[Funland] Để trẻ nhỏ không ‘‘dính’’ bệnh sởi

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Tất cả trẻ em ở các nước đang phát triển được chẩn đoán bệnh sởi cần được bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Điều trị này nhằm khôi phục nồng độ vitamin A thấp trong thời gian mắc sởi, ngay cả với trẻ được nuôi dưỡng tốt, để giúp dự phòng tổn thương mắt và mù lòa. Bổ sung vitamin A đã được chứng minh là làm giảm 50% số lượng các trường hợp tử vong do bệnh sởi.

Những điểm chính
- Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em mặc dù đã có vacxin an toàn và hiệu quả
- Năm 2012, có 122.000 trường hợp tử vong do sởi trên toàn cầu – khoảng 330 trường hợp tử vong mỗi ngày hoặc 14 trường hợp tử vong mỗi giờ
- Tiêm phòng sởi đã làm giảm 78% các trường hợp tử vong do sởi từ năm 2000 đến 2012 trên toàn thế giới
- Năm 2012, có khoảng 84% trẻ em trên toàn thế giới được tiêm một liều vacxin phòng sởi trong ngày sinh nhật đầu tiên của mình thông qua các dịch vụ sức khỏe định kỳ - tăng lên từ 72% trong năm 2000
- Từ năm 2000, có hơn 1 tỷ trẻ em ở các nước có nguy cơ cao được tiêm phòng sởi thông qua các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt – khoảng 145 triệu trẻ được tiêm phòng vào năm 2012

Sởi là một bệnh nghiêm trọng và dễ lây gây ra bởi một loại virus. Năm 1980, trước khi có chương trình tiêm chủng mở rộng, sởi đã gây tử vong khoảng 2,6 triệu người mỗi năm.

Sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em trên toàn cầu mặc dù đã có vacxin an toàn và hiệu quả. Có khoảng 122.000 người tử vong do sởi trong năm 2012 – phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi.

Bệnh sởi gây ra bởi một loại virus trong họ paramyxovirus. Virus sởi thường phát triển trong tế bào lót ở phía sau của họng và phổi. Sởi là một bệnh ở người và vẫn chưa biết có xảy ra ở động vật hay không.

Hoạt động tiêm chủng được đẩy mạnh đã có một tác động lớn trong việc làm giảm tử vong do sởi. Từ năm 2000, có hơn 1 tỷ trẻ em ở các nước có nguy cơ cao được tiêm phòng vacxin chống lại bệnh sởi thông qua chiến dịch tiêm phòng mở rộng – có khoảng 145 triệu trẻ được tiêm trong năm 2012. Tỷ lệ tử vong do sởi trên toàn cầu đã giảm 78%, từ 562.000 trường hợp xuống còn 122.000 trường hợp.

Dấu hiệu và triệu chứng

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh sởi thường là sốt cao, sốt bắt đầu từ 10 đến 12 ngày sau khi tiếp xúc với virus, và kéo dài từ 4 đến 7 ngày. Chảy nước mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt, và các đốm trắng nhỏ bên trong má có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu. Sau một vài ngày thì ban sởi (ban đỏ/nâu dạng chấm) bùng phát, thường ở mặt và cổ. Trong khoảng 3 ngày, ban sởi lan rộng xuống thân mình, và cuối cùng xuống tới tay và chân. Ban sởi kéo dài 5 – 6 ngày, và sau đó mất dần. Trung bình, ban sởi xuất hiện sau khi tiếp xúc với virus được 14 ngày (trong phạm vi 7 đến 18 ngày).

Ban sởi (ban đỏ/nâu dạng chấm) ở trẻ em

Sởi nặng thường gặp ở trẻ em được nuôi dưỡng kém (trẻ suy dinh dưỡng), đặc biệt những trẻ thiếu hụt vitamin A hoặc hệ thống miễn dịch của chúng bị suy giảm do HIV/AIDS hoặc các bệnh lý khác.

Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan tới sởi là do biến chứng của bệnh. Các biến chứng chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi hoặc người lớn trên 20 tuổi. Các biến chứng nghiêm trọng nhất bao gồm: mù mắt, viêm não (nhiễm trùng gây phù não), tiêu chẩy nặng gây mất nước, nhiễm trùng tai, hoặc nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi. Có gần 10% các trường hợp sởi tử vong trong quần thể có tỷ lệ suy sinh dưỡng cao và không được chăm sóc y tế đầy đủ. Phụ nữ bị sởi trong khi mang thai cũng có nguy cơ biến chứng nặng và thai kỳ có thể kết thúc do sẩy thai hoặc sinh non. Những người khỏi bệnh sởi sẽ có miễn dịch với sởi suốt đời.

Ai có nguy cơ?

Trẻ em không được tiêm vacxin phòng bệnh có nguy cơ mắc sởi và các biến chứng cao nhất, bao gồm cả tử vong. Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng cũng có nguy cơ. Bất cứ ai không có miễn dịch (người chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng không tạo được miễn dịch) đều có thể mắc sởi.

Sởi vẫn còn phổ biến ở nhiều nước đang phát triển – đặc biệt là ở một số vùng ở châu Phi và châu Á. Hơn 20 triệu người bị ảnh hưởng bởi bệnh sởi mỗi năm. Đại đa số (95%) các trường hợp tử vong do sởi xảy ra ở các nước có thu nhập bình quân đầu người thấp và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém.

Dịch sởi có thể đặc biệt nguy hiểm ở các nước đang trải qua hoặc đang phục hồi từ thảm họa tự nhiên hoặc xung đột. Các thiệt hại cho cơ sở hạ tầng y tế và dịch vụ y tế đã làm gián đoạn tiêm chủng định kỳ, và sự quá tải trong các trại dân cư tập trung làm tăng đáng kể nguy cơ mắc sởi.

Lây truyền

Virus rất dễ lây qua ho và hắt hơi, tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nhiễm bệnh của mũi hoặc họng.

Virus vẫn hoạt động và dễ lây trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm trong gần 2 giờ. Nó có thể lây truyền từ người mắc bệnh trong vòng 4 ngày trước khi bắt đầu phát ban cho tới 4 ngày sau khi phát ban.

Dịch sởi có thể có thể phát triển thành vụ dịch lớn làm nhiều người tử vong, đặc biệt là giới trẻ, trẻ em suy dinh dưỡng. Ở những nước mà dịch sởi đã gần như được xóa sổ thì các trường hợp nhiễm bệnh đến từ các nước khác có dịch sẽ là nguồn lây nhiễm quan trọng.

Điều trị

Không có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu cho virus sởi. Các biện pháp điều trị khác chủ yếu nhằm hỗ trợ và làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn:
- Paracetamol hoặc ibuprofen (phù hợp với lứa tuổi) có thể giúp hạ sốt và giảm đau.
- Uống nhiều nước để tránh mất nước, tốt nhất vẫn là dung dịch điện giải (oresol) với nồng độ phù hợp.
- Vệ sinh/làm sạch mắt bằng bông sạch (tăm bông).
- Đóng rèm cửa giúp làm giảm sự nhậy cảm với ánh sáng của mắt.

Bệnh sởi thường tự khỏi, nhưng nếu có triệu chứng khác thường xuất hiện như tiêu chảy, nôn, đau tai và đau họng, khó thở, hoặc rối loạn ý thức… thì cần nhanh chóng tìm kiếm tư vấn y tế. Trong một vài trường hợp bệnh sởi nặng, đặc biệt nếu có biến chứng, cần đưa trẻ vào viện để điều trị.

Biến chứng nặng do sởi có thể tránh được thông qua việc điều trị hỗ trợ nhằm đảm bảo dinh dưỡng tốt, uống đủ nước và điều trị mất nước bằng dung dịch bù nước và điện giải đường uống (oresol) được khuyến cáo bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Dung dịch này thay thế cho dịch và các yếu tố cần thiết đã bị mất qua tiêu chảy và nôn. Thuốc kháng sinh có thể được chỉ định điều trị các nhiễm trùng tai và mắt, và viêm phổi.

