Chào các Cụ !
Câu chuyện em kể hôm nay là : Làm sao lắp được cùi đề MTB Deore 10/11 tốc độ RD-M4120 cho bộ group 3x8 tốc độ mà hoàn toàn lên xuống số mượt không bị lỡ số nào.
Đây là câu chuyện riêng của em , không khuyến khích các cụ làm theo vì tùy thuộc vào từng người và hoàn cảnh cũng như nguyên nhân dẫn dắt đến việc em tại sao lại lắp lẫn cùi đề, tay bấm không cùng chủng loại cho bộ group 3x8 đang hoạt động tốt.
Như mọi người biết, bộ Group cho xe đạp leo núi (MTB) ở Shimano thường được biết đến với tỷ số truyền là 2:1 còn Sram là 1:1. Điều này có nghĩa là ở Shimano khi tay bấm kéo cáp được 1mm thì cùi đề dịch chuyển 2cm còn Sram khi tay bấm kéo cáp được 1mm thì cùi đề dịch chuyển 1cm. Thực tế qua tìm hiểu thì với Shimano tỷ số truyền là 1,7:1 còn Sram là 1,1:1, tuy nhiên mọi người vẫn thường gọi là 2:1 và 1:1 cho dễ nhớ
Điều này là đúng với các Group Shimano 6, 7, 8, 9 số (số bánh răng trên líp) còn từ các group đời mới sau này từ 10, 11, 12 trở lên tỷ số này không còn là 1,7:1 nữa mà là 1,2:1 và 1,1:1 gần giống với Sram. Nói vậy thôi nhưng không phải ai cũng biết điều này và em cũng là một trong số đó.
Câu chuyện bắt đầu từ đây:
Em đạp xe cũng được tầm hơn 02 năm, xe em là Trek 3900 với bộ group 3x8 của Shimano cùi đề Acera mix với tay bấm Altus. Sau đấy em mua xe đạp cho vợ là chiếc Giant Enchant size XXS cũng bộ grourp Shimano 3x8. Sau tầm 02 năm đạp xe thể dục, cũng hay lân la các diễn đàn với nhóm facebook cùng với thú vui tự chăm sóc xe đạp thì bản thân cũng có chút kinh nghiệm tự sửa chữa vặt và bảo dưỡng em quyết định sẽ nâng cấp bộ group lên Deore theo trend 1x10 nhưng với chi phí thấp. Thế là lại lân la các nhóm trên face để xem có hàng “lướt” để mua dần từng món cho rẻ. Đầu tiên là cùi đề Deore, em chọn loại đời mới có nhiều công nghệ nhất có thể mà giá lại mềm RD-M4120 mua được với giá khá tốt 850k trên mạng. Định là sẽ mua mua dần các món khác nhưng số thế nào lại gặp một bạn đi Trek ML7 muốn nâng cấp lên Sram NX để lại giá tốt cho bộ 1x10 cùi đề RD-M5120 tay bấm SL-4100 Líp 10s 11-46 cùng xích KMC 10s. Thế là sau khi lắp xong lại thừa ra cái cùi đề Deore RD-M4120 không biết lắp vào đâu, đành lại mang lên mạng rao bán vậy.
Nhưng rao bán thì nhận được hàng lô lời mặc cả đến phát ớn như “500k bán không” , “ship cho mình kiểm tra trước, ok mới trả tiền” … và … Thực sự nản luôn em quyết không bán nữa và lắp vào xe Giant cho vợ với niềm tin là cùi Deore xịn lắp vào sẽ ngon hơn cùi Acera.
Nhưng lắp vào thì kết quả không như mong đợi, chuyển số chỉ được 1-2 số đầu sau đó thì các số sau cứ lạch xạch không lên được hoặc là vượt số nhảy cóc. Lại lên mạng hỏi han và tìm hiểu thì ở VN không có thông tin, hỏi được một bác thợ thì nói lắp được nhưng không nói cách chỉnh cũng như chi tiết cách lắp như thế nào ? Sau cỡ một tuần lang thang trên mạng trên các trang nước ngoài (với chút vốn tiếng Anh còn sót lại sau gần 30 năm học) em mới dần vỡ ra rằng thế nào là tỷ số truyền giữa tay bấm với cùi đề, thế nào là có thể lắp lẫn với không thể lắp lẫn giữa các bộ truyền động, Shimano các đời 6, 7, 8, 9 số với 10, 11, 12 số khác nhau cái gì …
Trên mạng việc lắp lẫn cùi đề với tay bấm giữa Shimano, Sram hay Campagnolo là có rất nhiều nhưng thường là được khuyến cáo sử dụng các thiết bị chuyển đổi hay adapter như “Jtek Shiftmate” hay “Wolf Tooth Tanpan” , các cụ có thể search từ khóa này và sẽ thấy khá nhiều thông tin cũng như hướng dẫn lắp đặt, căn chỉnh . Tuy nhiên món này ở VN là chưa có tiền lệ và thông tin nào, giá thành không hề rẻ nếu mua trên mạng và ship về.
