- Biển số
- OF-375904
- Ngày cấp bằng
- 31/7/15
- Số km
- 1,848
- Động cơ
- 260,020 Mã lực
Không biết ý các cụ thế nào, chứ đứa nào đánh con em, em cũng nói nó đánh trả lại. Đợi report cho giáo viên thì có mà mút mùa. Chưa bao giờ thấy vị thế của giáo viên như bây giờ, cả học sinh & phụ huynh đều không coi ra gì.
Còn mấy đứa đi đánh đứa khác, cơ bản là nhà nó cũng đã chẳng dạy được nó cho ra hồn, báo về gia đình nó thì cũng vậy thôi.
Nhiều ông bà toàn nói xuống, kiểu chị phó hiệu trưởng dưới đây:
Còn mấy đứa đi đánh đứa khác, cơ bản là nhà nó cũng đã chẳng dạy được nó cho ra hồn, báo về gia đình nó thì cũng vậy thôi.
Nhiều ông bà toàn nói xuống, kiểu chị phó hiệu trưởng dưới đây:
TTO - Liên quan đến việc dạy con phản ứng khi bị bạn bè bắt nạt, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu đến bạn đọc ý kiến của một nhà giáo. Theo cô, để trẻ đến mức phải đánh trả để bảo vệ mình, là phụ huynh và thầy cô giáo đã thiếu quan tâm.
Đánh trả: hiệu quả có thể chỉ tức thời
Trước hết, khi phụ huynh cho rằng họ dạy con phải đánh trả khi bị đánh, nghĩa là trước đó, con họ đã nhiều lần bị đánh nhưng cách xử lý của nhà trường, cụ thể là của thầy cô giáo, đã không mang lại hiệu quả, con em của họ vẫn tiếp tục bị bạn cư xử không tốt. Và như vậy, thái độ dạy cho con trẻ biết “tự cứu trước khi có người khác cứu” là thông cảm được.
Nhưng trong thế giới hỗn loạn của các mạng xã hội hiện nay, trẻ em thường sử dụng chúng cho nhu cầu kết bạn, thể hiện cái tôi và lôi kéo sự đồng tình ủng hộ của khối đông “không hề biết mình”. Khi bị đánh mà không báo với người lớn, các em dễ dàng tìm đến sự giúp đỡ của “bạn lạ”. Vì thế việc đánh trả, suy cho cùng, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy mà phụ huynh không lường trước được.
Thực tế đã chứng minh điều này khi từ xích mích của trẻ, dẫn đến xích mích của các nhóm trẻ, rồi gia đình nhiều bên cũng tham gia…. Kết quả là sẽ có những sự việc rất đáng tiếc mà ân hận thì đã muộn.
Hãy dạy con “đáp trả”, thay vì “đánh trả”
Tôi cho rằng quan điểm “dạy con đánh trả” ở đây đã bị hiểu chệch đi từ việc phải “dạy con đáp trả”.
“Đáp trả” khác nhiều lắm so với việc “đánh trả”. Đáp trả là một kỹ năng sống trong khi đánh trả thì chỉ là việc sử dụng cơ bắp và chỉ có tác dụng nhất thời (như đã phân tích ở trên).
Là một nhà giáo thường phải xử lý những vụ đánh nhau giữa các em học sinh, tôi xin nêu một số kinh nghiệm như sau:
Trước hết, rất đáng trách nếu như thầy cô - đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm - không thể nắm bắt tình hình học sinh lớp mình và để xảy ra tình trạng học sinh bị đánh trong một thời gian dài, dẫn đến việc khi xử lý những vụ việc học sinh đánh bạn muộn, không làm gia đình có niềm tin.
Về cha mẹ, thì đã không có sự liên hệ chặt chẽ với con cái, nên không thể phát hiện ra những biểu hiện khác lạ nơi con em mình, không biết con em mình chơi với những bạn bè nào (em bị đánh thì sợ tới trường, học sa sút, xin nhiều tiền hơn để cống nạp thay cho việc bị đánh…, về phía em đánh bạn thì cũng có những biểu hiện như học hành chểnh mảng, tụ tập bạn bè nhiều hơn, tác phong ngôn ngữ thay đổi, … ).
Không phải vì là người làm trong ngành giáo dục mà tôi cho rằng khi xảy ra đánh nhau giữa học sinh, hoặc tình trạng bắt nạt bạn, vai trò của nhà trường vẫn mang tính chất quan trọng và hiệu quả nhất.
Trẻ con hiện nay, vẫn coi học đường là nơi mà các em muốn đến nhất mỗi ngày. Ngoài nhu cầu bắt buộc là học chữ, các em còn có nhu cầu gặp bạn bè, thầy cô, được có một tập thể, một đám đông để “định vị” mình.
