- Biển số
- OF-487250
- Ngày cấp bằng
- 7/2/17
- Số km
- 26
- Động cơ
- 191,510 Mã lực
- Tuổi
- 29
Công nhận các cụ ăn chơi rực rỡ quá ạ, nể các cụ.
BÊN NÀY HỌ TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC GÌ VẬY BÁCnhìn như chốn bồng lai
khoai tây, ngô và cây cải vàng cụ ạBÊN NÀY HỌ TRỒNG CÂY LƯƠNG THỰC GÌ VẬY BÁC
ĐSVN nên học tập tàu này ở những cửa sổ trên nóc, có thể kéo ra kéo vào được. Khi ấy, hành khách sẽ có cảm giác đang bay trong thiên nhiên.Em không biết con tàu 5 sao thì sang chảnh cỡ nào chứ con tàu bọn e đi đã được thiết kế và đóng tuyệt đẹp
Oh, những bông hoa hồng bụt đủ màu, chả có lẽ họ lại lấy giống từ VN mềnhcái nhà ga đến cũng rất xinh xắn
Cái này dệt bàng len mỏng, chỉ mấy hôm nữa là anh Khựa sẽ học được luôn, mà giá chỉ là 120k thôiMẫu thiết kế của họ cũng rất tinh tế mà lại tiện ích : vừa là khăn choàng, vừa là áo khoác nhẹ
Chỉ mỗi tội giá hơi chát: 3 củ 7 cái khăn này
ở đây còn có 1 cái khách sạn xây tường và toàn bộ đồ đạc (bàn ghế, gường tủ) bằng muối. các cụ có nghỉ ở đó không?
Muối được khai thác như ta khai thác than, xuất khẩu ra nước ngoài và ta mua về dưới cái tên: muối công nghiệpUyuni là cánh đồng muối lớn nhất thế giới nằm tại Bolivia, cách trung tâm Uyuni (Bolivia) 1 giờ xe chạy. Từ khoảng nửa cuối tháng 11 đến tháng 3, lượng nước trong hồ sẽ tăng từ chỉ vài cm đến khoảng 50cm, phản chiếu với ánh sáng mặt trời tạo nên vẻ đẹp kì ảo như một mặt gương trong veo. Điều làm nên sự đặc biệt cho hồ muối Uyuni này là nó có diện tích 10582 km2, và cái không gian đó hoàn toàn bằng phẳng, không hề bị che lấp tầm nhìn, chính vì vậy mà nhiều người vẫn hay nói rằng đó là “Chiếc gương soi của bầu trời”. Từ tháng 4 đếng tháng 10, lượng nước trong hồ giảm thấp xuống, để lộ ra những tinh thể muối lấp lánh. Mùa khô, mặt dưới hồ nứt nẻ, nhìn giống những liên kết hình lưới, tạo nên một khung cảnh đặc biệt, khác hẳn với “chiếc gương” mùa mưa.
(Nguồn Internet)
Có mợ ạ, ngay buổi tối hôm đó luônOh, những bông hoa hồng bụt đủ màu, chả có lẽ họ lại lấy giống từ VN mềnh
Cái này dệt bàng len mỏng, chỉ mấy hôm nữa là anh Khựa sẽ học được luôn, mà giá chỉ là 120k thôi
ở đây còn có 1 cái khách sạn xây tường và toàn bộ đồ đạc (bàn ghế, gường tủ) bằng muối. các cụ có nghỉ ở đó không?
thank! Tuyệt vời !Thấy các cụ ham mê lịch sử, và văn hóa Inca. Bài này em định viết trong sách nhưng thôi chia sẻ với các cụ một phần
Bước xuống sân bay Rio cảnh đập vào mắt chúng tôi khá lộn xộn. Mặc dù Brasil là quốc gia phát triển nhất khu vực nhưng khoảng cách giầu nghèo ngày càng lớn. Xã hội bị phân hóa khá nhiều. Ngoài những Biệt thự đẹp của các đại gia còn có khu ổ chuột nổi tiếng của người dân nghèo. Tự nhiên tôi nghĩ cùng là Lục địa tân thế giới “được” tây Âu khai phá. Mà sao khoảng cách giữa bắc Mỹ và Nam Mỹ khác nhau nhiều đến thế. Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này là một đề tài khá thú vị. Nhưng theo những gì tôi được đọc, và hiểu thì có những điểm chính sau:
- Năm 1532 một con tàu cập bến bắc Ecuador, trên tàu chỉ có vẻn vẹn 200 người với sứ mệnh hộ tống một người tự xưng là Toàn quyền Peru. Với tham vọng chinh phục Đế chế Inca cho Đế quốc Tây Ban Nha và tranh thủ cướp bóc vàng – thứ luôn thừa thãi tại vùng đất này. 138 năm sau, 1 con tàu khác cập bến Nam Carolina với những con người trên tàu ddefu là những người lao động với giấc mơ giản dị là tìm được vùng đất hứa. Nơi họ có thể yên tâm cày cấy trên mảnh đất của mình. Bỏ lại những khổ đau, đói khát sau lung là nước Anh chính quê hương của họ không còn dung túng cho họ nữa.
