Đèn "mắt liếc" ! Đèn "đảo tròng" !

vietanh_car

Xe tăng
Biển số
OF-84590
Ngày cấp bằng
8/2/11
Số km
1,885
Động cơ
428,730 Mã lực
Đèn chiếu sáng trong xe hơi , cũng như các bộ phân khác , liên tục được hoàn chỉnh và cải tiến , cùng với sự phổ biến rộng rãi của Xenon , hệ thống đèn mắt liếc vài năm trở lại đây đã thành quen thuộc với người sử dụng xe .
Xuất phát từ thực tế , người ta tìm cách khắc phục hiện tượng thiếu ánh sáng khi xe vào cua hoặc chạy trên những con đường khúc khuỷu , khi đó ,đèn chiêú sáng thông thường không đảm nhận được việc chiếu sáng ở những góc gần bên phải hoặc bên trái của chiếc xe , tình trạng cũng tương tự khi người ta chạy trên những cung đường hẹp và không thẳng ...việc thưừong xuyên đối mặt với những vùng tối đột ngột xuất hiện trước mũi xe làm cho người lái cực kỳ căng thẳng , khả năng gây tai nạn cũng cao , đơn giản là do không kịp nhìn thấy mặt đường trong các khúc quanh tối tăm . Ý tưởng có một nguồn sáng phụ kịp thời khi xe chuyển hướng thực ra được nung nấu từ rất lâu , việc bố trí một nguồn sáng thường trực và đủ mạnh bên hông xe tuy vậy hoàn toàn không được phép vì nó gây nguy hiểm đặc biệt cho những xe song hành , làm mất định hướng về tim đường cho những xe khác ( Như một số xe tải ở VN đã làm , họ bắt một đèn pha chiếu ngược ra phía sau , bất chấp nguy nan của những người tham gia giao thông khác !? ) , với những ràng buộc như vậy , cho đến năm 2002 , Hệ thống " Đèn liếc cố dịnh " của Hella mới được gắn trên chiếc Audi A8 để thử nghiệm .Audi A8 trở thành chiếc xe đầu tiên rên thế giới được trang bị hệ thống đèn liếc cố định .

1- Hệ thống đèn liếc tĩnh :
Nguồn sáng được bố trí bên cạnh đèn Cốt thông thường , người ta có 3 yếu tố để quyết định việc tắt mở của chiếc đèn liếc này và đảm bảo rằng , đèn này chỉ được kích hoạt khi vào cua gấp hoặc rẽ phải , rẽ trái , 3 yếu tố đó là :
-Tốc độ xe chạy
-Góc đánh tay lái
-Tình trạng của đèn Signal ( bật hoặc tắt )
Như vậy khi xe chạy nhanh và chuyển Lane , đèn Liếc không được kích hoạt , dù rằng người lái có bật Sinal theo hướng mong muốn .
Chỉ khi góc đánh tay lái đủ lớn , tốc độ không nhanh quá cộng với việc đèn Sinal được bật thì hệ thống này mới hoạt động !

Để tránh việc nguồn sáng đột ngột bật hoặc tắt , gây ảnh hưởng không tốt tới xe tình trạng lưu thông chung , người ta bố trí thêm hệ thống đệm Dimme, nhằm làm cho việc bật hoặc tắt đèn liếc đựoc thực hiện từ từ , ánh sáng dần tăng và dần giảm trong ít giây thời gian !
2- Hệ thống "đèn liếc động " :

