[Funland] Dịch sách: Viễn Chinh Nam Kỳ-1861

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nam Kỳ, 1866, một ông nhà giàu An Nam với ngựa và các người hầu của mình, ông này chắc phục vụ cho quân Pháp mới ăn mặc kiểu này


11896885093_4d450f523a_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 ban nhạc, NAm Kỳ, 1866

11897530396_c16eb04c8e_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Chân dung 1 cô gái giàu có, ảnh chụp năm 1860, có thể gọi là xinh đẹp
11897531486_db7b98c215_o.jpg
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tàu chiến Pháp trên các kênh Sài Gòn, ngày 15 tháng 2



main-qimg-91af9c9afe6e5fab060bfd37b4882116.png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hình vẽ quân phục lính Pháp, Tây Ban Nha, cảnh vẽ các cuộc tấn công

31297878746_4e8e5ec134_o.jpg


 

j23

Xe container
Biển số
OF-471375
Ngày cấp bằng
18/11/16
Số km
6,293
Động cơ
4,658 Mã lực
Em lại oánh dấu phát công trình của cụ Đốc!
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,157
Động cơ
204,553 Mã lực
Nhân thấy các nhà xuất bản cho ra mắt cuốn: Nam Kỳ Viễn Chinh Ký- 1861, em có đọc qua và thấy, bản dịch này dựa trên bản in năm 1888, là ấn bản tác giả có hiệu chỉnh ba năm trước khi qua đời.
Thấy không hay, em bèn dịch bản gốc, tức là bản in năm 1864, sát với những cảm xúc tác giả viết khi còn trẻ ( 25 tuổi, cấp bậc Trung úy) hơn là lúc ông đã 60 tuổi, với cấp bậc Chuẩn Đô Đốc.
Em cố gắng dịch thật sát nguyên văn, định dịch và hiệu đính xong toàn bộ sẽ post hầu các cụ, nhưng e đợi hơi lâu, bèn post trước vài chương, rồi dịch đến đâu em post đến đấy.
Dịch sách và hiệu đính, chú thích mất khá nhiều công sức, tự thấy trình độ tiếng Pháp cực- kỳ ngu -dốt, kiến thức quê- mùa về Lịch Sử, cũng mong các cụ coi như xem tham khảo.
Đã có sách giấy hay e book chưa cụ ơi. Em thích đọc nhưng thường hay đanh dấu và đối chiếu.
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,143
Động cơ
523,813 Mã lực
Cảm ơn cụ Đốc, em vừa đọc một lèo không dứt ra được. =D>=D>=D>
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,143
Động cơ
523,813 Mã lực
Thái độ của người An Nam trong ngày 25 thật là lạ, ta nhìn thấy được sự yếu kém về nghị lực của họ qua nét mặt không tỏ lộ của người Á Châu. Cứ chỗ nào phải đánh nhau mặt giáp mặt thì họ sợ hãi cho đến nỗi chỉ nghĩ đến chịu chết mà không chịu tiếp tục chống trả (đây là lính người Nam Kỳ) Làm sao giải thích được việc này, nếu không công nhận đó là bản chất yếu kém về nghị lực của những giống dân phương Ðông. Chỉ có vài trăm người Âu mà cứ mỗi lần tiến đánh đều thắng hàng ngàn quân địch mặc dù rất dũng cảm, lần nào cũng vậy. Sự thua thiệt về khí giới không đủ để giải thích điều này : vì rõ ràng là họ đã chấp nhận đánh cận chiến, mà đánh cận chiến thì ưu thế của khí giới tối tân bị giảm đi ; giết nhau sát ngay trước mặt thì một khẩu súng cổ xưa loại loe nòng hay một khẩu súng trường loại cac-bin cũng không khác xa bao nhiêu. Ngày 25 tháng 2, chuyện quân An Nam không rút lui và hầu hết bị giết ngay trên thềm bắn là một chuyện gần như ngoại lệ. Chỉ vì họ nghĩ rằng, thứ nhất là quân Pháp và quân Tây Ban Nha không sao tràn qua được các hầm chông, kế tiếp là quân ta phải lui vì bị mâu và kích của họ đâm, hoặc bị bắn, hoặc bị pháo lửa và nồi lửa của họ ném ra (tác giả cho thấy sự yếu kém về chiến thuật của quân Nguyễn, không phải vì họ thiếu dũng cảm, mà là do trình độ tác chiến chỉ huy, rõ ràng cụ Nguyễn Tri Phương không phải là tướng giỏi)
Em nghĩ đoạn này tác giả có ý ngạc nhiên vì nhiều trận đánh trước đó, quân An Nam rút lui/ bỏ chạy khi đánh giáp lá cà, nhưng trận ngày 25/02, thì mặc dù liên quân xung phong vào tường thành nhưng quân mình không rút lui,mà chống cự lại. Bằng chứng là gần chục ông Tây lên đường. :)) .
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em nghĩ đoạn này tác giả có ý ngạc nhiên vì nhiều trận đánh trước đó, quân An Nam rút lui/ bỏ chạy khi đánh giáp lá cà, nhưng trận ngày 25/02, thì mặc dù liên quân xung phong vào tường thành nhưng quân mình không rút lui,mà chống cự lại. Bằng chứng là gần chục ông Tây lên đường. :)) .
Cái này do chính sách " chia rẽ để trị" của nhà Nguyễn, bắt đầu từ Minh Mạng, cụ có thấy là những người lính dũng cảm ở lại chiến đấu và chết ở thành Kỳ Hòa đa số là người miền Bắc không?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
CHƯƠNG VIII