Tất cả trẻ em ở các nước đang phát triển được chẩn đoán bệnh sởi cần được bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Điều trị này nhằm khôi phục nồng độ vitamin A thấp trong thời gian mắc sởi, ngay cả với trẻ được nuôi dưỡng tốt, để giúp dự phòng tổn thương mắt và mù lòa. Bổ sung vitamin A đã được chứng minh là làm giảm 50% số lượng các trường hợp tử vong do bệnh sởi.

Trẻ em mắc sởi không nên đến trường cho tới sau khi ban sởi bắt đầu xuất hiện tối thiểu 5 ngày

Vitamin A

Việc sử dụng vitamin A cho trẻ mắc sởi ở những nước đang phát triển có liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh và tử vong giảm. Cơ chế tác dụng vẫn chưa được biết; vitamin A có thể sửa chữa tình trạng giảm retinol máu do virus gây ra.

Nồng độ vitamin A trong huyết thanh thấp đã được ghi nhận ở trẻ em tại Mỹ, và nồng độ vitamin A trong huyết thanh thấp cũng đã được ghi nhận ở trẻ em bị bệnh nặng hơn. Việc sử dụng vitamin A trong điều trị sởi ở những nước đang phát triển chưa được đánh giá trong nghiên cứu lâm sàng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng vitamin A được sử dụng cho tất cả trẻ em mắc sởi, bất kể họ ở quốc gia nào. Vitamin A trong điều trị sởi được sử dụng một lần mỗi ngày trong thời gian hai ngày với những liều sau:
- Trẻ < 6 tháng tuổi: 50.000 UI
- Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: 100.000 UI
- Trẻ ≥ 12 tháng tuổi: 200.000 UI

Đối với trẻ em có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng do thiếu hụt vitamin A thì có thể sử dụng liều thứ ba (dựa trên các nguyên tắc tuổi ở trên) sau 2 – 4 tuần

Theo: Uptodate (14/03/2014)

Dự phòng

Dự phòng chống lại bệnh sởi cũng như quai bị và rubella bằng cách tiêm vacxin MMR khi trẻ được 13 tháng tuổi và sau đó tiêm tăng cường ở độ tuổi 3 – 5 tuổi. Nếu bạn là người lớn mà chưa được tiêm phòng hoặc chưa mắc sởi thì bạn cũng cần tiêm vacxin MMR để phòng bệnh.

Phụ nữ dự định có thai mà chưa được tiêm phòng sởi thì nói chuyện/đi khám với bác sĩ để được tư vấn và tiêm phòng vì khi đang mang thai sẽ không được tiêm phòng sởi. Mắc sởi khi đang mang thai có thể sẽ gây hại cho bào thai.

Tiêm vacxin phòng sởi định kỳ cho trẻ, kết hợp với chiến dịch tiêm chủng hàng loạt ở các nước có số trường hợp mắc và tỷ lệ tử vong cao, là những chiến lược y tế công cộng quan trọng để làm giảm tỷ lệ tử vong do sởi trên toàn cầu. Vacxin dự phòng sởi đã được sử dụng trong 50 năm. Nó an toàn, hiệu quả và không đắt. Chi phí ít hơn 1 đô la để tiêm chủng cho trẻ chống lại bệnh sởi.

Vacxin dự phòng sởi thường được kết hợp với vacxin dự phòng quai bị và/hoặc rubella (vacxin MMR) ở những nước mà những bệnh này hoành hành. Hiệu quả của dạng đơn và dạng kết hợp tương đương nhau.

Năm 2012, có khoảng 84% trẻ em trên toàn thế giới được tiêm một liều vacxin phòng sởi trong ngày sinh nhật đầu tiên của mình thông qua các dịch vụ sức khỏe định kỳ - tăng lên từ 72% trong năm 2000. Khuyến cáo sử dụng 2 liều vacxin dự phòng sởi để đảm bảo khả năng miễn dịch và dự phòng dịch sởi vì có khoảng 15% trẻ em được tiêm chủng thất bại trong việc tạo ra miễn dịch với liều đầu tiên.

Nếu bạn mắc sởi

Tránh tiếp xúc với người khác, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh vì họ dễ bị lây nhiễm hơn.