Bước tiếp theo để phát triển ý tưởng tốt đẹp này là hệ thống đèn liếc động , nó ra đời có vẻ như đồng thời viếc việc đưa vào sử dụng đại trà hệ thống đèn chiếu sáng thấu kính ( Projector ) trên ô tô , những chiếc xe Merc và Opel lần này được chọn để ứng dụng tiến bộ trên . Phương thức hoạt động của loại dèn Liếc này là cơ cấu lắc ngang và lên xuống của ống đèn chiếu , nhờ cách này , khi vào cua gấp , nguồn ánh sáng chính chuyển hướng kịp thời và nâng cao tầm xa tới 150% so với phương thức cũ !
Cách này , người ta chỉ sử dụng một nguồn sáng , mức độ liếc uyển chuyển hơn phương thức cũ , và có thể kích hoạt ở những cung đường hơi cong , cũng như chuyển làn , làm cho việc sử dụng đèn liếc hoàn hảo hơn một cách rõ rệt ...HT này được xem như một phát kiến có tầm vóc như việc mười năm trước đây , hệ thống đèn Xenon lần đầu xin được giấy phép và lắp ráp rộng rãi trên xe hơi .
Với những tính toán phù hợp dựa trên giá trị tốc độ tức thời , Đèn liếc động có tốc độ liếc nhanh hay chậm hoàn toàn thích ứng với tốc độ xe chạy , khi ôm cua nhanh , đèn liếc nhanh , khi chạy chạy chậm thì đèn liếc chậm , nhờ đó , đối với người lái , nguồn sáng luôn luôn như gắn chặt với chiếc xe , cố định và hài hòa !
15 Độ chuyển góc sang mỗi bên , kết hợp với Bi - Xenon và "Hệ thống Tự điều chỉnh tầm xa " khiến cho hệ thống chiếu sáng trên những chiếc Merc đời E khó có đối thủ cạnh trạnh về lãnh vực chiếu sáng . Không những thuận lợi cho bản thân người lái xe , mà ý thức quan tâm đến an toàn chung và tâm lý của những người tham gia lưu thông khác từ rất lâu đã là nét nhân bản nổi bật của Kỹ nghệ xe hơi Đức mà HT đèn đuốc trên đây chỉ là một ví dụ .
Với mục đích phổ thông hóa các phát kiến mới , có nhiều cơ cấu đèn liếc động được thiết kế đơn giản và có tính lắp lẫn cao , độc lập với nguồn sáng được sử dụng , bất luận Xenon , Bi - Xenon hay Halogien , các cơ cấu đèn liếc ngày nay được cung cấp rời với vài hệ tiêu chuẩn cụ thể cho từng dòng xe , nhờ vậy đa phần có thể tự trang bị thêm Hệ thống đèn liếc mà không cần chiếc xe phải có những thay đổi nghiêm trọng . Dưới đây trình bày một nhóm các cơ phận như vậy :

Vốn không có gì huyền bí về Lý thuyết , phần dẫn động của cơ cấu đảo tròng hoạt động nhờ một động cơ Servo ( Là loại động cơ điện quay theo từng bước nhỏ nhờ điều khiển từ nguồn cấp điện , chứ không quay toàn vòng như động cơ thông thường , thay vì nói về sô vòng quay trong một phút , đối với Servo Motor người ta nói rằng : Nó nhảy bao nhiêu bước trong một phút , một bước có thể là 1 /200 hay 1/ 1000 của một vòng ) , cái khó khăn của Hệ thống này chính là mức độ và tốc độ đảo tròng ( Được chỉnh qua ECU đèn ) sao cho phù hợp với tốc độ xe và mức " Gắt " của vòng cua !
Với đà phát triển của kỹ thuật định vị , người ta đang bàn tới việc kết hợp máy định vị với Hệ thống chiếu sáng , tức là : Máy định vị với các bản đồ chi tiết được cài đặt sẽ xác định chính xác tình trạng cung đường người lái đã cài đặt , bao gồm cả các ngã rẽ hay cua vòng , hệ thống đèn Liếc thông minh thậm chí nâng cao tầm chiếu sáng và định hướng trước chế độ làm việc của đèn liếc . bởi vì ta biết rằng , một vòng cua gấp ở trên xa lộ và một vòng cua trên đường làng đôi khi có cùng bán kính , nhưng bản chất địa hình thì khác nhau quá xa !
Hella , nhà SX đèn chiếu sáng mà tên tuổi gắn liền với công nghiệp xe hơi, tin rằng : Trong năm 2005 , họ sẽ hoàn thành các thủ tục pháp lý để hệ thống đèn chiếu sáng thông minh ( variable intelligente Lichtsystem VARILIS ) có mặt trên toàn thế giới , đó là hệ thống đèn liếc tự động hoàn toàn trong mọi hoàn cảnh , không những phản ứng kịp thời với thời tiết , gió mua , sương mù , mà còn có cả chế độ ánh sáng thích nghi cho từng vùng đô thị , từng vùng nông thôn , rừng núi . Chúng ta cùng chờ xem phiên bản đầu tiên của Kế họach khổng lồ này , đó chính là Vario X , một ngọn đèn chíeu sáng với 5 chế độ khác nhau và tất nhiên là biết ..Liếc !
Cùng bắt đầu từ chiếc đèn xe non rời của Hella , chẳng khác gì một chiếc đèn soi ếch ở miền Tây Nam bộ , "trí tuệ" của Hella có hình hài đại khái như sau :