Cục diện Nam Kỳ miền duới sau khi thành Kỳ Hòa và thành Mỹ Tho bị mất- Tổ chức quân đội- Tổ chức dân sự

Chiến thắng Kỳ Hòa và Mỹ Tho gây tiếng vang vô cùng rộng lớn trên toàn cõi Á Châu. Dân phiêu lưu rất đông trên các vùng biển nước Trung Hoa kéo nhau đổ đến Sài Gòn, từ dân miền núi Phúc Kiến, dân đảo Hải Nam, dân Quảng Đông, dân Ả Rập, Ấn Độ, cho đến dân các bộ lạc Karing và Xong (không rõ bộ lạc gì và ở đâu ?). Dân phiêu lưu người Châu Âu châu tại Thượng Hải, Hong-Kong, Batavia và Manila vì còn e ngại các cuộc biểu dương lực lượng quân sự còn có thể xảy ra nên vẫn đứng xa chờ đợi. Người An Nam bị rúng động mạnh. Họ nhiều lần khoe khoang với triều đình Xiêm La và Campuchia là người Pháp không thắng họ được, họ thường dẫn chứng các trận đánh ở Đà Nẵng như là các chiến thắng vẻ vang của họ, tuy có những lần tạm thời thua chạy nhưng không phải vì thế mà họ thất bại ( trận chiến 1858, thủy sư đề đốc Rigault de Genouilly và vị cố vấn quân sự và chính trị của ông là Giám mục Pellerin sau khi đánh chiếm Ðà Nẵng, trông chờ vào việc nổi dậy của một số người VN theo Công giáo để tiếp tay đánh vào Huế, nhưng việc nổi dậy không diễn ra. Ðóng quân tại Ðà Nẵng, lính Pháp- Tây Ban Nha bị dịch tả, sốt rét, kiết lỵ chết mất mấy trăm người, quân Pháp- TBN định theo giám mục Pellerin đánh ra Bắc vì ông giám mục bảo đã móc nối với hậu duệ nhà Lê nổi dậy, tuy nhiên Tạ Văn Phụng đã mách quân Pháp nên đánh Sài Gòn. Tại đây nhiều dân Công giáo, dân Hoa Kiều, dễ nổi loạn hơn, tuy thế tại Sài Gòn cũng không thấy ai nổi loạn, lại phải cố thủ chờ viện binh kéo từ TQ sang năm 1861). Vị phó vương An Nam cho các quan chức của hai tỉnh vừa bị mất hay rằng ông không thể ra lệnh gì cho họ cả trước khi có sự chuẩn y của triều đình Huế. Từ nghìn xưa đến giờ vẫn thế, cứ mỗi lần có sự xáo trộn ở Nam Kỳ miền dưới là giặc cướp xuất hiện khắp nơi ; tình trạng xã hội tại 2 tỉnh lỵ xinh đẹp của ta là Sài Gòn và Mỹ Tho lâm vào mối nguy bị tan rã là vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong hoàn cảnh đó, viên tổng tư lệnh nghĩ rằng nên tạm thời ngưng việc động binh, nếu không muốn trông thấy phần lãnh thổ đã lọt vào tay ta lâm vào cảnh điêu tàn. Quân sĩ đã kiệt sức, thương vong quá nhiều do dịch tả, sốt rét, kiết lỵ ; mùa mưa biến Nam Kỳ miền dưới thành một vùng lầy lội mênh mông, hồ ao rải rác khắp nơi ; quả thật là những lý do mạnh mẽ để ngưng việc đánh chiếm thêm. Ðây là lúc mà người Pháp phải tự xử lý những hậu quả do chính mình gây ra sau khi chiếm đoạt một vùng lãnh thổ 30.000 dặm vuông và đuổi hết những quan lại cũ của triều đình An Nam. Sau đây là lời một vị hoàng đế Ðông phương đã nói với một vị thái thú Trung Đông :

