[Funland] Dịch sách: Viễn Chinh Nam Kỳ-1861

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quân ta thu được các chiến lợi phẩm gồm: 150 đại pháo, 2.000 súng trường Saint-Etienne ( 1 nhãn hiệu súng nổi tiếng của Pháp, lấy tên theo vùng Saint-Etienne, thuộc miền Trung Pháp, súng này Nguyễn Ánh mua của Tây từ lúc đánh Tây Sơn, lúc này đã trở nên lạc hậu so với súng kiểu mới của Pháp, suốt từ thời Minh Mạng cho đến lúc này, quân đội nhà Nguyễn không có vũ khí gì đời mới) tình trạng bảo trì hoàn hảo; đầu đạn tròn,đầu đạn súng cối chưa cho thuốc súng, 2.000 kg thuốc súng; giáo, chĩa, kích cùng một số lớn tiền đồng được tìm thấy trong thành. Súng tay thì bắn bằng đá lửa (tức là súng Hỏa Mai); đó là súng từ thời đệ nhất đế chế (thời Napoléon I từ 1804-1814). Các quả đạn thuộc loại láng, bằng gang, đúc cũng khá tròn; thuốc súng cũng mịn, cán khá đều hạt. Trong thành Kỳ Hòa không thấy có súng bắn bằng bùi nhùi lửa, cũng không có cung, không có nỏ. Ta còn tìm thấy một số bản đồ An Nam; các bản đồ khá đúng giúp ta làm bản đồ trinh sát.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Danh sách quân lính trong đồn được cha Croc dịch ra; cha Croc thuộc Giòng truyền giáo xứ nước ngoài, và là thông dịch viên của vị tổng tư lệnh; danh sách cho thấy có 21.000 binh sĩ chính quy. Ngoài ra ta còn biết có 1.000 tá điền của quân đội, gọi là Don-dien (Đồn điền). Trong thành còn có thêm 10.000 nghĩa quân. Trong trận tấn công chính thì đám nghĩa quân này đóng giữ ở mặt giữa và hai cánh của thành Kỳ Hòa. Nếu kể luôn quân số đóng giữ tại các đồn trên thượng lưu sông Đồng Nai khoảng 15.000 người, về phía quân Pháp và quân Tây Ban Nha hợp lại là 8.000 quân lính, thì ta có thể nói rằng trong ngày 25 tháng 2, 52.000 người đã giáp chiến trong một khoảnh đất mà tiếng đại pháo có thể nghe thấy từ đầu này đến đầu kia. Đối phương để lại 300 xác chết trong khu phía phải và khu phía trái. Xác chết phần lớn là người Bắc Kỳ, khoẻ mạnh và to lớn hơn những người Nam Kỳ miền dưới ; ngay khi đã chết, nét mặt họ vẫn hết sức là rắn rỏi. (Như vậy binh lính chiến đấu ở đâu chủ yếu là người miền Bắc, rất dũng cảm, to cao hơn dân Nam Kỳ, đồng thời cũng cho thấy chính sách chia rẽ, phân biệt dân tộc của nhà Nguyễn, đem lính người Bắc ra làm bia đỡ đạn).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hẹn các cụ vào ngày mai, với những trận đánh kinh hồn
 

Xe gòng

Xe điện
Biển số
OF-183604
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
2,515
Động cơ
367,506 Mã lực
chắc đợi dịch xong rồi e đọc 1 thể chứ đọc kiểu đợi chờ này thì mệt lắm
 

turnviet

Xe lăn
Biển số
OF-93492
Ngày cấp bằng
30/4/11
Số km
10,375
Động cơ
475,774 Mã lực
Nơi ở
Độ xe Carcam 15/29 Láng Hạ
Website
carcam.vn

Xe gòng

Xe điện
Biển số
OF-183604
Ngày cấp bằng
5/3/13
Số km
2,515
Động cơ
367,506 Mã lực

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
2,834
Động cơ
582,403 Mã lực
Em đánh dấu thớt chờ chương mới.
 

Thang N.