Bản chất là một cụm Xenon với vài cơ phận khác , chúng ta hãy cùng quan sát tìm ra những nết riêng tư của nó để so sánh với cái được mang tên gọi Vario X sẽ được giới thiệu tiếp theo đây :
Tiếp tục đề tài nêu trên , chúng ta nhắc lại một vài khái niệm sơ lược về Hệ thống đèn Xenon , bơi vì Vario X bắt nguồn từ cơ sở của hệ thống chiếu sáng bằng đèn xenon . Ánh sáng mạnh , ít tỏa nhiệt và tiêu tốn ít công suất là những đặc điểm nổi bật của xe non , ngoài ra , người ta còn có thể lựa chọn các dải quang phổ khả kiến khác nhau theo sở thích hoặc yêu cầu sử dụng cụ thể , đặc biệt , nhằm thay thế toàn diện hệ thống đèn cổ điển xài bóng hai tim , người ta sản xuất ra hệ thống đèn Bì Xenon , với nó , người ta có thể sử dụng chức năng đèn cốt và pha trên cùng một bóng đèn dẫu rằng nó chỉ có duy nhất một tim chứa khí phát sáng mà thôi ! Đây cũng là chỗ mà chúng ta phải phân biệt rõ ràng giữa một hệ thống Xenon nguyên thủy và những cải biên của nó , vốn có nguồn gốc từ châu Á ! Một bộ xenon nguyên thủy sử dụng biện pháp khác với một bộ Xenon non cải biên khi nháy đèn pha ! Sự khác nhau đó là cơ bản , không thể nhầm lẫn và hiển nhiên là cách xa nhau về đẳng cấp !
Trên hình ở đoạn trước , chúng ta thấy ngoài thấu kính , buồng chứa bóng Xenon phát sáng thì còn có một nhóm cơ cấu bao gồm những tấm chắn mỏng được điều khiển bởi một Nam châm điện , những tấm chắn đó nằm giữa đường đi của nguồn sáng từ bóng đèn tới thấu kính , nhờ vậy , nó quyết định mức độ sử dụng nguốn sáng cũng như nó định hướng nguồn sáng phát qua thấu kính chiếu ra ngoài . thông qua tiếp điểm bật đèn Pha hoặc tắt đèn Pha , tấm chắn đó cản bớt hoặc mở rộng nguồn sáng tạo nên hiệu quả nháy đèn như ta lâu nay vẫn thấy , ở đây không có vấn đề tắt hay bật đèn ! Đó chính là Bi -xenon .

Ở vài loại xe khác , người ta thiết kế hẳn một cặp đèn khác để đảm nhận chức năng đèn pha hoặc sương mù , ta thấy điều này ngay ở cả những dòng xe cao cấp !
Phát triển ý tưởng về màng chắn , Vario X ra đời với một hình dáng tương tự , khác nhau chăng chính là ở hệ thống chắn và phân chia ánh sáng , mà hình vẽ và nguyên lý được mô tả khái quát dưới đây :