- Ông nghỉ rằng tôi có thể đứng từ xa để cai trị được không ? Tại sao các ông đến đây để chinh phạt chúng tôi, mà lại không cai trị nổi chúng tôi ?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tất cả phương châm của chiến tranh chinh phạt đều nằm trong điều dễ hiểu này. Vì vậy các cuộc hành quân đều ngưng lại, các hoạt động quân sự được giới hạn trong khu vực lãnh thổ thuộc 2 tỉnh đã chiếm mà thôi. Thành Kỳ Hòa bị san bằng đã trả lại cho con sông Đồng Nai một quang cảnh tuyệt vời ; đối với sông Cambodge, sau khi thành Mỹ Tho đã bị chiếm, quang cảnh cũng trở lại như xưa. Ðó là hai con sông tuyệt đẹp, mà ta hoàn toàn chủ động dễ dàng với những phương tiện sẵn có. Tuy nhiên, sông không thể so sánh với núi hay sa mạc trên phương diện biên thùy, nhất là trong một xứ mà người dân rất thích sống đi lại trên sông nước. Thật ra thì vùng Lưỡng Hà (nguyên văn : Mésopotamie, tức vùng Trung Đông nằm giữa hai con sông Tigre và Euphrate, thuộc I-rắc ngày nay) này mới chỉ bao gồm có tỉnh Biên Hòa, giữa Nam Kỳ miền dưới và lãnh thổ Huế còn có cả một vùng núi non làm biên giới tự nhiên. Ta chỉ có thể so sánh nơi đây là vùng Lưỡng Hà khi nào chiếm hết toàn thể lãnh thổ mà thôi. Xâm chiếm tức khắc không thể thực hiện được vì các lý do vừa kể : quân lính kiệt sức, mùa mưa và tình trang hỗn loạn hiện nay.

Cũng đúng lúc để ta đặt lại vấn đề có nên đánh chiếm thành Biên Hòa hay không và nếu đánh gục đường tuyến địch trên sông Đồng Nai để đặt đầu cầu trên đất địch, tức là Biên Hòa, thì có lợi ích như thế nào ? Ðánh chiếm vị trí này để mở đường lên phía bắc, thì quả là người An Nam sẵn sàng dâng cho ta, chỉ cần báo trước họ là đủ ; nhưng vào thời điểm này chỉ là một chiến thắng quân sự vô nghĩa. Một khi đánh chiếm Biên Hòa sẽ đưa tới 2 quyết định ta phải chọn : hoặc là tàn phá hết vị trí này hoặc là chiếm giữ. Giải pháp thứ nhất đưa đến một hậu quả vô bổ ; giải pháp thư hai đưa đến một hậu quả nguy hại.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vậy thì Biên Hòa là gì ? Là vỏn vẹn một vị trí ranh giới. Nếu như chúng ta phá hủy Biên Hòa, người An Nam sẽ rút về hậu tuyến, tức trên đường ra Huế, như thế họ lọt ra ngoài tầm kiểm soát của ta. Hiện nay là mùa rất thuận lợi cho việc đào xới. Ta có thể tin rằng họ sẽ chờ ta đánh và dành cho ta những bất ngờ bằng cách đào hào đắp lũy cố thủ với các chướng ngại phòng ngự phụ thuộc mà họ thành thạo một cách phi thường. Tóm lại chẳng có lợi gì cho ta cả.

