- Biển số
- OF-43830
- Ngày cấp bằng
- 20/8/09
- Số km
- 1,806
- Động cơ
- 481,670 Mã lực
Em tiếc không có ảnh vì em không mang theo máy, hôm kia em đi công tác MAI CHÂU về HN, qua đoạn Lương Sơn Hòa Bình một đàn trâu cứ dàn hàng ngang đi lững thững, em đi con FE GOLD cùng cậu bạn nó cứ dí xe vào ÍT mấy con trâu rồi bóp cái còi loại 7 điệu ò ý oe loạn lên, em chưa kịp bảo nó đừng có còi nữa thì một con trong đàn đã lồng lên ngoặc cái sừng đánh BỤP một cái ôi thôi xong cái cánh cửa. đợi đàn trâu đi qua đỗ xe vào vệ đường thì cánh cửa lũm vào đến cả cm chứ chả ít, còn găm lại cả ít lông nữa. Đúng là ngu thì chết chứ bệnh tật gì quả này.
Em đi đường trường nhiều em rút mấy kinh nghiệm với các cụ khi gặp các loài vật trên đường nó sẽ phản ứng thế nào khi gặp còi xe và xe để các cụ cùng chiêm nghiệm điều em nói.
1: Khi gặp trâu bò nó không bao giờ quan tâm đến còi xe của các cụ, nó cứ ụ lỵ ra tiến từ từ cụ chỉ còn cách đi theo nó hoặc nếu không xuống xe nhờ thằng chủ đuổi hộ. trừ khi xe cụ là xe tải có còi hơi nó mới sợ còn không thì đợi đấy, nhưng khi làm nó sợ bọn trâu bò rất dễ mất phương hướng mà ngoắc sừng chạy tóe tung, các cụ mà cú dúi gần là ăn chưởng đủ mà không có bắt đền ai được đâu.
2: Đi đường trường cụ đang chạy gặp con chó chạy qua đường, loại chó nó phản ứng nhanh khi gặp còi xe hoặc xe nó sẽ quay đầu chạy về điểm mà nó vừa xuất phát. Em đã để ý rất nhiều và toàn như vậy, chỉ có một loại cuối là nhà nó gần đường nhiều khi nó nằm luôn trên đường ngủ thì chịu. đành lách nhẹ mà qua. Vì vậy khi tránh các cụ nên tránh về phần mặt của nó để nó có lối thoát.
3: Với con gà nhất là giống gá mái, nó mà chạy qua đường thì cứ gọi là cắm đầu chạy thục mạng về phía trước, nó không có quay gì cả, vì vậy nếu muốn tránh các cụ phải để ý để biết no lao thế nào mà tránh kẻo lại tránh vào bên nó đang lao vào thì chẹt luôn phải.
Các cụ ít đi tỉnh sẽ thấy việc em nói là không cần thiết nhưng cụ nào hay chạy đường dài sẽ thấy nó có ích đó ạ, bản thân em đã từng bị dân ăn và ở SƠN DƯƠNG do cậu lái xe của em chẹn phải con chó, đi luôn chả sao mình dừng lại là cả làng kéo ra ăn vạ đó ạ.
Vài điều chia xẻ cùng các cụ mong các cụ góp ý, mình là người cầm lái không biết các cụ thế nào còn em kiêng kỵ đè lên bất cứ cái gì trên đường, nhiều khi chỉ sơ ý chèn vào túi rác lớ sớ trong túi rác lại có cái chai vỡ thế là thôi cụ dễ đi toi cái lốp lắm lắm.
Em đi đường trường nhiều em rút mấy kinh nghiệm với các cụ khi gặp các loài vật trên đường nó sẽ phản ứng thế nào khi gặp còi xe và xe để các cụ cùng chiêm nghiệm điều em nói.
1: Khi gặp trâu bò nó không bao giờ quan tâm đến còi xe của các cụ, nó cứ ụ lỵ ra tiến từ từ cụ chỉ còn cách đi theo nó hoặc nếu không xuống xe nhờ thằng chủ đuổi hộ. trừ khi xe cụ là xe tải có còi hơi nó mới sợ còn không thì đợi đấy, nhưng khi làm nó sợ bọn trâu bò rất dễ mất phương hướng mà ngoắc sừng chạy tóe tung, các cụ mà cú dúi gần là ăn chưởng đủ mà không có bắt đền ai được đâu.
2: Đi đường trường cụ đang chạy gặp con chó chạy qua đường, loại chó nó phản ứng nhanh khi gặp còi xe hoặc xe nó sẽ quay đầu chạy về điểm mà nó vừa xuất phát. Em đã để ý rất nhiều và toàn như vậy, chỉ có một loại cuối là nhà nó gần đường nhiều khi nó nằm luôn trên đường ngủ thì chịu. đành lách nhẹ mà qua. Vì vậy khi tránh các cụ nên tránh về phần mặt của nó để nó có lối thoát.
3: Với con gà nhất là giống gá mái, nó mà chạy qua đường thì cứ gọi là cắm đầu chạy thục mạng về phía trước, nó không có quay gì cả, vì vậy nếu muốn tránh các cụ phải để ý để biết no lao thế nào mà tránh kẻo lại tránh vào bên nó đang lao vào thì chẹt luôn phải.
Các cụ ít đi tỉnh sẽ thấy việc em nói là không cần thiết nhưng cụ nào hay chạy đường dài sẽ thấy nó có ích đó ạ, bản thân em đã từng bị dân ăn và ở SƠN DƯƠNG do cậu lái xe của em chẹn phải con chó, đi luôn chả sao mình dừng lại là cả làng kéo ra ăn vạ đó ạ.
Vài điều chia xẻ cùng các cụ mong các cụ góp ý, mình là người cầm lái không biết các cụ thế nào còn em kiêng kỵ đè lên bất cứ cái gì trên đường, nhiều khi chỉ sơ ý chèn vào túi rác lớ sớ trong túi rác lại có cái chai vỡ thế là thôi cụ dễ đi toi cái lốp lắm lắm.