http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/09/vo-su-uoi-mua-tra-loi-chuyen-gia-tam.html
Võ sư đuổi mưa trả lời chuyên gia tâm linh Vũ Thế Khanh
Lương Ngọc Huỳnh
5 giờ ·
THƯ TRẢ LỜI ÔNG VŨ THẾ KHANH GIÁM ĐỐC UIA
Thân mến gửi ông Vũ Thế Khanh.
Trước tiên tôi cảm ơn ông vì đã có một câu phát biểu “ ấn tượng" về tôi!
Tiếc rằng tôi không bao giờ "tắt điện" vì tôi là Võ sư khí công, Giáo sư phó chủ tịch học viện an ninh xã hội Liên Bang Nga. Viện sỹ viện hàn lâm chiêm tinh Mông Cổ, Viện sỹ Viện hàn lâm quốc tế Cộng Hoà Séc.
Huy chương những con người của một ngàn năm nước Nga. Là 1 trong những người được vinh dự có tên trong bách khoa toàn thư của Liên Bang Nga. Huân chương y học cao nhất của liên bang Nga Nicolai PIROGOV , Huân Chương Vì Sự Nghiệp An Ninh Liên Bang Nga, Huân chương quân công đại tướng quân của Campuchia và được Quốc Vương Sihanuk viết thư cảm ơn.
Tôi đã dạy võ, dạy y, dạy phong thuỷ cho hàng chục quốc gia trên thế giới. Tôi đã chữa bệnh cho nhiều tổng thống trên thế giới. Tôi cũng chữa bệnh cho các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam từ năm 2005 đến nay. Tôi cũng đã chữa cho hàng trăm ngàn lượt bệnh nhân trên thế giới. Tôi đã truyền bá võ thuật cho bộ tư lệnh cảnh vệ k10 để phục vụ việc bảo vệ cho các đồng chí lãnh đạo đảng, nhà nước ta.
Tôi không phải khoe ra với ông nhưng ít nhất đó là những gì tôi đã cống hiến cho quốc gia và nhân dân trên toàn thế giới được thế giới công nhận. Tôi đàng hoàng và tự hào về thành tích của tôi đạt được bằng chính sức lao động và sáng tạo của mình, sự danh giá ấy là bằng mồ hôi và nước mắt sự cống hiến của tôi cho nhân loại. Tôi không phải bỏ 1 xu nào để mua những cái bằng rởm mà nhiều người đã mua vì danh hão!
Những lần tôi nhận bằng hay nhận huân chương đều có đại sứ quán Việt Nam tại Liên Bang Nga hoặc lãnh đạo bộ ngoại giao Việt Nam tới dự và đưa tin đầy đủ trên thời sự VTV1 của Việt Nam.
Tôi không bao giờ lừa dối trái tim mình và càng không cho phép lừa dối nhân dân của mình. Tôi tự hào là người Việt Nam và vì vậy mặc dù nhiều nước mời tôi nhập quốc tịch nhưng thưa ông đến giờ phút này tôi vẫn tự hào mang quốc tịch Việt Nam.
Tôi ghét bọn tham nhũng làm suy thoái đất nước của tôi, tôi ghét bọn dốt nát bỏ đồng tiền bẩn chạy trọt mua danh mua quyền, tôi ghét bọn hão danh mua bằng mua cấp, tôi ghét bọn lừa dối dân tộc, tôi ghét kẻ khoe khoang ghê gớm mà não trống rỗng. Tôi ghét bọn tổ chức làm bằng giả, tôi ghét bọn vô thần không có đức tin, tôi ghét bất kỳ kẻ nào xâm phạm quyền lợi và danh dự của nhân dân Việt Nam, và tôi ghét kẻ nào vô văn hoá vô liêm sỉ!
___________________
Xem thêm:
Từ cậu bé sinh non đến võ sư không địch thủ
09:44 NGÀY 12 Tháng 9 2015
Lương Ngọc Huỳnh là chưởng môn phái Lâm Sơn Động, VS.GS có tài đuổi mưa, một ‘dị nhân không huyết áp’, thần y có biệt tài chữa bệnh cho mọi người.