Còn nếu ví như ta chiếm giữ vị trí này. Biên Hòa sẽ trở thành một đầu cầu của ta nằm hẳn trên đất địch, nhưng lại hoàn toàn cô lập. Nếu chúng ta muốn phong tỏa nhanh chóng Biên Hòa, cũng như phong tỏa Sài Gòn trước kia, thì cần có 500 quân, một số đồn nhỏ để nối liền với tỉnh Gia Định, một số pháo hạm để làm chủ trên nhánh sông Biên Hòa. Tất cả những chuyện này cũng chỉ để xua quân An Nam được 4 đến 5 dặm trên đường ra Huế, chẳng có ích lợi gì thêm cho phần lãnh thổ thuộc địa của ta đã chiếm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo ý kiến chung cũng như theo nguyên tắc quân sự thì trong hoàn cảnh như thế ta nên chú ý vào cục diện toàn diện hiện nay mà không nên để ý đến khía cạnh riêng của một vấn đề; vì vậy không thể nào có quyết định gởi một đạo quân viễn chinh đi đánh Biên Hòa. Sông Đồng Nai là một biên giới tạm thời; hữu ngạn thuộc về ta, tả ngạn thuộc người An Nam trừ ra 2 vị trí trên tả ngạn ta phải giữ: một là ngôi làng thiên chúa giáo nằm đối diện với Sài Gòn, hai là Thủ Dầu Một do ta trang bị mạnh mẽ để kiểm soát toàn vùng. Làng thiên chúa giáo trung thành với ta, bảo vệ họ là chính đáng và rất đúng trên phương diện chính trị. Thủ Dầu Một dùng để canh chừng toàn xứ, và cũng là nơi ta lấy gỗ để bán; ngoài ra khi cần thiết ta sẽ xuất quân từ đây để đánh bọc hậu vào phía bắc Biên Hòa khi cần chiếm vị trí này.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ðể khống chế toàn lãnh thổ ta thiết lập hệ thống bố trí quân sự như sau:

