- Biển số
- OF-532388
- Ngày cấp bằng
- 15/9/17
- Số km
- 112
- Động cơ
- 170,300 Mã lực
- Tuổi
- 31
Tang gia bối rối, người thân của những nạn nhân bị tử vong trong vụ chạy thận ở bệnh viện Đa khoa Hòa Bình chỉ biết gạt nước mắt, nén nỗi đau để lo chu toàn hậu sự cho người đã khuất. Nhưng, họ chẳng thể ngờ một ngày kia, đơn vị gây ra sự cố lại đòi có 'hóa đơn đỏ' đám ma mới chấp nhận bồi thường.
Báo chí đưa tin, đến nay tất cả các gia đình trong vụ tai biến chạy thận 8 người chết ở Hòa Bình vẫn chưa nhận được tiền bồi thường từ bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Thông tin này xuất hiện trên mạng xã hội từ tài khoản Facebook mang tên LS Hoàng Trung vào chiều 13/11. Điều khiến dư luận “sốc” khi hay tin, đến nay cả 8 gia đình nạn nhân tử vong trong vụ tai biến chạy thận vẫn chưa nhận được tiền bồi thường vì gia đình chưa thể xuất trình hóa đơn tài chính việc lo ma chay cho nạn nhân.
Luật sư của gia đình nạn nhân đưa vụ "đòi hóa đơn đỏ" lên mạng xã hội. (Ảnh Internet).
Có nằm mơ, người viết cũng không thể hình dung muốn bồi thường sau sự cố y khoa lại cần có “hóa đơn đỏ”… đám ma. Thử hỏi, các gia đình nạn nhân đa phần là đồng bào dân tộc, ở sâu trong bản thì biết cậy nhờ “cửa” nào để có hóa đơn hay phải liên hệ với “người âm” để xin cho kỳ được một tờ giấy có dấu đỏ?
Tang gia bối rối, đành rằng chi phí mua quan tài có thể có hóa đơn nhưng chi phí tang lễ, thuê người tụng kinh… thì lấy đâu ra hóa đơn đỏ để gia đình bệnh nhân “đủ tiêu chuẩn” nhận tiền bồi thường?
Câu chuyện trên khiến người viết liên tưởng đến sự việc xảy ra cách đây không lâu ở một phường tại Thủ đô Hà Nội “người chết phải chờ khai tử”. Lúc đó, người con gái phải đến UBND phường năm lần bảy lượt mới xong thủ tục khai tử cho cha, cả tang gia phải chờ đợi trong đau buồn và bức xúc. Tại thời điểm đó, cũng có ý kiến nói do gia đình không chịu “lót tay” nên bị “ách” và khiến mọi việc chậm trễ đến vậy.
Trở lại chuyện "ách" bồi thường sau sự cố y khoa, rõ ràng, sự tắc trách của cán bộ bệnh viện Đa khoa Hòa Bình đã khiến cho 8 bệnh nhân chạy thận phải ra đi tức tưởi. Không thể thêm một lần để người thân của họ phải đau đớn, bức xúc vì những thủ tục liên quan đến người đã khuất.
Có lẽ nào, những gia đình có người thân tử vong trong vụ chạy thận cũng phải “lót tay” thì thủ tục bồi thường mới nhanh gọn, nếu không muốn xuống cõi âm để mua "hóa đơn đỏ" đám ma?
Báo chí đưa tin, đến nay tất cả các gia đình trong vụ tai biến chạy thận 8 người chết ở Hòa Bình vẫn chưa nhận được tiền bồi thường từ bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Thông tin này xuất hiện trên mạng xã hội từ tài khoản Facebook mang tên LS Hoàng Trung vào chiều 13/11. Điều khiến dư luận “sốc” khi hay tin, đến nay cả 8 gia đình nạn nhân tử vong trong vụ tai biến chạy thận vẫn chưa nhận được tiền bồi thường vì gia đình chưa thể xuất trình hóa đơn tài chính việc lo ma chay cho nạn nhân.
Luật sư của gia đình nạn nhân đưa vụ "đòi hóa đơn đỏ" lên mạng xã hội. (Ảnh Internet).
Có nằm mơ, người viết cũng không thể hình dung muốn bồi thường sau sự cố y khoa lại cần có “hóa đơn đỏ”… đám ma. Thử hỏi, các gia đình nạn nhân đa phần là đồng bào dân tộc, ở sâu trong bản thì biết cậy nhờ “cửa” nào để có hóa đơn hay phải liên hệ với “người âm” để xin cho kỳ được một tờ giấy có dấu đỏ?
Tang gia bối rối, đành rằng chi phí mua quan tài có thể có hóa đơn nhưng chi phí tang lễ, thuê người tụng kinh… thì lấy đâu ra hóa đơn đỏ để gia đình bệnh nhân “đủ tiêu chuẩn” nhận tiền bồi thường?
Câu chuyện trên khiến người viết liên tưởng đến sự việc xảy ra cách đây không lâu ở một phường tại Thủ đô Hà Nội “người chết phải chờ khai tử”. Lúc đó, người con gái phải đến UBND phường năm lần bảy lượt mới xong thủ tục khai tử cho cha, cả tang gia phải chờ đợi trong đau buồn và bức xúc. Tại thời điểm đó, cũng có ý kiến nói do gia đình không chịu “lót tay” nên bị “ách” và khiến mọi việc chậm trễ đến vậy.
Trở lại chuyện "ách" bồi thường sau sự cố y khoa, rõ ràng, sự tắc trách của cán bộ bệnh viện Đa khoa Hòa Bình đã khiến cho 8 bệnh nhân chạy thận phải ra đi tức tưởi. Không thể thêm một lần để người thân của họ phải đau đớn, bức xúc vì những thủ tục liên quan đến người đã khuất.
Có lẽ nào, những gia đình có người thân tử vong trong vụ chạy thận cũng phải “lót tay” thì thủ tục bồi thường mới nhanh gọn, nếu không muốn xuống cõi âm để mua "hóa đơn đỏ" đám ma?