Tuy nhiên ngoài đời, nhiều người sẽ phải ngạc nhiên vì sự người giản dị và trẻ trung ở anh.
Không chỉ là bác sĩ – võ sư – giáo sư – viện sĩ, anh còn đảm nhiệm vai trò như chiếc cầu nối quan trọng trong mối quan hệ Việt – Nga cũng như trong mối hảo hữu với chính quyền nhiều quốc gia trên thế giới.
Sự sống kỳ diệu của cậu bé sinh non
Lương Ngọc Huỳnh sinh năm 1966 tại làng Dương Cốc, Quốc Oai, Hà Tây. Mẹ anh đã đẻ rơi anh khi bà đang cặm cụi công việc ở chuồng trâu.
Một bà hàng xóm đã nhanh chân chạy sang dùng cật nứa cắt rốn cho mẹ con anh. Người mẹ nhẩm tính khi sinh anh, bà mới mang thai được 7 tháng 20 ngày.
Tiếng tăm Lâm Sơn Động theo Lương Ngọc Huỳnh đi khắp thế giới
Có lẽ do sinh thiếu tháng, nên người anh lúc ra đời bé tẻo teo, chỉ nặng 1,7kg. Và thật không may, mới 3 ngày tuổi anh bị nhiễm trùng uốn ván.
Đến lúc được người nhà đưa đến bệnh viện thì các bác sĩ đều lắc đầu, trả về cho người nhà để lo hậu sự.
Ôm đứa nhỏ còn đỏ hỏn trong tay đi chôn, ai nấy đều thấy đau lòng. Cũng may, bà nội cậu bé, cụ Nguyễn Thị Tỵ vốn cũng là một võ sư y thuật cao minh, nghe tin buồn vội vã từ Hải Phòng trở về.
Thương đứa cháu bất hạnh, bà đòi bới mộ lên để nhìn mặt cháu 1 lần. Nhờ đó mà cậu bé chết lâm sàng có được cơ hội sống sót cuối cùng một cách kỳ diệu.
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về võ thuật và y học, đó là sự may mắn của Lương Ngọc Huỳnh. Bố mẹ anh sinh được 7 người con, 6 trai, 1 gái và anh là con thứ 5.
Bà nội của anh, người kế thừa những tinh hoa của dòng họ để lại, đã vận dụng tất cả kiến thức về khí công võ thuật lẫn y học cổ truyền để chữa bệnh cho đứa cháu nội kém may mắn.
VS Lương Ngọc Huỳnh và hòn than đang cháy trên tay
Ngày ấy, mặc dù được cứu sống nhưng cậu bé Huỳnh lại bị bại liệt, bà nội thường xuyên vào rừng Phú Mãn, cách nhà (ở xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ) 13km, để hái các lá cây thuốc Nam về sắc lấy nước cho anh uống.
Không ai biết những lá thuốc ấy tên gì. Chỉ biết cùng với việc uống thuốc lá rừng, hàng ngày bà miệt mài châm cứu, bấm huyệt cho đứa cháu nội.
Thần kỳ sao, năm lên 4 tuổi, cậu bé Huỳnh bắt đầu chập chững biết đi – những bước đi đầu tiên của cuộc đời.
Thương cháu nội ốm yếu, sau khi cậu bé Huỳnh đã biết đi, sang 5 tuổi bà nội liền truyền dạy võ công gia truyền, với mong muốn duy nhất: học võ người cháu sẽ có cơ thể khỏe mạnh.
Một buổi tập của môn sinh Lâm Sơn Động
Bài tập đầu tiên, bà nội dạy cậu bé Huỳnh là hàng ngày xách 2 viên gạch đã được cột vào dây thừng, mỗi ngày xách gạch đi mười vòng quanh sân nhà.
Năm 8 tuổi, Lương Ngọc Huỳnh chính thức làm lễ nhập môn võ gia truyền của dòng họ. Bà nội cũng bắt đầu dạy cho anh châm cứu.