Thành lập một đường tuyến chiến lược chắc chắn từ đồn Testard, các đồn Thuận Kiều, đồn Hóc Môn, đồn Tân Thạnh cho đến thành Tây-Ninh, các đồn lũy liên đới hỗ trợ với nhau, kéo dài từ Sài Gòn dọc theo biên giới giữa Nam Kỳ và vương quốc Campuchia. Sông Đồng Nai sâu, tàu bè cỡ lớn có thể lưu thông dễ dàng vào sâu tới 60 dặm trong đất liền kể từ bờ biển; trên sông tấp nập tàu bè chuyên chở lớn nhỏ, hộ tống hạm, pháo hạm. Như thế kể như tại Sài Gòn và mặt giáp ranh với tỉnh Biên Hòa ta có hai đường tuyến quân sự, hỗ trợ nhau và cách nhau từ 5 đến 8 dặm. Ðường tuyến thứ nhất gồm các lực lượng cơ động trên sông, có khả năng hiện diện khắp nơi; có thể đặt đại pháo ở hàng trăm vị trí khác nhau để nhắc nhở cho quân thù là bất cứ một manh nha khởi nghĩa nào cũng sẽ bị quân sĩ tăng viện của ta đến tận nơi để trừng trị. Ðường tuyến thứ hai gồm có thành đồn trải dọc song song với sông Đồng Nai. Về phía sông Cambodge, Mỹ Tho là trại quân lớn và ta có cả một hạm đội canh chừng mạnh mẽ khắp phần tứ giác phía đông và phía tây, kiểm soát tất cả kênh rạch và sông Cambodge. Quân sĩ hành quân ngoài Sài Gòn lên tới 1.425 người, như thế ta đã chiếm tối đa diện tích lãnh thổ mà ta có đủ sức để giữ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nếu như quân An Nam dám mạo hiểm để tấn công ta thì cách bố trí vừa thấy đủ sức chống lại họ. Bị đẩy lui về Biên Hòa quân An Nam thấy phía sau quân ta có thể dồn lại dễ dàng bất cứ chỗ nào để đánh tan họ nếu họ có ý muốn tấn công. Cho đến bây giờ, nếu giả sử như ta chưa đủ sức ngăn chặn các cuộc hành quân từ Huế vào, thì đã có các biên giới tự nhiên giữa Nam Kỳ miền nam và Nam Kỳ miền trung bảo vệ: đó là vùng núi non xuất phát từ núi Vi. Phần đất của người Âu chiếm giữ dựa vào dãy núi đá, về phía nam thì có sông Cambodge làm ranh giới và 3 tỉnh miền nam áng ngữ, không có gì phải sợ quân địch xua quân từ miền bắc; nhưng thực ra ta lại gặp phải nhiều khó khăn trong việc bình định phần lãnh thổ đã chiếm. Người An Nam không để ta yên một lúc nào hết, họ dung túng giặc cuớp trong khắp Nam Kỳ miền dưới (ý nói các cuộc khởi nghĩa như của Trương Định). Các tỉnh Hà Tiên, An Giang, Vĩnh Long phì nhiêu một cách kỳ lạ, họ hoàn toàn có thể tự túc được. Chỉ cần vỏn vẹn một vài hiệu lệnh của triều đình, một vài tuyên cáo, không hơn không kém là các tỉnh này sẽ lọt ra khỏi lãnh thổ thuộc địa tương lai mà ta hoạch định thiết lập cho nước Pháp. Ðiều khó khăn để ta biểu dương uy quyền của kẻ xâm lăng là bản chất tự nhiên của toàn vùng, nơi này gồm hàng ngàn đường sông rạch có thể so sánh với một vùng Kabylie (một vùng núi phía bắc Algeria, rất khó kiểm soát, hầu hết do sắc dân Béc-be cư trú, họ luôn luôn nổi dậy và yêu sách quyền bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ của họ) đầy sông ngòi. Sông rạch tạo ra một hệ thống mạng lưới quá rộng lớn đầy kẽ hở không thể ngăn chặn hết sự xâm nhập của người An Nam
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Khi toàn lãnh thổ rộng lớn từ bờ biển Trung Hoa cho đến ranh giới Campuchia lọt vào tay ta, thì các quan chức của triều đình Huế từ các cấp tổng đốc, phou (phủ) và huyen (huyện) đều bỏ trốn hết; nhưng các chánh tổng, xã trưởng và các viên chức hội đồng xã đều ở lại làng của họ. Các điều khoản trong tuyên cáo của ta vào tháng 3 và tháng 4 năm 1861 bảo đảm luật pháp, tài sản và phong tục cho họ. Ta không vội gì áp dụng những công thức tuyệt vời của Tây phương mà chỉ nên bảo đảm tài sản sẵn có, tìm cách tránh cho họ những thói xấu mà họ chưa hề biết, nhất là cứ để họ như trước, tức là người nông dân lo trồng lúa và đánh cá. Thật vậy, nếu có một đường hướng chung để giúp ta cai trị thì ta phải sớm khám phá ra nó, càng sớm càng hay, sau khi ta xâm chiếm Sài Gòn và Mỹ Tho. Vị chỉ huy trưởng Pháp phải