Xe tăng
Biển số
OF-51172
Ngày cấp bằng
19/11/09
Số km
1,591
Động cơ
421,812 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ Đốc, đúng là khoảng thời gian bi tráng của dân tộc.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trận đánh ngày 25 khác hẳn với trận đánh ngày 24, về mặt chiến thuật và sức kháng cự của quân địch. Pháo binh bắn 204 quả đại pháo, gồm cả súng cối và 36 thùng đạn pháo các cỡ : ‘’Ðây chỉ là một nữa số đạn đã được dùng so với ngày hôm trước, nhưng trận đánh lại gay go hơn và hăng say hơn’’ (trích báo cáo của trung tá pháo binh Crouzat). Vì tính chất ác liệt và sáng chói của trận đánh này nên ta sẽ phân tích và nói đến nó nhiều hơn các trận đánh khác ; ta nhận thấy trong trận này pháo binh can thiệp quá ít trong một thời gian cũng quá ngắn, phần tình báo cũng không đầy đủ. Bên địch có khả năng chặn đứng các âm mưu tấn công của ta.

Trong trận ngày 25 pháo binh bị nắng rọi vào mắt vì thế phải xoay sở trong điều kiện bất lợi. Trận đánh ngày 24 cho thấy quân địch chịu đựng dễ dàng sức tấn công của ta ở khoảng cách xa nhờ vào công sự của họ làm bằng đất và cành cây, không cao lắm nên không bị sập, đạn đại pháo không gây hề hấn gì, đạn súng cối cũng chẳng công hiệu gì hơn. Vì vậy trong trận ngày 25 quân lính bắt buộc phải tiến gần để yểm trợ pháo binh và phải chịu thật nhiều gay go. Ðịa thế không có một chỗ nào để ẩn nấp. Tình thế thật nguy hại : để tránh kéo dài tình trạng bất lợi vị tổng tư lệnh đã thu ngắn tác chiến pháo binh và xua quân tấn công, vì ông hoàn toàn tin tưởng ở quân sĩ. Nếu áp dụng cùng một chiến thuật như ngày 24 biết đâu thương vong còn cao hơn nữa, vì ta không phá được các lỗ hở để tấn công.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nhiều sĩ quan đã trinh sát địa thế từ chiều ngày 24 tháng 2 đến sáng ngày 25. Tuy sự thám sát còn thiếu sót nhưng thật bổ ích. Thành An Nam thấp và màu thì gần với màu đất, nên không thấy rõ các bố trí bên ngoài bờ thành của hậu tuyến địch. Ðể quan sát cách bố trí bên trong thành Kỳ Hòa rộng lớn thì phải có chỗ cao để nhìn vào, ta chỉ có thể trông vào một bụi cây lớn duy nhất để trèo lên nhìn, bụi cây nằm lọt hẳn trong tầm bắn của địch vì gần ụ phòng thủ phía trái của thành. Xạ thủ địch đã núp trong đám rừng nhỏ này để phục kích ta chiều hôm trước, và ta đã phải khó nhọc lắm mới làm yên được tiếng súng của họ. Vì các lý do trinh sát không đầy đủ, không biết rõ cách phòng thủ bên trong thành địch, nên ngày hôm sau ta phải tiến quân chậm.