Lại tiếp tục tìm và đọc và đọc trên các diễn đàn MTB của các bạn khoai tây cho đến khi em tìm và đọc được bài viết chi tiết diễn giải về kỹ thuật và thông số giữa tay bấm - cùi đề - bước líp trên trang này :
.
Cứ như là tìm được “Châu Mỹ” cho riêng mình !!!
Các cụ hãy đọc kỹ và quan trọng nhất là cái bảng cuối cùng nói lên tất cả quan hệ giữa bước líp - tay bấm - cùi đề nó như thế nào ? Đơn giản là : Bước líp (khoảng cách giữa 02 tầng líp) = Bước tay bấm (chiều dài cáp mỗi lần bấm) x Tỷ số truyền Cùi đề .
Mỗi hãng sản xuất có thông số kỹ thuật và tính năng riêng, mỗi bộ group lại có thông số khác nhau nhưng được tổng hợp vào chung một bảng để dễ dàng so sánh thông số . Điều này thật là tuyệt vời phải không các cụ ?
Trong trường hợp của em các thông số là :
- Bước líp (shimano MTB 8s) = 4,8mm
- Tỷ số truyền cùi đề (shimano MTB 10s) = 1.2
- Bước tay bấm (chiều dài cáp mỗi lần bấm) = phải là 4mm
Tìm trong bảng thì có tay bấm SRAM (1:1) 9s Mountain hoàn toàn khớp thông số , mỗi lần bấm sẽ kéo 4mm cáp
Quyết định “chuột bạch” vụ này sau hai ngày suy tính em lại lên mạng tìm hiểu thì rất khó để tìm mua được tay bấm Sram MTB 9s, nếu có thì cũng khá là đắt và thường thì phải mua cả đôi tay bấm trái và phải. Như thế thì chi phí cho lần “chuột bạch” này cao quá !!!
Lại tiếp tục tìm hiểu thì thấy ngoài Shimano, Sram hay Campagnolo là các thương hiệu lớn chiếm đa số thị phần còn có các hãng khác của Taiwan và TQ như Microshift, Ltwoo, Sensah, MicroNew…cũng sản xuất các bộ phận trong bộ group và thường là dựa theo công nghệ cũng như thông số của Shimano và Sram. Trong số đó Ltwoo có cả loại tay bấm sản xuất tương tích (compatible) cho cả Shimano (2:1) và Sram (1:1) mà giá lại rẻ có 170K mua trên Lazada sau khi có khuyến mãi. Em đặt 01 chiếc Ltwoo Elite A5 tay bấm phải 9s tương tích (compatible) với Sram (1:1) để có bước tay bấm (chiều dài cáp mỗi lần bấm) là 4mm.
Hàng về là em triển luôn. Đầu tiên tháo tất cả tay bấm trái phải, cùi đề, sang đĩa, tháo cả đĩa trước 03 tầng để thay đĩa narrow-wide 36T. Giữ nguyên bộ líp 8s 11-32, xích 8s, trục giữa và đùi đạp. Lắp tay bấm Ltwoo Elite A5 9s, Cùi đề Deore RD-M4120, cắt xich để lắp khóa xích (master link) cho dễ xử lý sau này, lắp đĩa narrow-wide 36T BCD104 vào bộ đùi cũ để tận dụng không phải đầu tư thêm. Xong bắt đầu căn chỉnh cùi đề và tay bấm.
Ở đây sẽ có cụ hỏi là tay bấm 9s lắp với bộ líp 8s có xảy ra trường hợp xích lên đến tầng cuối 32T mà bấm tiếp thì có bị tuột xích không ? Xin trả lời là không vấn đề gì, cái này xử lý quá đơn giản. Trên cùi đề có vít L để hạn chế cùi đề không chạy tiếp khi bấm tay bấm 9s, khi xích chuyển lên líp tầng cuối 32T thì vặn vít L chặt sau đó xả ra ½ đến ¾ vòng là ok luôn. Lúc này dù tay bấm vẫn còn số cuối nhưng bấm thì cùi đề cũng không chạy nữa nhé.