Tránh xa trường học, nhà trẻ, nơi làm việc cho tới sau khi ban sởi bắt đầu xuất hiện ít nhất 5 ngày.


Nguồn tham khảo
1. WHO | Measles (2/3014)
2. Health Protection Agency | London School of Hygiene and Tropical Medicine | NHS Choices
3. WebMD news - Measles vaccine plea as cases rise sharply


ThS. BS. Lương Quốc Chính
Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai
 

Yen Thanh

Xe tải
Biển số
OF-144079
Ngày cấp bằng
31/5/12
Số km
274
Động cơ
365,300 Mã lực
Nơi ở
Long Biên
Bài viết công phu, rất thời sự. Tks cụ
 

HSBC

Xe buýt
Biển số
OF-5650
Ngày cấp bằng
15/6/07
Số km
977
Động cơ
551,682 Mã lực
Cảm ơn Cụ Chính nhé. Nhà có trẻ nhỏ, hôm nào đọc thông tin về sởi cũng sởn da gà. Mặc dù các bé nhà em đã được tiểm đủ 2 mũi vacxin nhưng vẫn lo lắng.
Ký ức của em về bệnh sởi hồi nhỏ chỉ là mê man vì sốt, ngồi suốt ngày trong cái màn bằng dệt bằng vải xô ngày xưa. Hy vọng nhanh qua cái đận này đi cho các cháu đỡ khổ.
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,069
Động cơ
412,001 Mã lực
Tuổi
47
Hoan hô Mod :)
 

DTK65

Xe tăng
Biển số
OF-116444
Ngày cấp bằng
12/10/11
Số km
1,116
Động cơ
395,081 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cám ơn bác sỹ, bài viết rất bổ ích ạ!
 

tazzan_man

Xe tăng
Biển số
OF-74055
Ngày cấp bằng
28/9/10
Số km
1,913
Động cơ
440,889 Mã lực
Năm 2012, có khoảng 84% trẻ em trên toàn thế giới được tiêm một liều vacxin phòng sởi trong ngày sinh nhật đầu tiên của mình qua các dịch vụ sức khỏe định kỳ - tăng lên từ 72% trong năm 2000. Khuyến cáo sử dụng 2 liều vacxin dự phòng sởi để đảm bảo khả năng miễn dịch và dự phòng dịch sởi vì có khoảng 15% trẻ em được tiêm chủng thất bại trong việc tạo ra miễn dịch với liều đầu tiên.


Cụ chủ cho em hỏi: như trên, nếu 85% trẻ em được tiêm chủng thành công trong liều 1 thì tức là không dính sởi nữa hay là vẫn có thể bị? Có nên cho trẻ đi tiêm phòng sởi liều 2 để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm? Đi xét nghiệm máu có xác định là đã có kháng thể virus sởi không ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,886
Động cơ
813,280 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Cám ơn bác dr chinh. Cháu nhà em 8 tháng tiêm phòng họ bảo đây là loại mũi kép, không cần tiêm nhắc lại ở 3 tuổi mà đến 4 hay 5 tuổi (đại loại 4 hay 5 xem lại sổ thì mới chính xác) mới nhắc lại mũi này, vậy đúng không bác Chinh?
 

hoalocvung

Xe điện
Biển số
OF-106549
Ngày cấp bằng
23/7/11
Số km
4,145
Động cơ
433,754 Mã lực
Em hỏi các bác sĩ và mọi người có con nhỏ, nếu bé đã tiêm lần đầu ở khu vực khác không thuộc HN, xong lần tiếp theo thì lại bỏ qua do bị ốm. giờ ở HN muốn tiêm nhắc lại có đươc không và mang sổ y bạ tiêm ở khu vực khác lần trước thì họ có hỏi han gì không. Hay là cứ mang bé ra đó nói là muốn tiêm nhắc lại là họ tiêm luôn mà không hỏi han gì?
 

Taihoatu

Xe lăn
Biển số
OF-41027
Ngày cấp bằng
19/7/09
Số km
11,533
Động cơ
598,009 Mã lực
Dịch sởi đang hoành hành chứng tỏ tiêm chủng chẳng có tác dụng mẹ gì, chắc vắc xin đểu.
 