Hai con tàu đó biểu tượng cho câu chuyện về 2 châu Mỹ. Một chiếc chở những người chinh phục, một chiếc chở những người lao động. Một nhóm mơ ước về những chiến lợi phẩm có sẵn chỉ cần đến đánh nhau và cướp về. Một nhóm biết rằng những khó khan còn ở phía trước, phải nai lưng ra làm để tồn tại. Những cư dân di cư đầu tiên của châu Mỹ đã khác nhau về những điểm đó.
- Nếu nói về tài nguyên thì những người Bắc Mỹ thua xa những người Nam Mỹ. Bắc Mỹ chỉ có dầu mỏ, than đá. Nhưng lúc giờ họ không có công nghệ khai thác. Mà có khai thác được cũng chẳng biết để làm gì vì thời đó làm gì đã có động cơ đốt trong mà dung dầu mỏ. Hơn nữa, thổ dân Bắc Mỹ cũng không có một nền văn minh để khai thác những mỏ vàng , kim cương ở tít sâu giữa lục địa. Những người di cư đến, họ quá ít ỏi họ phải dồn vào với nhau, bám lấy bờ đông nơi còn thuận tiện thương mại với cố quốc mà sống. Và 13 bang đầu tiên của Hợp Chủng quốc Hoa kỳ được tạo nên như thế.
Ngược lại, những người từ bán đảo Iberia tới Trung, Nam Mỹ. Họ đã có sẵn những tài nguyên đó trong tay, chính xác hơn là những người thổ dân nơi có 2 nền văn minh lớn là Đế chế Aztecs và đế chế Inca. Nhiệm vụ họ thật đơn giản, chỉ đến và cướp lấy. Hernan Cortes và Francisco Pizarro với sức mạnh vũ khí của mình giày xéo và đè bẹp hai đế chế đó không mấy khó khan. Đây là câu chuyện hết sức bất ngờ, tôi sẽ kể sau.
Từ những con người, địa lý như thế nên tính cách của người dân Bắc Mỹ và Nam Mỹ sau này khác hẳn nhau. Người Bắc Mỹ có xu hướng làm việc theo kỷ luật, còn người Nam Mỹ lại có xu hướng hoang dã, sống gần với bản năng hơn. Tính cách này còn do hôn nhân khác chủng tộc, tôi sẽ kể ở dưới.
- Vào thế kỷ thứ 16, nước Anh đã có những cải cách mạnh về tôn giáo, chính trị. Họ đã thành lập Anh giáo thoát khỏi sự ảnh hưởng của Vatican. Về chính trị họ bắt đầu đi trên con đường Dân chủ nghị viện. Còn đế quốc Tây Ban Nha vẫn còn đi theo con đường Quân chủ chuyên chế. Từ đó chính sách của các quốc gia này cũng khác. Đế quốc Anh tỏ ra khoan dung hơn, tự cho những người ở xứ thuộc địa lập hiến pháp, lập nhà thờ mà không nhất nhất việc gì cũng phải báo cáo về cho Mẫu quốc. Trong khi đế quốc Tây Ban Nha chủ yếu là vơ vét ở xứ thuộc địa. Họ tàn sát dân bản xứ. Tất cả vàng bạc phải chuyển về Tây Ban Nha, không xay dựng một chính sách lâu dài cho những người dân ở đó. Từ đó nó tạo ra 2 nền hiến pháp khác nhau. Trong khi ở Bắc Mỹ, hiến pháp cho phép những người dân nghèo khổ nhất, đáy của xã hội nhất cũng được quyền sở hữu đất và không có sự phân biệt tôn giáo. Người Catholic, người Anh giáo, người Tin lành và thậm chí cả người Do thái cùng đoàn kết với nhau để tạo ra những thị trấn, làng mạc sung túc. Thì ngược lại do Tây Ban Nha là nước theo Catholic nên tất cả những người đã ở và đến đây đều phải cải đạo sang Catholic. Quan chức tham những trên số tiền cướp được và họ chỉ xây những Villa, biệt thự cho chính họ và dung những kẻ tiện dân như nô lệ để phục vụ cho họ. Con số thống kê cho thấy. Vào năm 1436 ở Nam Mỹ, khoảng 6.000 nhà quý tộc sở hữ 45% đất đai, 20% thuộc về giáo hội, 5% đất thuộc về nhà vua. TRong khi ở Bắc Mỹ người mạt hạng nhất nếu chịu khó làm cũng có cơ hội sở hữu bất động sản. Và quan trọng hơn khi ở Bắc Mỹ các bang đã có Nghị viện thì ở Nam Mỹ không hề tồn tại nghị viện cho đến khi họ giành được độc lập. Và cho đến tận bây giờ, một số quốc gia ở Trung, Nam Mỹ còn coi nghị viện như trò trẻ con, phục vụ mục đích cho giới cầm quyền thì tương lai cảu những dân tộc này còn xa vời lắm.