Việc căn chỉnh cùi đề là phức tạp nhất, nó lấy mất của em 02 buổi cộng thêm thời gian tham khảo youtube. Ở đây khó nhất là do không có kinh nghiệm nên cho dù có chỉnh các vít L và H trên cùi đề chuẩn rồi nhưng chưa chắc cùi đề đã lên xuống mượt mà và chính xác vì còn con vít thứ 3 là chỉnh góc cùi đề .
Em có 02 clips đính kèm:
- Clip đầu 44 giây là khi lắp xong chỉnh góc cùi đề nhưng do vỏ dây đề cắt hơi bị ngắn nên không chỉnh được góc cùi đề chuẩn, cộng với việc xích theo xe bị dài do thay đĩa 42T xuống 36T nên dư xích. Chỉnh góc cùi đề hết sức có thể thì xích va vào cùi đề do dư xích nên lên xuống số ở các tầng líp nhỏ 11T, 13T sẽ bị nảy xích do cùi đề không đủ lực căng.
- Clip thứ hai 71 giây là sau khi thay vỏ dây đề dài hơn, cắt bớt 02 mắt xich, chỉnh góc cùi đề nhiều hơn. Xích vẫn bị dư mắt nhưng chấp nhận được. Kết quả là Cùi đề Deore RD-M4120 10/11s, tay bấm 9s lắp trên bộ group 8s ngon lành trừ tầng líp11T nhỏ nhất vẫn hơi bị nảy xích do dư chiều dài, cái này em sẽ cân nhắc có cắt thêm 02 mắt xích nữa hay không vì hiếm khi đi tầng líp này. Phần lớn đạp xe tập thể dục thì đi líp 15T với đĩa trước 36T là ổn, chỉ xuống đến tầng líp 13T khi cần đạp nhanh.
Chi phí cho vụ “chuột bạch” này là :
- Cùi để Deore 10/11sp RD-M4120 : 850k
- Tay bấm Ltwoo Elite A5 9s (Sram 1:1 compatible) : 170k
- Đĩa trước Narrow-Wide 36T Snail : 105K
Thành quả là xe Giant Enchant từ bộ chuyển động 3x8 thành 1x8 , cân nặng bớt được ước chừng 800g - 900g. Hình thức trông rất là “Pro”. Vận hành lên xuống số mượt và nhẹ nhàng.
Câu chuyện của em đến đây là hết ./.
Mời các cụ vào chém cho vui !
Em đã post được 02 cái Clips lên !
Câu chuyện em kể hôm nay là : Làm sao lắp được cùi đề MTB Deore 10/11 tốc độ RD-M4120 cho bộ group 3x8 tốc độ mà hoàn toàn lên xuống số mượt không bị lỡ số nào.
Đây là câu chuyện riêng của em , không khuyến khích các cụ làm theo vì tùy thuộc vào từng người và hoàn cảnh cũng như nguyên nhân dẫn dắt đến việc em tại sao lại lắp lẫn cùi đề, tay bấm không cùng chủng loại cho bộ group 3x8 đang hoạt động tốt.
Như mọi người biết, bộ Group cho xe đạp leo núi (MTB) ở Shimano thường được biết đến với tỷ số truyền là 2:1 còn Sram là 1:1. Điều này có nghĩa là ở Shimano khi tay bấm kéo cáp được 1mm thì cùi đề dịch chuyển 2cm còn Sram khi tay bấm kéo cáp được 1mm thì cùi đề dịch chuyển 1cm. Thực tế qua tìm hiểu thì với Shimano tỷ số truyền là 1,7:1 còn Sram là 1,1:1, tuy nhiên mọi người vẫn thường gọi là 2:1 và 1:1 cho dễ nhớ
Điều này là đúng với các Group Shimano 6, 7, 8, 9 số (số bánh răng trên líp) còn từ các group đời mới sau này từ 10, 11, 12 trở lên tỷ số này không còn là 1,7:1 nữa mà là 1,2:1 và 1,1:1 gần giống với Sram. Nói vậy thôi nhưng không phải ai cũng biết điều này và em cũng là một trong số đó.