Yen Thanh

Xe tải
Biển số
OF-144079
Ngày cấp bằng
31/5/12
Số km
274
Động cơ
365,300 Mã lực
Nơi ở
Long Biên
À mà cụ đốc kiểm tra tiêu đề topic chuẩn chưa nhé. Theo em hiểu, bài viết chỉ nói vitamin A giúp giảm tác động chứ ko giúp trẻ tránh nhiễm sởi.
 

thinhkieuphong

Xe điện
Biển số
OF-151242
Ngày cấp bằng
1/8/12
Số km
3,363
Động cơ
390,017 Mã lực
Dịch sởi đang hoành hành chứng tỏ tiêm chủng chẳng có tác dụng mẹ gì, chắc vắc xin đểu.
em cũng nghĩ như cụ, giờ mang F1 ra chỗ Nguyễn Chí Thanh tiêm phòng được ko nhỉ ??? Ko biết ở đó có làm việc T7, CN ko

Em vừa google thấy giờ đang quá tải đặc biệt là 2 ngày cuối tuần :((

http://hn.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/dich-soi-bung-phat-cac-phong-tiem-chung-ket-cung-c62a622222.html
 
Chỉnh sửa cuối:

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
Năm 2012, có khoảng 84% trẻ em trên toàn thế giới được tiêm một liều vacxin phòng sởi trong ngày sinh nhật đầu tiên của mình qua các dịch vụ sức khỏe định kỳ - tăng lên từ 72% trong năm 2000. Khuyến cáo sử dụng 2 liều vacxin dự phòng sởi để đảm bảo khả năng miễn dịch và dự phòng dịch sởi vì có khoảng 15% trẻ em được tiêm chủng thất bại trong việc tạo ra miễn dịch với liều đầu tiên.


Cụ chủ cho em hỏi: như trên, nếu 85% trẻ em được tiêm chủng thành công trong liều 1 thì tức là không dính sởi nữa hay là vẫn có thể bị? Có nên cho trẻ đi tiêm phòng sởi liều 2 để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm? Đi xét nghiệm máu có xác định là đã có kháng thể virus sởi không ạ?
Vẫn có thể bị cụ ạ, 15% (của 85%) thất bại tạo miễn dịch sau mũi vaccine đầu tiên.
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn
À mà cụ đốc kiểm tra tiêu đề topic chuẩn chưa nhé. Theo em hiểu, bài viết chỉ nói vitamin A giúp giảm tác động chứ ko giúp trẻ tránh nhiễm sởi.
Tiêu đề không bàn ở đây. Về vai trò của vitamin A thì còn nhiều bàn cãi. Tuy nhiên WHO khẳng định trên website của họ là như thế: "Tất cả trẻ em ở các nước đang phát triển được chẩn đoán bệnh sởi cần được bổ sung 2 liều vitamin A, cách nhau 24 giờ. Điều trị này nhằm khôi phục nồng độ vitamin A thấp trong thời gian mắc sởi, ngay cả với trẻ được nuôi dưỡng tốt, để giúp dự phòng tổn thương mắt và mù lòa. Bổ sung vitamin A đã được chứng minh là làm giảm 50% số lượng các trường hợp tử vong do bệnh sởi.".

Tuy nhiên, trong một tài liệu chuyên môn có uy tín mà bọn em hay tham khảo thì có ý kiến nhẹ nhàng hơn:

"Vitamin A

Việc sử dụng vitamin A cho trẻ mắc sởi ở những nước đang phát triển có liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh và tử vong giảm. Cơ chế tác dụng vẫn chưa được biết; vitamin A có thể sửa chữa tình trạng giảm retinol máu do virus gây ra.