Quyết định sau cùng là đưa quân đến thật gần bên phía trái vì ta biết rõ phía này hơn. Quân lính đều thấy tầm quan trọng đó khi có lệnh tạm thời đừng lại để dốc toàn lực vào phía này. Từ vị trí trinh sát trên cây ta thấy có một lớp tường phòng thủ bên trong thẳng góc với tường thành phòng thủ bên ngoài, tường chia bên trong làm hai khu khác nhau ; nhưng còn một chuyện nữa không đoán được là bức tường dùng để phòng thủ chống lại sức tấn công từ khu bên trái sang khu bên phải hay từ khu bên phải sang khu bên trái ? Dựa vào trại Quan ở khu bên trái để đoán là khu này quan trọng hơn thế thôi. Chắc chắn là nếu ta biết trước tầm quan trong của khu bên phải, thì bắt buộc phải tránh khu này mà chỉ đưa quân vào đánh ở giữa và ụ phòng thủ bên trái mà thôi, và trước đó thì phải chiếm đóng khu làng dựa vào khu rừng có cây cao trước đã. Nhưng chiến thuật này chỉ đưa ra sau khi trận chiến đã kết thúc, làm sao biết trước để thực hiện như vậy.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chống lại ý kiến này, ta cũng có thể cho rằng, ngay như việc trinh sát được thực hiện đầy đủ và chiến thuật vừa kể đem ra áp dụng, quân địch không bị lừa và phân tâm do hải quân đổ bộ của ta và lính Tây Ban Nha đánh lạc hướng trong suốt 30 phút, mà lại dồn hết sức kháng cự vào phía trái thì biết đâu sẽ đẩy lui được quân ta,và cũng phải hiểu rằng ngay cả việc trinh sát được thực hiện đầy đủ và chính xác giúp quân lính hăng say vượt qua tường thành nhưng biết đâu họ không còn đủ sức và bình tĩnh để tiếp tục chiến đấu như họ đã làm? Ai mà chẳng thấy những người lính bộ binh hay lính thủy vừa vấp ngã vừa lần mò từng bước trên miệng hầm chông quanh co để tìm đường tiến lên dưới làn đạn địch. Nếu trinh sát thực hiện được và biết hết con số hầm chông thì bất cứ ai cũng sẽ kết luận rằng cuộc tấn công không thể nào thực hiện nổi.

Nhưng sau cùng, trận chiến ngày 25 đã đem đến kết quả ; mặc dù ta đã phải trả một cái giá tương xứng cho sự thành công này, đó là cái giá của sự may mắn trong chiến tranh. Thật vậy may mắn hay rủi ro có thể xảy ra trong bất cứ trận chiến nào, chỉ cần một chút xíu biến cố cũng có thể đem đến chiến thắng hay chuyển thành thất bại dễ dàng, chẳng hạn một cơn mưa rào bất thần, một bờ dốc bị máu hoặc nước mưa làm trơn trợt, một người lính nào đó nhào lên để hy sinh và bị giết.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vị chuẩn đề đốc Page, theo kế hoạch dự trù từ trước, đã đánh chiếm nội trong ngày 25 tháng 2 tất cả các đồn trên thượng lưu sông Đồng Nai và nhất là trên sông Bé. Sư đoàn đặt dưới quyền của ông gồm có các tàu Renommée, Forbin, Monge, Avalanche, pháo hạm số 31, tàu Sham-Rock, và tàu Lily.Tất cả các tàu này đều bị trúng đạn của địch, có nhiều người chết và bị thương.