Trước tiên là bắt anh học các huyệt đạo cơ bản. Hồi ấy, đi học cấp một trường làng, anh đã bị thầy giáo bắt để tay lên bàn đánh mấy roi vì tội… vẽ bẩn lên tay.
Thầy không biết đó là những huyệt đạo bà lấy bút khoanh tròn ghi tên lên đó để anh dễ nhớ. Càng lớn lên, anh được bà nội truyền sâu những bài thuốc Nam gia truyền.
Khi chàng ‘nghệ sĩ tí hon’ trở thành võ sư không có địch thủ
Lương Ngọc Huỳnh từ nhỏ cũng đã sớm bộc lộ năng khiếu âm nhạc. Bố anh là người đã dạy cho anh đánh đàn bầu.
Võ sư Lương Ngọc Huỳnh trổ tài kéo nhị
Còn nhớ, năm 1972, khi máy bay B52 của Mỹ ngày đêm đánh phá Hà Nội, anh và người bố đã đi biểu diễn ở trận địa để phục vụ cho tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ bảo vệ Thủ đô, bất chấp tiếng bom rơi đạn lạc.
Vì những thành tích ấy, tháng 12 năm 1972 anh đã được biểu diễn báo cáo Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và các lãnh đạo của Nhà nước tại Nhà hát Lớn Hà Nội và vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu ‘Nghệ sĩ tí hon’.
”Đó chính là động lực thúc đẩy tôi cố gắng trong cuộc sống. Cũng từ đó, hàng ngày tôi đam mê tập luyện âm nhạc, bên cạnh tập luyện võ thuật và học những bí quyết về y học của dòng họ” – anh nói.
Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh làm đơn xung phong đi bộ đội và phục vụ trong quân đội 3 năm.
Cuối năm 1988, hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê hương, đó là lúc như anh nói, cuộc sống kinh tế gia đình hết sức khó khăn. Để mưu sinh, anh mở lớp dạy võ cho thanh, thiếu niên trong làng.
7 đời gần đây, dòng họ Lương của Huỳnh luôn có những người văn võ song toàn mà quanh vùng Đồng Quang, Quốc Oai – Hà Tây ai ai cũng biết tiếng.
Tinh hoa võ học được thế hệ trước truyền lại rất có hệ thống nên thế hệ sau không những được duy trì mà còn luôn tìm tòi, bổ sung những bí quyết mới để đạt tới đẳng cấp uyên thâm.
Chiến tranh loạn lạc, nhiều lúc tưởng chừng không thể duy trì được việc truyền dạy võ học trong dòng tộc nhưng bằng nhiều nỗ lực, môn võ gia truyền này đã đạt nhiều đỉnh cao mới, nhất là vào thời Lương Ngọc Huỳnh.
”Người ảnh hưởng lớn nhất tới sự nghiệp võ thuật và y học của tôi chính là bà nội. Bà đã sớm nhận ra những phẩm chất của tôi ngay từ khi còn nhỏ nên đã tập trung trí lực để truyền dạy võ thuật, y thuật và cả âm nhạc” – võ sư Huỳnh tâm sự.
Năm 1990, khi học trò kéo đến càng ngày càng đông, anh mới khấn tổ sư để xin thành lập môn phái của riêng mình vào ngày 23/9/1990, lấy tên là Lâm Sơn Động.
Chẳng bao lâu, Huỳnh được Sở TDTT Hà Tây (cũ) cho phép truyền bá võ thuật trong toàn tỉnh và học viên của ông lên tới hàng chục ngàn người.
Tiếp đó, ông được nhận vào dạy võ cho công an các xã và Công an huyện Quốc Oai, dạy cả cho lực lượng dân quân tự vệ địa phương. Ông bắt đầu phát triển Lâm Sơn Động ra các tỉnh, TP lân cận Hà Tây như Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội…
Gia đình nhỏ của võ sư Lương Ngọc Huỳnh
Yêu võ và được bà truyền cho hết tinh hoa của võ thuật truyền thống gia đình, năm 27 tuổi, một mình Lương Ngọc Huỳnh lặn lội sang Trung Quốc để học hỏi tinh hoa võ thuật bên ngoài.