...không khác gì các loại thiết bị chiếu sáng ở sân khấu " Đèn màu , nhạc giật " về nguyên lý , Vario X biến đổi chế độ chiếu sáng nhờ vào một ống hình trụ có gắn các loại màng chắn sáng khác nhau , vị trí của các màng chắn này , cũng nằm giữa nguồn sáng và thấu kính , được điều khiển bởi một đọng cơ điện , thay vì một nam châm điện như ở cơ cấu Bi Xenon thông thường , nhờ vậy , nguồn sáng có thể thay đổi tới 5 mức khác nhau ứng với 5 màng chắn riêng biệt , hiệu quả có thể hình dung như việc ta có 5 bộ bóng Xenon với độ K khác nhau để tùy cơ ứng biến theo hoàn cảnh , cần phải nói thêm là việc điều khiển này thực hiện theo cơ chế tự động hoàn toàn , cảm biến ánh sáng , cảm biến tốc độ và độ ẩm cùng với cảm biến mưa , tuyết , sương mù ...sẽ quyết định xem đèn Xenon chuyển sang mức sáng nào ! Bản thân một chiếc đèn như vậy có thể sx được ở rất nhiều nơi , nhưng một hệ thống cảm biến và điều khiển nó thì đến nay ngoài Hella chưa có ai làm được ( Nguồn quảng cáo của Hella , không phải của Der Fahrer )
Đèn liếc của Hella nhanh chóng phát triển và được chấp nhận do một thực trạng giao thôngđáng buồn là : Có tới 40% tai nạn giao thông gây chết người là xảy ra vào ban đêm , mặc dù khi đó , lượng lưu thông chỉ bằng 20% so với ban ngày . Đúng ra mà kể , thì từ những năm 60 của thế kỷ trước , hãng Renaul đã sx ra chiếc xe đầu tiên có bộ đèn biết liếc ngang liếc xéo , với truyền động cơ khí hoàn toàn mà đến nay vẫn được phép lưu hành , nhưng tất cả các lái xe đều biết và thấm thía về sự khác biệt địa hình gây ra khó khăn như thế nào khi chạy trong đem tối , chỉ cần đơn cử việc chay cao tốc và chạy trong thành thành phố . Do vậy , ngoài việc biết liếc , một bộ đèn thông minh còn phả biết điều hòa ánh sáng , nâng , hạ tầm xa và đóng mở biên độ chiếu sáng như hình minh họa dưới đây , chứ một cơ cấu chuyển hướng ánh sáng đơn giản không thể thỏa mãn tốt các điều kiện và địa hình giao thông khác nhau :

Khi chạy thành phố , khỏang cách giữa các thành phần giao thông gần nhau , nhiều cua hẹp , gãy khúc , ánh sáng ngoài việc chuyển hướng thì còn phải hạ thấp , mở rộng về hai bên , cường độ vừa phải :

hoặc :

Trên đường nông thôn :


Khi ra Xa lộ , tốc độ xe lớn , yêu cầu nhìn xa hơn , không gian tối hơn , đèn phải hoạt động ở một chế độ khác : Chiếu xa hơn , mạnh hơn , những phải hạ tầm sáng bên phía đối diện để khỏi làm chói mắt người chạy ngược , không ảnh hưởng người vượt bên trái ...vv

Tóm lại , ngoài việc đảo tròng , điều chỉnh gần xa , nguồn sáng trong oto còn có thể tỏa rộng hay thu hẹp , tăng hay giảm cường độ sáng nhờ vào việc thay đổi tâm sáng từ nguốn tới thấu kính và sắp xếp hệ thống chắn sáng theo các lập trình chọn lọc . Một giản đồ sơ lược về đặc tuyến chiếu sáng dưới đây của Audi cho thấy điều đó :

Hình ảnh một bộ Bi Xenon trong thực tế của Audi Avant :

Bên cạnh đó , những chức năng phụ như kiểu bật đèn khi trời đủ tối , hạ đèn khi có xe chạy đối diện ....càng làm cho thế giới ánh sáng của otô thêm phần linh động và hấp dãn người đam mê !
Đèn chiếu sáng đã trở thành điểm kết tinh của rất nhiều thành tựu trong ngành công nghiệp SX xe hơi .
Năm nay , người ta đang miệt mài nghiên cứu cơ chế đèn chiếu sáng mới cho xe hơi , chiếc xe Volvo SCC (Safety Concept Car) được trang bị Hệ thống đèn mà nguồn sáng ( Bóng đèn ) nằm tách biệt với bầu đèn , ánh sáng do bóng xenon phát ra được truyền dẫn và hội tụ trong tâm của Chóa đèn Parabol , sau đó được khuyếch tán có định hướng thông qua các mặt kích sọc ! Điều này mở ra khả năng mới trong công nghệ chế tạo bóng đèn , bóng có thể nằm ở đâu đó , kích thước tùy thích , hình dạng tùy thích ...và dần dần tiến tới loại bỏ hệ thống chân cắm rườm ra , đa dạng như hiện nay , lại nhờ đó có thể chế tạo bầu đèn hoàn toàn kín , nâng cao tuổi thọ và chất lượng cho bầu đèn .
Ý tưởng dùng Diot phát quang ( LED ) làm đèn chiếu sáng cho xe cũng không phải là xe lạ , ví dụ như chiếc VW Gold 5 sau đây :

và ít lâu sau lại xuất hiện hòanh tráng hơn ở xe Audi :

đến 2008 , người ta sẽ thấy loại đèn này trên khắp thế giới , tiết kiệm kinh khủng , tuổi thọ quá dài lâu , lại quá rẻ và dễ thay thế , chẳng bao giờ đứt hết bóng cả .