- Luật cấm pha trộn chủng tộc. Tuy rằng tôi không phải người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Nhưng nhiều nghiên cứu trên thực tế chúng minh sự pha trộn chủng tộc cũng làm kìm hãm sự phát triển. Ở Nam Mỹ họ chấp nhận thực trạng pha trộn chủng tộc từ rất sớm. Ngay Toàn quyền Peru đầu tiên là Pizarro cũng lấy một người vợ là người Inca. Và luật pháp cho phép kết hôn khác chủng tộc. Từ người thổ dân – da trắng, Thổ dân – da đen rồi da trắng – da đen lẫn lộn. Vô hình dung nso không còn giữ được nề nếp, văn hóa của mỗi gia đình - từng hạt nhân của xã hội. Và cho đến tận ngày nay tỷ lệ tội phạm trong đám con lai ở Brasil là rất lớn. Trong khi ở Bắc Mỹ thì hoàn toàn ngược lại. Cho đến tận năm 1915 vẫn còn 28 bang của Hoa Kỳ cấm hôn nhân dị chủng. Làm sao lại có tình trạng đó. Xin thưa: như tôi đã nói từ đầu. Người TBN đến Nam Mỹ với mục đích là cướp bóc, nên họ không mang theo vợ con, gia đình. Trong khi ở Bắc Mỹ người ta đến với mục đích lao động, nên mang theo vợ con gia đình là lẽ đương nhiên.
- Nam Mỹ không thống nhất được và lập nên được một nhà nước đủ lớn mạnh như Hoa Kỳ. Nói chuyện này ngày nay có thể buồn cười. Bằng chứng là nước Anh vừa mới Brexit khỏi châu Âu mà ai dám bảo nước Anh yếu? châu Âu không mạnh nào? Nhưng đó là những nước đã đủ mạnh, họ đã có những nền kinh tế vững chắc. Tạo ra một số nước hạt nhân để lôi kéo các nước khác cùng đi lên. Trên thực tế trong lịch sử Nam Mỹ đã từng có một quốc gia thống nhất và rất lớn. Đó chính là Đại Colombia (Không phải nước Comlombia ngày nay mà ta chỉ biết với trồng cây cocain, nuôi con cave). Tuy nhiên chỉ được một thời gian ngắn, sau đó ta rã. Một phần do tính cách độc tài, hẹp hòi của Bolivar – người mà đến bây giờ vẫn nhiều người Nam mỹ coi như anh hùng. Sau những lần nổi dậy giành độc lập thấy bại, ông đã mời những người Anh sang đánh thuê, hứa hẹn cho họ đủ điều nghe lời ngon ngọt. 7.000 người Anh đã sang giúp ông chống lại đế quốc Tây Ban Nha giả phóng Nam Mỹ. Nhưng khi giải phóng xong, ông lên ngôi không đoái hoài gì tới những người đã giúp ông. Ông lập ra hiến pháp coi ông là một nhà độc tài trọn đời. Ông tuyên bố: “ Tôi tin tưởng đến tận xương tủy tôi rằng châu Mỹ chỉ có thể cai trị được bằng một chế độ chuyên chế đủ mạnh” Từ đó dẫn đến Đại Comlombia tan vỡ khi các nước như Venezuela, Ecuador ly khai. Đất đai dần dần mất vào các nước như Brasil, Ecuador….Sau này chính Che Guevara cũng theo ý tưởng của ông khi có ý định thống nhất Nam Mỹ, cùng nắm tay nhau tiến lên con đường XHCN. Nhưng ý nguyện chưa thành công thì Che đã bị sát hại. Và tôi tin rằng, kể cả nếu còn sống thì Che cũng rất khó