Vị tổng tư lệnh đóng bản doanh trong khu trú ngụ của Quan trấn thành (tức là Nguyễn Tri Phương, giữa khu này có một cái hồ, trong hồ có một con cá sấu khá lớn nuôi làm cảnh, đồng thời cũng đem ném những người phạm tội xuống làm mồi cho nó). Quân sĩ sau khi thu lượm các túi đeo lưng liền được đưa vào trú ngụ trong các nhà của quân An Nam trước kia, doc theo một con đường kéo dài cho đến phía bắc thành Kỳ Hòa. Một nửa số bị thương được đồn Cây Mai chuyển về quân y viện Chợ Quán. Số còn lại đưa vào một trạm cứu thương ngay trong thành Kỳ Hòa. Chiều hôm ấy, các đoàn chuyên chở lấy đạn ở đồn Cây Mai thay vào số đã bắn khi đánh nhau buổi sáng và lấy thêm 3.000 viên đạn nữa để thiết lập kho dự trữ trong thành Kỳ Hòa. Trong vài ngày mà quân viễn chinh đã tiến sâu vào vùng đất địch, vì thế một kho đạn dược trung gian thật cần thiết.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thái độ của người An Nam trong ngày 25 thật là lạ, ta nhìn thấy được sự yếu kém về nghị lực của họ qua nét mặt không tỏ lộ của người Á Châu. Cứ chỗ nào phải đánh nhau mặt giáp mặt thì họ sợ hãi cho đến nỗi chỉ nghĩ đến chịu chết mà không chịu tiếp tục chống trả (đây là lính người Nam Kỳ) Làm sao giải thích được việc này, nếu không công nhận đó là bản chất yếu kém về nghị lực của những giống dân phương Ðông. Chỉ có vài trăm người Âu mà cứ mỗi lần tiến đánh đều thắng hàng ngàn quân địch mặc dù rất dũng cảm, lần nào cũng vậy. Sự thua thiệt về khí giới không đủ để giải thích điều này : vì rõ ràng là họ đã chấp nhận đánh cận chiến, mà đánh cận chiến thì ưu thế của khí giới tối tân bị giảm đi ; giết nhau sát ngay trước mặt thì một khẩu súng cổ xưa loại loe nòng hay một khẩu súng trường loại cac-bin cũng không khác xa bao nhiêu. Ngày 25 tháng 2, chuyện quân An Nam không rút lui và hầu hết bị giết ngay trên thềm bắn là một chuyện gần như ngoại lệ. Chỉ vì họ nghĩ rằng, thứ nhất là quân Pháp và quân Tây Ban Nha không sao tràn qua được các hầm chông, kế tiếp là quân ta phải lui vì bị mâu và kích của họ đâm, hoặc bị bắn, hoặc bị pháo lửa và nồi lửa của họ ném ra (tác giả cho thấy sự yếu kém về chiến thuật của quân Nguyễn, không phải vì họ thiếu dũng cảm, mà là do trình độ tác chiến chỉ huy, rõ ràng cụ Nguyễn Tri Phương không phải là tướng giỏi)
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Các đội quân viễn chinh tỏ ra hăng hái và đoàn kết. Những ai đã dẫn họ tiến lên đều có thể tự nhủ như Montluc (thống chế Pháp ở thế kỷ 16, phục vụ hai đời hoàng đế : François I và sau đó là Henri II) ’’Tôi quay lại ba lần, đều thấy họ vẫn còn theo tôi’’. Lòng tin của họ lúc nào cũng nguyên vẹn, hiểm nguy làm cho kỷ luật thêm chặt chẽ. Tiếc thay, giữa vô số chướng ngại vật và khói mù mịt từ súng hỏa mai của địch, các vị chỉ huy chỉ thấy và công nhận thành tích của một số nhỏ những người chiến đấu bên cạnh mình mà thôi. Quần áo của họ đâu có chứng tỏ gì là những người lính thủy và lính bộ khác thường : cũng chỉ mặc áo len và đeo lon đã cũ nát. Người chỉ huy không thấy hết các thành tích của quân sĩ là một điều thật bi thảm mà tất cả mọi người đều phải gánh chịu, nhất là hàng binh sĩ cấp dưới. Nhưng rồi người ta cũng quên đi và không nghĩ tới nữa.