đối đầu với một dân tộc mà luật lệ của họ, phong tục của họ ông ta đều mù tịt; ngôn ngữ họ dùng là một trong ba ngôn ngữ của cả vũ trụ này mà khi nói lên thì giống như hát. Những người thông ngôn thì thiếu, hành chính An Nam bị nứt rạn, một nửa nhân viên đã bỏ trốn. Sau hết ta có thể xem như dân tộc An Nam bị những người lãnh đạo của họ bỏ rơi, đang thèm khát tự do, sẵn sàng bảo vệ đức tin Thiên Chúa của mình. Ta phải công nhận khi bước chân vào sâu trong lãnh thổ Nam Kỳ miền dưới, ta nhận thấy ngay dân chúng được nhào nặn theo lối uy quyền phụ hệ của Á Châu. Ta cũng có ngay cảm giác là các quan chức Nam Kỳ khác xa với các quan chức hành chính hèn nhát và lạm quyền của TQ. Về phần người theo Thiên chúa giáo, trước đây thì họ trốn tránh; nhưng trên đường chinh phạt Mỹ Tho, khi các pháo hạm đem đến nhiều chiến thắng cho thấy người An Nam càng ngày càng khó bảo vệ vùng tứ giác, thì họ ra mặt ngay và biến những người ngoại đạo thành một thứ nô lệ ( tác giả nói chính sách cấm Đạo, giết Đạo Thiên chúa của nhà Nguyễn). Trong số quân sĩ của thành Kỳ Hòa và Mỹ Tho, người nào không rút về Biên Hòa hoặc các tỉnh miền nam Campuchia thì làm giặc cướp để sinh sống; sau đó họ lại trở về đầu quân và gây thêm nhiều xáo trộn và bối rối cho ta. Chỉ cần những xáo trộn thật nhỏ cũng có thể nguy hại đến phong tục của một dân tộc, dân Nam Kỳ miền dưới gánh chịu nạn cướp bóc là thế. Trong những ngày đầu, sau tiếng sét giáng xuống thành Kỳ Hòa, một mối kinh sợ bao trùm tâm hồn người An Nam. Nỗi kinh hoàng bị người Châu Âu xâm chiếm họ giữ kín không nói ra; các làng mạc xin đầu thú và xin ta cử người cai quản. Trước bộ tham mưu của ta, các xã trưởng và chánh tổng nối đuôi nhau không ngớt. Họ quỳ gối và dập đầu để thỉnh nguyện, theo cái tư thế tuy đã thành khuôn mẫu ở Á Châu, nhưng lại va chạm mạnh đến quan niệm của người Âu về nhân phẩm con người. Bằng một giọng như cầu kinh của người An Nam, họ vừa run vừa cầu khẩn ta đừng bỏ rơi dân chúng trong thôn xã của họ và bày tỏ sự sợ hãi giặc cướp hoành hành.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hoàn cảnh đặc biệt đó cho thấy ngay các quyết định ta phải làm. Ngay trước mắt là cơ cấu thị xã của họ ta phải giữ nguyên một cách cẩn thận. Các cấp bậc của triều đình Huế, như tổng đốc, tỉnh trưởng, quận trưởng đều trốn hết, phần sợ hãi người Pháp phần vì trung thành với hoàng đế An Nam. Vị chỉ huy trưởng của ta đưa một số sĩ quan đến những nơi còn bỏ trống để làm đại biểu cho mình bên cạnh dân chúng An Nam. Vai trò của họ đối với dân An Nam vừa chinh phục xong cũng giống như các đại biểu gọi là Missi Dominici (tiếng Latin, nghĩa là quan Khâm sai hay Thanh tra) ở thế kỷ thứ 18. Một số mang chức phủ, một số mang chức huyện. Họ vẫn dùng lại ấn dấu của người An Nam, vì dưới con mắt người Châu Á điều này rất hệ trọng. Chức vị của các đại biểu hoàn toàn có tính cách dân sự ; nhưng họ có thể trưng tập quân đội được cử bên cạnh để trợ lực cho mình và để bảo đảm uy quyền. Vì vậy ở mỗi tỉnh, mỗi quận đều có một vị chỉ huy quân sự và nhân viên dân sự. Các ông phủ và các ông huyện cứ mỗi 8 ngày là phải phúc trình với vị chỉ huy trưởng về tình hình trên toàn xứ. Ranh giới lãnh thổ vẫn giữ nguyên như trước, các vị đại biểu chỉ huy các cơ quan An Nam vừa kể không được vượt quá giới hạn các thành phố và làng mạc đã qui định trong khu vực của mình.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
25,356
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Việc cử người đại diện cho chính quyền Pháp trong vòng tứ giác từ phía đông do biển bao bọc cho đến biên giới sát với nước Campuchia cũng chẳng phải là việc khó khăn gì ; cái khó là họ không biết tiếng An Nam mà phải đối đầu với những trường hợp phản bội và những người thông ngôn chỉ biết nói bập bẹ.