có thể làm được điều đó. Cho đến tận ngày nay, cố tổng thống Venezuela là Hugo Chavez cực kỳ tôn sùng Bolivar. Ông sửa sang bia mộ Bolivar, treo các tấm áp phích, khẩu hiệu ca ngợi Bolivar…. Nhưng trên thực tế Hugo Chavez là nhà độc tài. Dùng cảnh sát và truyền thông chống lại các đối thủ chính trị. Hugo cũng có giấc mơ về Nam Mỹ thống nhất, ông đá văng các tập đoàn đa quốc gia ra khỏi đất nước. Quốc hữu hóa các tài sản tư nhân. Tài trợ xăng dầu cho những nước khó khan…. Nhưng hậu quả đến bây giờ khối “di sản” ông để lại chắc các bạn cũng biết. Điều này nó khác hẳn với Hoa kỳ khi giành độc lập là Hiến pháp được thiết kế để củng cố cho một chính phủ theo luật pháp chứ không phải theo một người.
giờ đi phượt đâu tốn nhiều tiền đâu mợ, chỉ thiếu chút thời gian thôi.em cũng rất thích đi phượt nhưng tiền bạc và tthì gian chưa cho phép
Khung cảnh vùng này quả là rất nên thơ và giống châu Âu. Tuy vậy những căn nhà bé bé này em đồ là nó dùng để cất giữ nông sản hoặc nghỉ trưa thôi ạ. Nếu là chỗ ở cho cả gia đình thì phải có hệ thống lấy nước, rồi dây phơi quần áo, rồi trồng rau cỏ...Cụ đừng nói là họ đem quần áo đi giặt ở hiệu đấy nhéTuy thiên nhiên ở đây đẹp tỵett vời nhưng có vẻ đời sống của người dân vùng nông thôn còn nhiều khó khăn. Nhưng ngôi nhà thường xây dựng bé xíu với tường là đất nện chứ không được xây cất đàng hoàng như nông thôn ở Việt Nam. Và những ngôi nhà nhỏ tường đất như này là phổ biến ở vùng nông thôn của Pe ru
mợ cứ bình tĩnh theo dõi thớt sẽ biết họ phơi quần áo ở đâuKhung cảnh vùng này quả là rất nên thơ và giống châu Âu. Tuy vậy những căn nhà bé bé này em đồ là nó dùng để cất giữ nông sản hoặc nghỉ trưa thôi ạ. Nếu là chỗ ở cho cả gia đình thì phải có hệ thống lấy nước, rồi dây phơi quần áo, rồi trồng rau cỏ...Cụ đừng nói là họ đem quần áo đi giặt ở hiệu đấy nhé
Em xác nhận là có loại quần đó, dành cho các mợ hơi phẳng có thêm tự tin khi mặc váy, mặc quần bò...Nó bao gồm 1 cái quần chip, được gắn liền với phần độn bằng mút. Cô bạn em mua cái đó giá 400k. Dư mà cụ chủ có được kiểm tra bằng tay k0 mà kết luận là em nó dùng, hay cũng chỉ...suy đoán.Tức là có loại quần phụ kiện đó thật hả mợ? Thánh Jo quả là tinh tường hơn người
I ốt nó k0 có sẵn trong muối đâu cụ ơi, họ phải trộn thêm vô đó, rồi đóng túi đấy ạ.Muối (và “iodine” trong muối) là 1 gia vị rất cần thiết - nhất là ở các vùng đồi núi, hay đồng quê cách xa vùng duyên hải. Thiếu muối dể gây ra các loại bệnh nghiêm trọng như bứu cổ, mù lòa, ung thư, v.v.
Nhiều người có vấn đề về sức khỏe ở đồng bằng sông Cửu Long ở miền Tây VN vì vấn đề này.
Thiếu muối là 1 vấn đề sức khỏe nghiêm trọng toàn cầu.