Sang nước bạn với 2 bàn tay trắng, nhiều khi cũng phải ‘mãi võ kiếm sống’, thậm chí phải chiến đấu lại với những lời thách thức của những môn phái xung quanh, anh luôn giữ vững tiêu chí ‘Muốn không bị rắc rối thì buộc mình phải chiến thắng trong tất cả các cuộc tỷ thí’.
Quả vậy, cho tới mãi về sau, đến khi lập nghiệp ở Nga, chàng trai đất Việt ấy chưa một lần thất bại trên sàn đấu. Thậm chí, hiếm có đối thủ nào có thể kéo dài trận đấu quá 1 phút.
______________________________
Em copy ý kiến của một cụ OF ở trang dưới đây để các cụ tham khảo
http://www.otofun.net/threads/di-nhan-dat-viet.932376/#post-24958540
http://giaobao.com/the-thao/la-thu-tu-nga-vach-tran-ky-nhan-duoi-mua-ngoc-huynh/100319.html
Lá thư từ Nga vạch trần kỳ nhân đuổi mưa Ngọc Huỳnh?
14.49pm 15-09-2015
"Kỳ nhân đuổi mưa" Lương Ngọc Huỳnh khẳng định ông chưa từng phải bỏ ra dù chỉ một đồng để mua bằng cấp, nhưng một lá thư từ Nga đang cho thấy những...
Sau khi tuyến bài về khả năng đuổi mưa, võ thuật của Chưởng môn
Lương Ngọc Huỳnh được đăng tải, một độc giả từ Nga đã thay mặt nhiều người có cùng nghi vấn, gửi những thắc mắc đến "dị nhân 1 phút".
Chúng tôi xin được đăng nguyên văn:
"Chúng tôi mới đọc được bài viết về Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh, kể chuyện ông Huỳnh có tài đuổi mưa hôm 2/9, từng chữa bệnh cho tỷ phú Abramovich, được ngôi sao
Bóng đá Pháp - Zidane cảm phục.
Hay chuyện đánh võ trên nghìn trận, trận nào cũng thắng ngon ơ khi chưa đấu đến 1 phút.
Quá cảm phục! Khâm phục thêm nữa khi theo lời ông Huỳnh kể nhiều lần với
báo giới Việt Nam từ nhiều năm nay, không chỉ là võ sư, ông còn là Giáo sư, Viện sĩ, từng làm việc trong bệnh viện của Tổng thống Nga (!).
Tìm hiểu thêm, chúng tôi đọc được 1 bài báo về "kỳ nhân" Lương Ngọc Huỳnh, đăng 2/2015, tức cũng gần đây thôi. Tác giả của bài báo kể là đã gặp trực tiếp võ sư để được nghe thuật lại những kỳ tích của mình.
Chỉ mới sang Nga năm 2001, trong 14 năm mà đã thu được những kết quả quá to lớn, về mặt học thuật cũng như võ thuật, y thuật. Thật hiếm có ai được như vậy từ trước đến nay.
Điều đó thôi thúc chúng tôi tìm hiểu thêm về ông, và thật bất ngờ, có nhiều điều đã được “lộ sáng”, xuất hiện nhiều nghi vấn mà chỉ có ông Huỳnh mới có thể giải đáp được.
Ông Lương Ngọc Huỳnh có là Giáo sư?
Theo như một bài báo ở Việt Nam, và nhiều bài khác, ông Huỳnh sang Nga năm 2001. Bài báo ra ngày 8/11/2008 viết, ông kể được Công ty Đông nam dược Bảo Long cử sang Nga để “phát triển việc bán thuốc hiệu Bảo Long và truyền bá võ thuật”.
Trả lời một báo khác mới đây, ông Huỳnh lại nói Đại sứ VN tại Nga thời đó là Ngô Tất Tố mời sang để phát triển Võ thuật VN bên Nga. PV tờ báo khác nữa, đầu năm nay lại nghe chính ông Huỳnh kể Hội võ thuật VN tại Nga "mời anh sang làm Phó Chủ tịch thứ nhất của hội".