Chuyện đèn đóm kể mãi không hết , còn những thứ khác thì kể đến bao giờ !?8-}
e xin hết!!!
 

vietanh_car

Xe tăng
Biển số
OF-84590
Ngày cấp bằng
8/2/11
Số km
1,885
Động cơ
428,730 Mã lực
các cụ xem xong thấy hay thì vodka cho e nhé đến chết thì thôi 8-}
 

Projector1

Xe hơi
Biển số
OF-63774
Ngày cấp bằng
10/5/10
Số km
186
Động cơ
439,660 Mã lực
bài viết rất bổ ích cụ ah, nhưng bây h là năm 2011 rồi mà em vẫn chưa thấy led đc ứng dụng làm pha chiếu sáng trên oto rộng rãi, mà chỉ thấy dùng để làm trang trí thôi, em cũng đang mong lắm..
 

blackseal

Xe tải
Biển số
OF-45407
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
345
Động cơ
466,193 Mã lực
bài viết hay nhưng em nghe cái này mấy năm trước rồi mà vẫn kg ứng dụng để làm được
 

Railton

Xe máy
Biển số
OF-89402
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
86
Động cơ
407,060 Mã lực
Em thấy Mercedes bên Mẽo có rồi đấy bác ợ :)
 

NAM VŨ

Xe container
Biển số
OF-77
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
7,575
Động cơ
657,409 Mã lực
Nơi ở
Quận/Huyện
Website
www.namvu.com.vn

haituonglong

Xe tăng
Biển số
OF-9120
Ngày cấp bằng
1/9/07
Số km
1,294
Động cơ
548,980 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào em không nhớ
Website
www.vtc.vn
Xe em cũng mắt liếc nhưng em chẳng bao giờ cảm nhận được điều đó, em đi chậm vào cua mà chả thấy ánh sáng đi trước gì cả
 

OmegaO9

Xe container
Biển số
OF-2121
Ngày cấp bằng
24/10/06
Số km
5,902
Động cơ
614,517 Mã lực
Nơi ở
Toyota 0972 84 86 88
Ý tưởng LED của chiếc VW Gold 5 khác hoàn toàn với R8 Lemans cụ nhé.VW sử dụng Led để tô điểm hơn là mục đích thay thế hoàn toàn pha, vì pha chiếu sáng là Projector dạng tổ ong.Còn R8 concept lemans thì đó chỉ là xe mẫu khi sản xuất ra thì kiểu mẫu đó không được áp dụng mà vẫn là projector,chi tiết Led cũng không mang tính chất chiếu sáng hoàn toàn mà phải dựa vào đèn ở tâm cũng dạng gương cầu.



[video=youtube;xP5ZhTUCcJM]http://www.youtube.com/watch?v=xP5ZhTUCcJM[/video]
 
Chỉnh sửa cuối:

Barcelona

Xe tải
Biển số
OF-61308
Ngày cấp bằng
9/4/10
Số km
236
Động cơ
443,275 Mã lực
Mondeo 2.3 của em cũng có chức năng liếc này.
 

HT_CRV

Xe tải
Biển số
OF-75108
Ngày cấp bằng
11/10/10
Số km
292
Động cơ
424,930 Mã lực
Trên CR-V cái loại đèn liếc khi cua này được Honda gọi là AFS :D
 

Bin&Nhim

Xe tải
Biển số
OF-54833
Ngày cấp bằng
12/1/10
Số km
386
Động cơ
453,420 Mã lực
Bài viết hay quá !
 

mrtuanthanh

Xe tải
Biển số
OF-14901
Ngày cấp bằng
19/4/08
Số km
312
Động cơ
515,832 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
EM có ngu kiến thế lày ạ, các cụ cứ lắp đèn gầm như bình thường nhưng bên trái thì để góc quay sang trái, bên phải thì để chếch góc bên phải, điện thì nối với công tắc xi nhan, khi các cụ gạt xi nhan sang trái hay sang phải thì đèn bên đó sẽ sáng ợ. Ngu kiến của em là thế đấy ợ, tiết kiệm hơn đấy ợ ^^
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top