Nồng độ vitamin A trong huyết thanh thấp đã được ghi nhận ở trẻ em tại Mỹ, và nồng độ vitamin A trong huyết thanh thấp cũng đã được ghi nhận ở trẻ em bị bệnh nặng hơn. Việc sử dụng vitamin A trong điều trị sởi ở những nước đang phát triển chưa được đánh giá trong nghiên cứu lâm sàng

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng vitamin A được sử dụng cho tất cả trẻ em mắc sởi, bất kể họ ở quốc gia nào. Vitamin A trong điều trị sởi được sử dụng một lần mỗi ngày trong thời gian hai ngày với những liều sau:
- Trẻ < 6 tháng tuổi: 50.000 UI
- Trẻ từ 6 – 11 tháng tuổi: 100.000 UI
- Trẻ ≥ 12 tháng tuổi: 200.000 UI

Đối với trẻ em có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng do thiếu hụt vitamin A thì có thể sử dụng liều thứ ba (dựa trên các nguyên tắc tuổi ở trên) sau 2 – 4 tuần

Theo: Uptodate (14/03/2014)"
 

biglinh

Xe đạp
Biển số
OF-199653
Ngày cấp bằng
25/6/13
Số km
32
Động cơ
323,910 Mã lực
Bác có thể cho em hỏi: Thằng ku nhà em đợt 9 thang có tiêm 1 mũi sởi, đến 13 tháng tiêm mũi 3 trong 1 (sởi, rumberla, Thuy dau) thi 18 thang co phai nhac lai khong bác.....em ra Viện vệ sinh dịch tễ hỏi thì bảo 4 tuổi mới tiêm nhắc lại....Vodka bác trước nhé!
 

drchinh

Xe container
Biển số
OF-84940
Ngày cấp bằng
11/2/11
Số km
5,048
Động cơ
459,461 Mã lực
Nơi ở
Đền chùa
Website
bacsinoitru.vn

Dự phòng

Dự phòng chống lại bệnh sởi cũng như quai bị và rubella bằng cách tiêm vacxin MMR khi trẻ được 13 tháng tuổi và sau đó tiêm tăng cường ở độ tuổi 3 – 5 tuổi. Nếu bạn là người lớn mà chưa được tiêm phòng hoặc chưa mắc sởi thì bạn cũng cần tiêm vacxin MMR để phòng bệnh.

Phụ nữ dự định có thai mà chưa được tiêm phòng sởi thì nói chuyện/đi khám với bác sĩ để được tư vấn và tiêm phòng vì khi đang mang thai sẽ không được tiêm phòng sởi. Mắc sởi khi đang mang thai có thể sẽ gây hại cho bào thai.

Tiêm vacxin phòng sởi định kỳ cho trẻ, kết hợp với chiến dịch tiêm chủng hàng loạt ở các nước có số trường hợp mắc và tỷ lệ tử vong cao, là những chiến lược y tế công cộng quan trọng để làm giảm tỷ lệ tử vong do sởi trên toàn cầu. Vacxin dự phòng sởi đã được sử dụng trong 50 năm. Nó an toàn, hiệu quả và không đắt. Chi phí ít hơn 1 đô la để tiêm chủng cho trẻ chống lại bệnh sởi.

Vacxin dự phòng sởi thường được kết hợp với vacxin dự phòng quai bị và/hoặc rubella (vacxin MMR) ở những nước mà những bệnh này hoành hành. Hiệu quả của dạng đơn và dạng kết hợp tương đương nhau.

Năm 2012, có khoảng 84% trẻ em trên toàn thế giới được tiêm một liều vacxin phòng sởi trong ngày sinh nhật đầu tiên của mình thông qua các dịch vụ sức khỏe định kỳ - tăng lên từ 72% trong năm 2000. Khuyến cáo sử dụng 2 liều vacxin dự phòng sởi để đảm bảo khả năng miễn dịch và dự phòng dịch sởi vì có khoảng 15% trẻ em được tiêm chủng thất bại trong việc tạo ra miễn dịch với liều đầu tiên.
Nhiều cụ mợ có câu hỏi giống nhau quá, em quote lại đoạn này để mọi người xem kỹ bài viết khuyến cáo thòi gian tiêm chủng cho trẻ nhé
 

lanph2

Xe buýt
Biển số
OF-85229
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
510
Động cơ
414,890 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ chủ thớt!
Năm nay dịch sởi bùng phát - nhìn các Con mà thương quá
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top