Thủy sư đề đốc cám ơn từ cấp bậc cao nhất đến cấp bực khiêm nhường nhất trong quân đội về sự hào hùng và hy sinh của họ, cho đến cả tính mạng của họ. Trong cùng một gian phòng, tất cả các cấp bậc đều họp chung với nhau, thủy sư đề đốc ngỏ lời công khai ngợi khen và tuyên dương công trạng một vài người. Tuyên dương công trạng là phần thưởng coi như cao quý nhất từ thời kỳ đệ nhất đế chế. Không có huân chương nào sánh bằng tuyên dương công trạng. Dù ta có ca ngợi quá lố đi nữa thì cũng không làm mất cái giá trị vĩnh viễn của sự tuyên dương, nó làm xúc động con tim mỗi người và làm sống dậy những kỷ niệm của một trận chiến máu lửa mà họ đã dấn thân. Trên cái mảnh đất xa xôi này, huân chương nào mà lại không xứng đáng để được thêm lời tuyên dương ! Ai được tuyên dương đều nghĩ đến rồi đây cha mẹ mình và bạn bè mình sẽ biết đến công trạng của mình. Họ sẽ quên hết hiểm nguy và gian khổ đã trải qua ; rồi bỗng nhiên cái khoảng không gian cách trở giữa người lính thủy, người lính bộ binh nơi cái xứ Nam Kỳ xa xôi này và quê hương họ hình như đã vụt biến mất. Cái nhìn trìu mến của nước Pháp bên cạnh họ đã an ủi họ (tác giả ngầm trách chỉ huy, trong một phần ghi chú trước đây, tác giả tả những người bị thương ở Chợ Quán: trung úy Laregnère bị xổ ruột, người ta dùng một tấm trải giường để che , đại tá Testard ôm đầu trần truồng như nhộng, một người lính bị một viên đạn trong bụng nhưng vẫn ngồi hút thuốc..., có lẽ chính tác giả cũng bị thương? vì khi tìm trong bảng tuyên dương công trạng, có tên Pallu bị thương, Bảng tuyên dương công trạng xếp tác giả trong danh sách quân đoàn Hải quân đổ bộ. Như vậy ông có thể thuộc toán Hải quân đổ bộ được đưa lên Chiến hạm Impératrice-Eugéniecủa đề đốc Charner trước khi tàu rời Thượng Hải đi Nam Kỳ, cũng có thể thuộc thủy thủ đoàn thường trực của tàu Impératrice-Eugénie ).
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình 9. Hải quân đổ bộ Pháp và TBN tấn công đại đồn Kỳ Hòa

9151886660_1968b9bed2_o.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình 10. Tấn công đại đồn Kỳ Hòa ngày 24 tháng 2 năm 1861

9151886546_545a3ba491_o.jpg
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG VI

Quân viễn chinh đánh chiếm các vị trí Thuận Kiều, Hóc Môn, Rạch Tra và tiến lên tận Trảng Bàng. Toàn vùng bị chiến hạm và các đạo quân cơ động của ta lục soát. Trinh sát bước đầu về Biên Hòa và Mỹ Tho.