Câu chuyện bắt đầu từ đây:
Em đạp xe cũng được tầm hơn 02 năm, xe em là Trek 3900 với bộ group 3x8 của Shimano cùi đề Acera mix với tay bấm Altus. Sau đấy em mua xe đạp cho vợ là chiếc Giant Enchant size XXS cũng bộ grourp Shimano 3x8. Sau tầm 02 năm đạp xe thể dục, cũng hay lân la các diễn đàn với nhóm facebook cùng với thú vui tự chăm sóc xe đạp thì bản thân cũng có chút kinh nghiệm tự sửa chữa vặt và bảo dưỡng em quyết định sẽ nâng cấp bộ group lên Deore theo trend 1x10 nhưng với chi phí thấp. Thế là lại lân la các nhóm trên face để xem có hàng “lướt” để mua dần từng món cho rẻ. Đầu tiên là cùi đề Deore, em chọn loại đời mới có nhiều công nghệ nhất có thể mà giá lại mềm RD-M4120 mua được với giá khá tốt 850k trên mạng. Định là sẽ mua mua dần các món khác nhưng số thế nào lại gặp một bạn đi Trek ML7 muốn nâng cấp lên Sram NX để lại giá tốt cho bộ 1x10 cùi đề RD-M5120 tay bấm SL-4100 Líp 10s 11-46 cùng xích KMC 10s. Thế là sau khi lắp xong lại thừa ra cái cùi đề Deore RD-M4120 không biết lắp vào đâu, đành lại mang lên mạng rao bán vậy.
Nhưng rao bán thì nhận được hàng lô lời mặc cả đến phát ớn như “500k bán không” , “ship cho mình kiểm tra trước, ok mới trả tiền” … và … Thực sự nản luôn em quyết không bán nữa và lắp vào xe Giant cho vợ với niềm tin là cùi Deore xịn lắp vào sẽ ngon hơn cùi Acera.
Nhưng lắp vào thì kết quả không như mong đợi, chuyển số chỉ được 1-2 số đầu sau đó thì các số sau cứ lạch xạch không lên được hoặc là vượt số nhảy cóc. Lại lên mạng hỏi han và tìm hiểu thì ở VN không có thông tin, hỏi được một bác thợ thì nói lắp được nhưng không nói cách chỉnh cũng như chi tiết cách lắp như thế nào ? Sau cỡ một tuần lang thang trên mạng trên các trang nước ngoài (với chút vốn tiếng Anh còn sót lại sau gần 30 năm học) em mới dần vỡ ra rằng thế nào là tỷ số truyền giữa tay bấm với cùi đề, thế nào là có thể lắp lẫn với không thể lắp lẫn giữa các bộ truyền động, Shimano các đời 6, 7, 8, 9 số với 10, 11, 12 số khác nhau cái gì …
Trên mạng việc lắp lẫn cùi đề với tay bấm giữa Shimano, Sram hay Campagnolo là có rất nhiều nhưng thường là được khuyến cáo sử dụng các thiết bị chuyển đổi hay adapter như “Jtek Shiftmate” hay “Wolf Tooth Tanpan” , các cụ có thể search từ khóa này và sẽ thấy khá nhiều thông tin cũng như hướng dẫn lắp đặt, căn chỉnh . Tuy nhiên món này ở VN là chưa có tiền lệ và thông tin nào, giá thành không hề rẻ nếu mua trên mạng và ship về.
Lại tiếp tục tìm và đọc và đọc trên các diễn đàn MTB của các bạn khoai tây cho đến khi em tìm và đọc được bài viết chi tiết diễn giải về kỹ thuật và thông số giữa tay bấm - cùi đề - bước líp trên trang này :
Science Behind the Magic | Drivetrain Compatibility
Can I mix SRAM, Shimano and Campagnolo shifters, derailleurs and cassettes? This article will answer that question and more. I’ve commented previously on the lack of standards in the cycling industry. It can be, at times, rather frustrating. Some new part comes out that I really want, but lo and...
blog.artscyclery.com
Cứ như là tìm được “Châu Mỹ” cho riêng mình !!!
Các cụ hãy đọc kỹ và quan trọng nhất là cái bảng cuối cùng nói lên tất cả quan hệ giữa bước líp - tay bấm - cùi đề nó như thế nào ? Đơn giản là : Bước líp (khoảng cách giữa 02 tầng líp) = Bước tay bấm (chiều dài cáp mỗi lần bấm) x Tỷ số truyền Cùi đề .
Mỗi hãng sản xuất có thông số kỹ thuật và tính năng riêng, mỗi bộ group lại có thông số khác nhau nhưng được tổng hợp vào chung một bảng để dễ dàng so sánh thông số . Điều này thật là tuyệt vời phải không các cụ ?
