sự giúp đỡ [về quân sự và tinh thần] cuối cùng thế nào…
[Lưu trữ M-E, 646. P.358-363]