Tầm quan trọng của chiến thắng ngày 25 phải đến hôm sau mới biết hết. Ngày 26 khi vừa hừng đông, một đội pháo binh trang bị đại pháo nòng 4 yểm trợ một đoàn thám sát đi sâu vào thành Kỳ Hòa, suốt chiều dài của thành đến tận kinh Avalanche. Bốn khu công sự của Kỳ Hòa vừa mới vừa cũ đều lọt vào tay ta cùng một lúc. Quân An nam bị đánh bật khỏi khu thành Quan liền theo các ngõ tắt chạy về đồn Avalanche của họ dưới hỏa lực đại pháo ta bắn ra từ các chùa. Vị trí của đồn Avalanche nằm sát Sài Gòn, phía tây-bắc của thành phố ; xung quanh là nước và sình lầy, có cắm chông bao bọc ; cách phòng thủ khá rắc rối. Nhưng từ đồn Avalanche quân An Nam lại hối hả bỏ chạy, băng ngang vùng đầm lầy bằng hai lỗ trống trong bụi rậm giống như đường đi của thú dữ, quân Châu Âu đuổi theo trong đầm lầy thật khó nhọc, vừa thương tích vừa lạc đường. Sau cùng quân An Nam đến được con đường giám mục Adran, tại đây họ tổ chức lại, chuyển việc tháo chạy thành rút quân trong trật tự, tiến sâu vào vùng lãnh thổ của họ, qua các ngõ Thuận Kiều, Hóc Môn, Tân Thạnh. Họ đem chôn hầu hết các cỗ súng chiến thuật trong các cánh rừng thưa, có ghi dấu hẳn hoi để sau này sẽ đào lên (sáng ngày 25 tháng 2, trong khi quân ta phá được thành địch một cách vẻ vang, thì một đạo kỵ binh phóng theo truy đuổi quân An Nam trên đường tháo chạy, không cho họ rút về khu thành của xứ Triều cống (tức là thành Thuận Kiều). Nhưng đoàn kỵ binh không bắt được quân An Nam nào làm tù binh. Họ không bao giờ để bị dồn vào đường cùng. Ta cứ mượn lời sau đây từ chính miệng của một trong những người tướng chỉ huy của họ đã công khai trách họ: ‘’Quân sĩ chạy như chuột’’. Họ nhờ có vùng đầm lầy Avalanche để tránh, quân Âu không đuổi theo được. Nhưng đoàn kỵ binh viễn chinh thật ra chỉ gồm có vài bộ binh Châu Phi và vài kỵ binh người Tagal; có người đổ lỗi rằng số kỵ binh mà trước kia ta đòi vị đại úy toàn quyền Philipines phải cung cấp cho đoàn viễn chinh đã khôngđược thực hiện như ý muốn. Tác dụng của một đoàn kỵ binh không thể thay bằng vài cỗ sơn pháo: vì lý do ta đã sử dụng toàn thể quân sĩ vào việc tấn công thành địch, nên không còn người để đuổi theo quân địch rút lui). Con đường Sài Gòn được tự do lưu thông trở lại, ta cũng dẹp bỏ kho súng Cây Mai.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong những ngày 25, 26, và 27 tháng 2, quân ta dồn sức đắp một con đường di chuyển cho pháo binh trên vùng đất khô phía tây thành Kỳ Hoà. Hầm chông tại đây dều được lấp đi ; bàn chông, cọc nhọn, chà gai đều được tháo bỏ. Công việc không phải dễ ; người An Nam đào xới trong mùa mưa thì đất mềm, nay đất khô cứng dưới ánh nắng mặt trời, ta cuốc không nổi. Quân lính vừa làm vừa cố tìm cách nghỉ ngơi, họ vừa phải làm đường, làm trại, lại phải trinh sát Sài Gòn và Thuận Kiều (thành phố thuộc xứ triều cống cho An Nam). Thuận Kiều là thành phố đầu tiên trên đường đi sâu về vùng phía bắc (hướng bắc-tây-bắc). Theo lời khai của tù binh thì vùng này rất nhiều gạo và tiền đồng, có ba khu thành phòng ngự, rào tre thưa hơn so với thành Kỳ Hòa, nhưng bảo trì tốt đủ sức kháng cự. Các thành này cũng là kho của quân An Nam.

Giữa Thuận Kiều và thành Kỳ Hòa là một vùng đồng ruộng mênh mông, thỉnh thoảng mới thấy vài khu vườn trồng thuốc lá; cây thuốc lá nhỏ chỉ cao độ hai sải chân, khi ta lấy tay vò nát lá thì ngửi thấy một mùi thơm rất mạnh; lá khô rơi xuống thành những vệt nâu trên mặt đất. Vùng này có sông Hàm Luông chắn ngang đường đi: cây cầu bắc ngang sông đã bị phá sập; nhưng chếch về phía trái thì mặt đất lại cao lên, do đó chỉ cần đi xéo qua trái một chút là có thể vượt qua sông. Cánh đồng khô ráo, di chuyển dễ dàng trong mùa khô, nhưng qua mùa mưa thì ngập lụt, chỉ cần nhìn những hố do nước đào xới cũng biết; hố không sâu cũng không rộng lắm không làm cản trở cho người và ngựa. Ðịa thế đất đai được thám sát ngày 27 tháng 2 cho thấy pháo binh có thể di chuyển dễ dàng; vì thế mà vị tổng tư lệnh đã phát lệnh trực chỉ Thuận Kiều ngay ngày hôm sau, tức 28 tháng 2, trước khi trời sáng hẳn. Ðoàn quân viễn chinh tiếp tục chinh phạt xa hơn để giúp thủy sư đề đốc Page dễ dàng khống chế toàn vùng thượng lưu sông Đồng Nai. Ta có thể nghĩ rằng quân An Nam rút về Thuận Kiều, dựa vào sông Đồng Nai để tạm làm đường rút lui về mặt bắc đồng thời dựa vào các tỉnh miền nam để lập lại thế kháng cự giống như thành Kỳ Hòa. Nhưng nhìn kỹ ai cũng thấy là họ vừa thua trận một cách nặng nề thảm hại và không còn tinh thần chiến đấu nữa.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Pháo binh xuất quân trước, vào lúc 6 giờ sáng, đã gặp ngay vài rủi ro (một xe đạn lọt xuống hầm chông); pháo binh mang theo 4 đại pháo 12, 3 đại pháo nòng 4 có khía, 5 cỗ sơn pháo và hỏa tiễn, tất cả xếp thành đội ngũ ngay bên ngoài thành. Kế tiếp là bộ binh ra theo bằng một cửa nhỏ đục ở bờ tường thành. Xong xuôi tất cả đạo quân lên đường đúng 6 giờ 30 phút sáng. Pháo binh ở giữa; bên phải pháo binh là lính bộ binh Pháp và lính bộ binh người Tây Ban Nha; bên trái là lính thủy đánh bộ. Hải quân làm trù bị.