Cho nên, lời khuyên chân thành nhất cho học sinh đó là trước khi nghĩ đến chuyện đánh trả bạn - rồi để mình cũng trở thành người sai, hãy đáp trả hành động sai đó của bạn bằng một hành động đúng, nghĩa là thông tin đến thầy cô giáo và không thụ động chịu đựng khi bị bạn đánh ở trong sân trường mà hãy cầu cứu thầy cô.
Trong quá trình giáo dục của mình, cha mẹ và thầy cô phải làm cho con trẻ nhận ra việc đánh trả không phải là anh hùng, và đáp trả bằng cách báo thầy cô không phải là hèn nhát.
Hãy phân tích cho các em hiểu và nhận ra kẻ đánh bạn mới thực sự là kẻ hèn nhát. Mặt đối mặt đơn lẻ thì các bạn ấy không dám, mà kẻ đánh bạn luôn cần có một đám đông để cổ vũ, để lấy thêm sức mạnh hà hiếp. Cho nên, bản thân người bị đánh cũng cần sự tiếp sức của người khác.
Khi bị đánh trong sân trường thì dễ dàng nhất là kêu cứu với thầy cô. Khi bị đánh ngoài đường phố, hãy cầu cứu tới người lớn. Người lớn đó có thể không trực tiếp can thiệp nhưng họ có thể hỗ trợ bằng cách can ngăn hoặc gọi lực lượng chức năng can thiệp.
Tuyệt đối các em đừng bao giờ “anh hùng” nhận lời hẹn đi gặp mặt mà chỉ đi một mình hoặc nhận lời tới những nơi vắng vẻ, ít người qua lại. Việc nhận lời này chính là “cái chết được báo trước”.
Trong trường hợp bất ngờ bị vây đánh, cần hết sức bình tĩnh che chắn những nơi “hiểm yếu” của cơ thể và cách tốt nhất vẫn là cố gắng tự vệ trong hoàn cảnh cho phép rồi tìm cách chạy thật nhanh đến nơi có người qua lại.
Khi chạy phải lấy hết sức la lớn để đánh động người chung quanh chú ý. Cách tốt nhất luôn là la to “ăn cướp”, hoặc la to “công an đến, công an đến”.
Thầy cô và phụ huynh: hãy là nơi con em tin tưởng
Nhà giáo phải là người mà phụ huynh tin tưởng là sẽ thay mình dạy dỗ, bảo vệ con em họ, cho con em họ một vị trí an toàn khi tới trường, là nơi để học sinh tin tưởng mình sẽ được bảo vệ, được giúp đỡ giải quyết những vấn đề “biết tỏ cùng ai”.
Khi xử lý những vụ việc đánh nhau giữa học sinh cần hết sức nghiêm khắc, triệt để, nhưng khách quan và công bằng. Tôi không bao giờ chấp nhận quan điểm “giơ cao đánh khẽ” vì nó không bao giờ mang lại hiệu quả ngăn chặn, mà chỉ làm cho các em có thể sợ tức khắc ngay lúc đó, nhưng lâu dài sẽ “lờn thuốc”.
Nhưng tôi không tán đồng quan điểm “cứ đánh nhau là đuổi học”. Khi các em còn quá bé, học vấn không hoàn chỉnh, việc nghỉ học ở nhà chỉ khiến cho các em có thể hư hỏng nhanh và nhiều hơn, và xã hội lại thêm gánh nặng.
Tuy nhiên, trong những trường hợp không thể giáo dục, thì biện pháp cách ly các em tạm thời ra khỏi môi trường trường học cũng là một biện pháp cần thiết. Trẻ có nhu cầu bạn bè cao, cách ly các em khỏi bạn bè, là một biện pháp khả dĩ có thể mang đến hiệu quả.
Về phía phụ huynh, xin hãy dành thời gian cho con em mình, đặc biệt khi các cháu ở cái tuổi “dở dở ương ương”, xin đừng coi thường việc cháu kết bạn với những ai, hoặc có những biểu hiện khác lạ.
Cha mẹ, người thân trong gia đình luôn phải quan tâm khi trẻ xin ra ngoài vào những giờ giấc không thuận tiện, không có lý do chính đáng, và nếu cần thì phải cử người đi cùng khi các em báo việc cần ra ngoài.
Người lớn hãy luôn quan sát, tìm hiểu và giúp trẻ để mọi việc không trở nên quá muộn và không thể cứu vãn. Ta cho trẻ có những kỹ năng sống tốt thì đó là “lá chắn” để các em tự bảo vệ mình một cách tốt nhất.
LÂM MINH TRANG (hiệu phó Trường THCS NGuyễn Văn Trỗi, Q.Gò Vấp, TP.HCM)