Chưa biết lý do nào sang Nga theo như các lời kể mỗi lúc một khác, duy nhất về mặt thời gian là thống nhất, năm 2001.
Theo một tờ báo "Ở Nga, anh học tại Trường ĐH Y khoa Moskva để lấy bằng bác sĩ”.Chúng tôi biết ở Moskva có 3 trường Đại học Y, chả biết ông Huỳnh học Y số mấy, chắc không phải Y3 chuyên Răng Hàm Mặt, học có 4 năm.
Tức là ông có thể học Y1, Y2, trường nào cũng mất 6 năm. Chân ướt chân ráo mới sang năm 2001, tiếng tăm chưa biết, coi như mất 1 năm học tiếng, cộng 6 năm học là 7 năm, tức đến 2008 ông Huỳnh mới có thể tốt nghiệp, mới có diplom để được cấp giấy hành nghề bác sĩ.
Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, theo báo đăng thì "GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh được Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư.
Trước đó, ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ do đã chọn Viện Hàn lâm này để gửi đề án về cách dùng khí công nâng cao sức khỏe và hiệu quả chữa bệnh. GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh hiện là Phó Chủ tịch Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga".
Như vậy đã rõ, ông Lương Ngọc Huỳnh được phong chức danh Giáo sư bởi cái Học viện an ninh quốc gia Liên bang Nga mà ông làm Phó chủ tịch (!).
Vậy Học viện an ninh quốc gia Liên bang Nga là cơ quan gì?
Tìm hiểu kỹ, thì chúng tôi thấy ở Nga chả có cái Học viện nào tên như vậy. Có lẽ phóng viên ghi nhầm chăng?
Truy ra thì có cái Học viện tư nhân với tên na ná, mà ông Huỳnh kể là làm Phó CT, có tên tiếng Nga là Межрегиональная общественная организация "ОБЩЕСТВЕННАЯ АКАДЕМИЯ НАЦИОНАЛЬНОЙ БЕЗОПАСНОСТИ", viết tắt là ОАНБ (OANB)
Dịch ra tiếng Việt là: "Tổ chức
Xã hộiliên vùng "HỌC VIỆN XÃ HỘI AN NINH QUỐC GIA". Tức là không phải Học viện nhà nước, mà là dạng một tổ chức tư nhân, đang mọc lên nhan nhản ở Nga.
(Cũng cần chú ý chút, là tên của Học viện này na ná với tên của một Học viện khác thành lập năm 1997 ở Saint Peterburg, là Học viện an ninh quốc gia - «Академия национальной безопасности», viết tắt là АНБ, dưới sự hậu thuẫn của Chủ tịch Duma quốc gia thời đó là Ghenady Seleznev).
Cũng trên trang của tổ chức OANB này cho biết "Học viện xã hội an ninh quốc gia" mới kỷ niệm 5 năm thành lập hôm 4/4/2014, suy ra nó mới thành lập năm 2009.
Điều kỳ khôi là dù có chữ “Học viện” trong tên gọi, nhưng nó không đào tạo một ai. Điều kiện trở thành thành viên của “Học viện” cũng vô cùng đơn giản: công dân Nga trên 18 tuổi, công dân nước ngoài có giấy tờ cư trú hợp pháp và... đóng tiền gia nhập.
Sau khi hoàn tất thủ tục, thành viên sẽ được cấp 1 thẻ bìa da chứng nhận có giá trị... 1 năm và 1 huy hiệu cài ve áo.
Ảnh minh họa về mẫu thẻ của OANB.
Tại trang web của tổ chức xã hội này:
http://www.oanb.ru/index-105.html
Có ghi rõ các chức danh của Lương Ngọc Huỳnh:
(Phó Chủ tịch Tổ chức xã hội liên vùng OANB Lương Ngọc Huỳnh (doctor Li), sáng lập viên Trung tâm y học phương Đông, bác sĩ riêng của Chủ tịch nướcViệt Nam, tiến sĩ y khoa, Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ, Chưởng môn phái LÂM SƠN ĐỘNG).