Toán xung kích An Nam và lính đánh bộ Châu Phi đi trước làm quân mở đường. Khi còn cách đồn quân An Nam 1.500 thước, thì ta thấy rõ ràng tường thành. Thành xây cất ở một nơi cao ráo nhìn xuống cánh đồng. Bên trong thành thấy có nhiều công sự lớn và một pháo đài trang bị đại pháo; tất cả tạo ra một vẻ đáng ngại. Quân ta dừng lại, pháo binh dàn trận và phân chia vị trí như sau: 3 súng cối di chuyển về phía bên phải, gần một đám cây có thể nhìn vào thành. Lính phóng hỏa tiễn thì nhắm vào các công sự lớn trong thành; đại pháo 12 hướng vào khu pháo đài; đại pháo nòng 4 và hai súng cối thì bắn vào bất cứ lỗ châu mai nào có đạn đại pháo của địch bắn ra. Thủy sư đề đốc, vì muốn tránh bớt cho quân sĩ vai trò tiến công khó nhọc mà họ đã chịu đựng trong ngày 25, nên đã thay đổi chiến thuật dựa theo địa thế và kiến trúc của công sự mới này. Công sự ở vị trí cao lại có kho và pháo đài rất lớn, vì thế thủy sư đề đốc ra lệnh cho pháo binh giữ vai trò chính. Pháo binh tiến lên trước, từng khẩu một, ngựa kéo súng phóng nhanh theo nước kiệu: dừng lại từng trạm 800, 600 rồi 200 thước. Súng của pháo binh ta bắn ra rất chính xác và mãnh liệt, thế mạnh hơn quân địch thấy rõ, mỗi súng bắn đúng 50 quả rồi ngưng. Pháo binh địch bắn lấy lệ để che cho việc rút quân, họ có khoảng 8.000 quân lính. Quân sĩ của họ tiến theo pháo binh từng đợt một và dừng lại tại một đồn khác, cạnh bên có một ngôi làng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,834
Động cơ
698,152 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thuận Kiều bị ta lấy mà không có thiệt hại gì nhiều. Tuy vậy cũng có một số khá lớn quân sĩ bộ binh bị trúng đạn địch, bị thương hoặc bị trầy xước. Ngay khi bắt đầu trận đánh, trung tá Crouzat bị thương nặng ở đùi vì không may do tai nạn gây ra: ngựa ông đang cưỡi nghe tiếng rít của hỏa tiễn hoảng sợ mà nhảy dựng lên, hất ông ta ngã xuống đất.

Thành phố của xứ Triều cống là kho quan trọng của quân An Nam. Ta chiếm được 3 thành, thu được 1.400 tấn gạo, vô số thuốc súng, đạn pháo, lao, giáo, súng cỡ nhỏ, 20 đại pháo đúc bằng gang nòng 16, quân trang và tiền kẽm mà địch chưa kịp đốt giây buộc, tiền kẽm mất giây xỏ xâu thì cũng mất giá trị đi nhiều.

Quân An Nam vẫn theo lệ thường mang theo hết những người bị thương, phần lớn các thương binh là từ thành Kỳ Hòa đưa về. Những căn nhà ta chiếm tường còn bê bết máu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top