Tại xứ này bắt buộc phải biết tiếng An Nam và tiếng Hoa để giao dịch và viết lách văn thư (đúng ra là chữ Hán), nhưng đó là những thứ ngôn ngữ ta không hiểu thấu nổi. Cần có sự cải tiến chung cho Châu Á bằng cách đưa 24 chữ cái vào ngôn ngữ của họ để làm sáng tỏ bất thần cả một thế giới huyền bí mà ta có thể bị gạt dễ dàng ; tất cả đều quanh co, lắt léo. Trong số các rào cản mà Châu Á dùng ngăn chặn ta thì chữ viết là thành trì kiên cố nhất. Người Âu nào cũng khựng lại trước những chữ viết bằng dấu gẩy gập lại, giống như tâm trí con người sống ở cái phần đất này trên thế giới đã do ảnh hưởng xung quanh mà bị méo mó đi. Sách vở tiếng An Nam ta có vào năm 1861 vỏn vẹn chỉ có một cuốn tự điển, giá bán khá đắt, gồm một vài từ ngữ dịch ra bằng 4 thứ tiếng : muốn hiểu các từ ngữ này thì phải biết tiếng La tinh, vì thế không thể nào phổ biến tiếng An Nam một cách đầy đủ cho quân sĩ nào của ta chỉ biết đọc qua loa. Vị chỉ huy trưởng liền cho phiên dịch gấp rút một sách ngữ vựng Pháp-An Nam và An Nam-Pháp : hệ thống dấu do cha Al. Rhode sáng chế ra được giữ nguyên để soạn sách dạy chữ, hệ thống dấu dùng để xác định cách chuyển giọng trong một ngôn ngữ giống như hát mà không cần phải ghi chú thêm. Quyển sách này phải đem đi in tận bên Ấn Độ : vì cách đánh dấu quá khó làm trở ngại rất nhiều cho việc ấn loát. Trong khi chờ đợi sách phổ biến, ở Sài Gòn có hai trường học được thành lập, một dùng đào tạo thông ngôn, một dùng để dạy tiếng Pháp cho trẻ con An Nam. Trường thứ nhất do một linh mục sẵn sàng chiếu cố giúp ta, ông này biết rành tiếng An Nam, thật là một điều hiếm hoi, kể cả những người nói được ngôn ngữ này cũng không biết rành rọt được như ông. Ông buộc lòng phải ứng biến mà tạo ra một phương pháp giảng dạy khác hơn cách mà ông đã học, và ông đã vui lòng thực hiện việc này cho quân đội viễn chinh. Học trò của ông gồm một số sĩ quan và nhất là hải quân và lính bộ binh có giấy phép đặc biệt cho miễn công tác, họ là những người quyết tâm lưu lại luôn trong xứ. Hầu hết người Pháp nào kiên trì đeo đuổi việc học đều trở thành những người thông ngôn mà ta có thể tin được phần nào. Trường học tiếng An Nam góp công giúp nền quản lý của Pháp thoát ra khỏi ảnh hưởng giáo điều Cơ đốc, vì các vị giám mục xem sự quản lý của Pháp là thiếu hạnh kiểm ; có một danh từ La -tinh đại khái ám chỉ điều này như một sự mưu mẹo, lạm quyền và tham nhũng giống như của Châu Á.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top