(Вице-президент МОО «ОАНБ» Лыонг Нгок Хуинь (доктор Ли), основатель Центра Восточной медицины, личный врач Президента Вьетнама, Доктор медицинских наук, Академик Академии медицинских наук Монголии ,основатель авторской шкоы боевых искусств «Лам.Шон.Донг»)
Cứ theo trang này, ông Huỳnh còn là tiến sĩ y khoa. Chúng ta chú ý là tiến sĩ khoa học (Доктор), không phải là Phó tiến sĩ (Кандидат) mà ở VN cứ gọi chung là TS.
Không rõ ông Huỳnh bảo vệ luận án PTS, rồi TS, đề tài gì, ở đâu mà mấy năm sau khi ra trường đã làm được điều đó nhanh đến thế?
Trang này cũng không cho biết Học viện OANB phong Giáo sư cho ông Lương Ngọc Huỳnh vào năm nào, với lý do gì.
Điều kỳ lạ, trong các bản
tin về Hội nghị khoa học lần thứ 2 (30/11-1/12/2013), lần thứ 3 (6-7/12/2014) của Học viện này, tất cả những người khác được ghi đầy đủ là GS.TS, hay Viện sĩ (đa số là các Viện hàn lâm tư nhân).
Thì họ và tên ông Lương Ngọc Huỳnh
bao chưa giờ được gắn với bất kỳ học hàm, học vị nào, ví dụ như GS. Thậm chí, các bản tin còn gọi ông Huỳnh là “vị khách từ Việt nam” (!).
Theo như ông Huỳnh kể, ông là nhà khoa học, là GS do Liên bang Nga phong, tuy nhiên các trang tìm kiếm hàng đầu của Nga như Yandex, Rambler, hay Google.ru, khi chúng tôi gõ cụm từ “GS.Lương Ngọc Huỳnh” bằng tiếng Nga, kết quả tìm kiếm là... con số “0” tròn trĩnh.
Lý do vì sao, chắc cũng chỉ ông Huỳnh mới giải thích được.
Ông Lương Ngọc Huỳnh là Viện sĩ của Viện gì?
Như đã viết trên, trang web của Học viện tư nhân OANB ghi ông Lương Ngọc Huỳnh là “Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ”.
Ông Huỳnh kể với một tờ báo Việt Nam "ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ".
Tớ báo khác (17/10/2010), và một tờ nữa (31/5/2011) cũng như nhiều báo, đều viết: Lương Ngọc Huỳnh được phong viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ.
Một trang của Nga có tên "Đế chế sức khỏe", đó là tên Trung tâm y học phục hồi nơi ông Huỳnh làm việc, có giới thiệu ông là Viện sĩ "Viện hàn lâm
Quốc tế chiêm tinh và y học dân tộc Mông Cổ" (Академик «Международной академии астрологии и народной медицины» Монголии)
Không biết ông Huỳnh thật sự là Viện sĩ của cái Viện hàn lâm nào bên Mông Cổ? Mà chưa chăc, nó đã ở bên Mông Cổ.
Ngay từ cuối năm 2008, phóng viên một tờ báo nổi tiếng ở Việt Nam cũng ghi: Ông Huỳnh cho biết ông đã “được phong Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ”.
Và ông Huỳnh cho PV biết: Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ được 18 nước trên thế giới công nhận và có trụ sở chính ở Mỹ (!). Sau này, một số báo cũng viết y chang như thế.
Thấy quá lạ, chúng tôi tìm hiểu thì biết chính xác Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ được thành lập từ năm 1961, và đương nhiên, nó đã, và hiện đang được đặt tại thủ đô Ulan Bator của nước này, ở địa chỉ Улаанбаатар 14200, Монгол улс Шуудангийн салбар 20А Харйцаг – 34.
Vậy Lương Ngọc Huỳnh là Viện sĩ của Viện hàn lâm nào bên Mông Cổ? Không có lẽ ông không nhớ, mà kể cho báo giới VN mỗi lần một khác?