Trong trường hợp của em các thông số là :
- Bước líp (shimano MTB 8s) = 4,8mm
- Tỷ số truyền cùi đề (shimano MTB 10s) = 1.2
- Bước tay bấm (chiều dài cáp mỗi lần bấm) = phải là 4mm
Tìm trong bảng thì có tay bấm SRAM (1:1) 9s Mountain hoàn toàn khớp thông số , mỗi lần bấm sẽ kéo 4mm cáp
Quyết định “chuột bạch” vụ này sau hai ngày suy tính em lại lên mạng tìm hiểu thì rất khó để tìm mua được tay bấm Sram MTB 9s, nếu có thì cũng khá là đắt và thường thì phải mua cả đôi tay bấm trái và phải. Như thế thì chi phí cho lần “chuột bạch” này cao quá !!!
Lại tiếp tục tìm hiểu thì thấy ngoài Shimano, Sram hay Campagnolo là các thương hiệu lớn chiếm đa số thị phần còn có các hãng khác của Taiwan và TQ như Microshift, Ltwoo, Sensah, MicroNew…cũng sản xuất các bộ phận trong bộ group và thường là dựa theo công nghệ cũng như thông số của Shimano và Sram. Trong số đó Ltwoo có cả loại tay bấm sản xuất tương tích (compatible) cho cả Shimano (2:1) và Sram (1:1) mà giá lại rẻ có 170K mua trên Lazada sau khi có khuyến mãi. Em đặt 01 chiếc Ltwoo Elite A5 tay bấm phải 9s tương tích (compatible) với Sram (1:1) để có bước tay bấm (chiều dài cáp mỗi lần bấm) là 4mm.
Hàng về là em triển luôn. Đầu tiên tháo tất cả tay bấm trái phải, cùi đề, sang đĩa, tháo cả đĩa trước 03 tầng để thay đĩa narrow-wide 36T. Giữ nguyên bộ líp 8s 11-32, xích 8s, trục giữa và đùi đạp. Lắp tay bấm Ltwoo Elite A5 9s, Cùi đề Deore RD-M4120, cắt xich để lắp khóa xích (master link) cho dễ xử lý sau này, lắp đĩa narrow-wide 36T BCD104 vào bộ đùi cũ để tận dụng không phải đầu tư thêm. Xong bắt đầu căn chỉnh cùi đề và tay bấm.
Ở đây sẽ có cụ hỏi là tay bấm 9s lắp với bộ líp 8s có xảy ra trường hợp xích lên đến tầng cuối 32T mà bấm tiếp thì có bị tuột xích không ? Xin trả lời là không vấn đề gì, cái này xử lý quá đơn giản. Trên cùi đề có vít L để hạn chế cùi đề không chạy tiếp khi bấm tay bấm 9s, khi xích chuyển lên líp tầng cuối 32T thì vặn vít L chặt sau đó xả ra ½ đến ¾ vòng là ok luôn. Lúc này dù tay bấm vẫn còn số cuối nhưng bấm thì cùi đề cũng không chạy nữa nhé.
Việc căn chỉnh cùi đề là phức tạp nhất, nó lấy mất của em 02 buổi cộng thêm thời gian tham khảo youtube. Ở đây khó nhất là do không có kinh nghiệm nên cho dù có chỉnh các vít L và H trên cùi đề chuẩn rồi nhưng chưa chắc cùi đề đã lên xuống mượt mà và chính xác vì còn con vít thứ 3 là chỉnh góc cùi đề .
Em có 02 clips đính kèm:
- Clip đầu 44 giây là khi lắp xong chỉnh góc cùi đề nhưng do vỏ dây đề cắt hơi bị ngắn nên không chỉnh được góc cùi đề chuẩn, cộng với việc xích theo xe bị dài do thay đĩa 42T xuống 36T nên dư xích. Chỉnh góc cùi đề hết sức có thể thì xích va vào cùi đề do dư xích nên lên xuống số ở các tầng líp nhỏ 11T, 13T sẽ bị nảy xích do cùi đề không đủ lực căng.
- Cùi để Deore 10/11sp RD-M4120 : 850k
- Tay bấm Ltwoo Elite A5 9s (Sram 1:1 compatible) : 170k
- Đĩa trước Narrow-Wide 36T Snail : 105K
Thành quả là xe Giant Enchant từ bộ chuyển động 3x8 thành 1x8 , cân nặng bớt được ước chừng 800g - 900g. Hình thức trông rất là “Pro”. Vận hành lên xuống số mượt và nhẹ nhàng.
Câu chuyện của em đến đây là hết ./.
Mời các cụ vào chém cho vui !
Em đã post được 02 cái Clips lên !
Chỉnh sửa cuối: