[Luật] "Để khớp với Công ước Viên mà VN đã tham gia" - chúng ta cần sửa luật

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
[Để khớp với Công ước Viên mà VN đã tham gia - chúng ta cần sửa luật]


Bẩm các kụ mợ,

"Để khớp với Công ước Viên mà VN đã tham gia" là lý do Bộ CA đưa ra, khi đề xuất đổi tên các hạng Giấy phép lái xe trong dự thảo Luật TT-ATGT đường bộ.

Việc cơ quan chức năng quan tâm đến yêu cầu "để khớp với Công ước Viên" (CƯV) khi sửa đổi, bổ sung Văn bản Pháp luật về Gtđb là một tin rất vui,

vì hiện nay trong hệ thống văn bản pháp luật (VBPL) về Gtđb của VN mình đang tồn tại khá nhiều quy định tréo ngoe, đang sai khác nghiêm trọng so với quy định của CƯV.

Những quy định sai khác đó đang tạo ra bất cập không nhỏ,

cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung, "cho khớp với Công ước Viên",

giống như việc Bộ CA đề xuất đổi tên các hạng GPLX trong Dự thảo lần này "cho khớp với Công ước Viên".



Nhà cháu xin mở thớt này, làm nơi cùng cccm liệt kê danh mục những nội dung của Công ước Viên cần được các cơ quan chức năng xem xét, tham khảo CƯV, thực hiện thay đổi, bổ sung trong hệ thống VBPL về Gtđb của VN, để chúng "khớp với Công ước Viên mà Việt nam đã tham gia".


Rất mong được cccm tham gia đóng góp nội dung nhé.


Danh mục một số nội dung cần xem xét:

- Nội dung 1: quy định về "người đi bộ qua đường";

- Nội dung 2: quy định về "Biển hiệu lệnh phải có hình tròn";

- Nội dung 3: quy định về "làm chủ tốc độ";

- Nội dung 4: định nghĩa về "Vượt xe";

- Nội dung 5: quy định về "Làn đường dành riêng";

- Nội dung 6: bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm, là nhóm "các hành vi chặn & khoá phần đường xe chạy, để các phương tiện khác không thể vượt qua xe mình (road blockage)",

Nhóm này bao gồm các hành vi sau:
- một xe chạy chiếm 2 làn xe (chạy dạng chân phía trên vạch kẻ đường, trên đoạn đường chỉ có 2 làn xe cho một chiều di chuyển);
- xe chạy song song với xe trên làn bên cạnh, khiến xe phía sau không có khoảng trống để vượt lên;
- xe liên tục chuyển làn nhằm chặn đầu không cho xe phía sau xe mình vượt lên;
- xe chim mồi;
- v.v...

- Nội dung 7: Quy định về các Biển viết bằng chữ, nền màu đỏ, chữ viết màu trắng.

- Nội dung 8... : xin được lần lượt liệt kê và trích dẫn trong các còm bên dưới.

Hình #1:
Image.jpeg


Hình #2:
Image.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
1- Giải thích Nội dung 1: Quy định về "người đi bộ qua đường":

Đề nghị bổ sung điều cấm, quy định người đi bộ không được bước vào phần đường xe chạy:

a- khi tín hiệu dành cho người đi bộ đang đỏ, hoặc
b- khi phương tiện cơ giới đang được phép di chuyển trên đó theo tín hiệu đèn xanh.

------------
Giải thích:
Luật Gtđb 2008 hiện hành không những không quy định các hành vi bị cấm đối với người đi bộ.

Ngược lại, luật còn cho phép họ quyền tự quyết khi muốn sang đường,
chỉ cần họ phải tự mình "chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường" (xem gạch dưới số ④ ).

Trích Điều 32 Luật Gtđb 2008 (xem Hình #3)

Image.jpeg


------------

Nhưng người đi bộ chẳng cần phải sợ trách nhiệm của họ, nêu tại Điều 32, vì

Khoản 4, Điều 11 Luật Gtđb 2008 đã trói trách nhiệm bảo đảm an toàn đó vào người điều khiển xe cơ giới, với quy định
"phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, đảm bảo an toàn cho người đi bộ khi họ sang đường", bất kể người đi bộ vượt đèn đỏ để sang đường, cắt ngang luồng ô tô đang lưu thông theo tín hiệu đèn xanh. (Xem Hình #4)

Image.jpeg


------------

Trong khi đó, Điều 20 Công ước Viên 1968 về Gtđb quy định rất rõ điều cấm đối với người đi bộ, như sau (xem Hình #5):

IMG_3105.jpeg


------------

Việc Luật Gtđb 2008 không quy định hành vi cấm đối với người đi bộ là SAI với quy định của CƯV.

Quy định lỏng lẻo như vậy của Luật hiện hành đối với người đi bộ khiến họ muốn sang đường bất kỳ lúc nào, bất kể vị trí nào, kể cả vượt đèn đỏ để sang đường cũng đều được.

Vì thế, trên thực tế ta luôn thấy người đi bộ chẳng cần e dè, mà luôn ngang nhiên vi phạm luật, cản trở giao thông chung.

Nhiều người còn thách thức "Ô tô có giỏi cứ việc đâm tui đi !!"

Kết quả là giao thông ngày càng kém an toàn, người dân ngày càng nhờn luật, lái xe luôn lo nơm nớp mỗi khi phải điều khuển xe chạy trên đường.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
2- Giải thích Nội dung 2: quy định về "Biển hiệu lệnh phải có hình tròn"

Kiến nghị:

1- Chuyển tất cả các biển hình chữ nhật, nền xanh ra khỏi nhóm "Biển hiệu lệnh" thuộc Quy chuẩn QC41/2019, do vi phạm quy định của Công ước Viên "Biển hiệu lệnh phải có hình tròn" (xem Hình #6).

2- Có thể xếp phần lớn các biển hình chữ nhật, nền xanh nói trên vào nhóm "Biển báo có các quy định riêng biệt", là nhóm biển báo được quy định tại Phần E của CƯV 1968 về BB và THĐB.

Nhóm biển báo này có chức năng đưa ra lệnh cấm, lệnh hạn chế, hiệu lệnh bắt buộc phải tuân thủ, v.v... mà không vi phạm quy định chung của bất kỳ nhóm biển báo nào khác.

3- Các biển báo vi phạm quy định "Biển hiệu lệnh phải có hình tròn" bao gồm các biển như: R.403, R.404, R.411, R.412, R.415, R.420, R.421.

Hình #6:

Image.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
3- Giải thích Nội dung 3: quy định về "làm chủ tốc độ"

Kiến nghị:
Cần cụ thể hoá điều kiện cần và đủ khi muốn xác định có hay không có hành vi “không làm chủ tốc độ” của lái xe, phù hợp với quy định hiện hành của CƯV, như sau::

1- Bổ sung điều kiện “trong tầm nhìn”;
2- Bổ sung điều kiện “trong các tình huống có thể đoán trước”;
vào nội dung quy định "làm chủ tốc độ" trong quy định hiện hành.

Cụ thể: Có thể sửa đổi Điều 4, TT31/2019/TT-BGTVT hiện hành, để có nội dung như sau:

"3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạyvới tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác ĐỂ CÓ THỂ DỪNG PHƯƠNG TIỆN TRONG KHOẢNG TẦM NHÌN PHÍA TRƯỚC CỦA MÌNH VÀ DỪNG NGAY TRƯỚC BẤT KỲ VẬT CẢN NÀO MÀ LÁI XE CÓ THỂ LƯỜNG TRƯỚC, bảo đảm an toàn giao thông"

Ghi chú: Phần CHỮ IN HOA ở trên được trích từ quy định về "làm chủ tốc độ" nêu tại Khoản 1, Điều 13 Công ước Viên 1968 về Gtđb (xem Hình #7).

Hình #7:

SIX_785D7C2E-A98B-4580-8768-ED8D78DE0FFF.jpeg


------------
Giải thích:

Lái xe cũng chỉ là con người, với những khả năng có giới hạn về tầm nhìn của mắt, về thời gian phản ứng trí óc và chân tay, về sự tập trung khi làm việc. Người lái xe không phải là người máy.

Vì thế, pháp luật không thể duy ý chí yêu cầu họ phải chủ động xử lý được an toàn mọi tình huống nguy hiểm, đặc biệt là các tình huống xảy ra bất ngờ, xảy ra ở ngoài tầm quan sát của họ, hoặc xảy ra ngoài khả năng phán đoán hợp tình hợp lý của họ.

Chính vì vậy, Luật Xử lý VPHC 2020 và Công ước Viên không bắt lỗi lái xe trong các tình huống xảy ra bất ngờ, nằm ngoài khả năng quan sát và phán đoán hợp lý của lái xe. Cụ thể:

1- Luật Xử lý VPHC 2020 (Khoản 3, Điều 11) quy định "Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính".

2- Công ước Viên 1968 về Gtđb (Khoản 1, Điều 13) cũng quy định "Người lái xe phải điều chỉnh vận tốc của phương tiện, (…) để có thể dừng phương tiện trong khoảng tầm nhìn phía trước của mình và dừng ngay trước bất kỳ vật cản nào mà lái xe có thể lường trước".

3- Ở VN, có nhiều trường hợp bất ngờ xảy ra, nằm ngoài sự lường trước của lái xe. Nếu áp dụng quy định của CƯV và Luật Xử lý VPHC 2020 thì lái xe không hề sai, nhưng nếu áp dụng quy định của Luật Gtđb 2008 và TT31/2019 của VN thì lái xe bị coi là phạm lỗi "không làm chủ tốc độ, gây tai nạn".
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
4- Giải thích Nội dung 4: cần sửa Định nghĩa về "Vượt xe"

Kiến nghị: Làm rõ hành vi Vượt xe, và điều kiện xảy ra hành vi "Vượt xe" trong VBPL hiện hành của VN (khoản 3.52 của QC41/2019), cho khớp với quy định của CƯV.

Cụ thể:
Cần nêu rõ 2 đặc điểm của hành vi Vượt xe, như đã quy định tại Công ước Viên (xem Hình #8):

1- Vượt xe là hành vi xe xin vượt phải mượn làn xe của chiều ngược lại để vượt qua mặt xe khác đang chạy cùng làn phía trước;
2- Hành vi Vượt xe chỉ xảy ra trên đoạn đường chỉ có một làn xe cho chiều di chuyển của xe xin vượt;

Hình #8:

SIX_32A85C04-EB6A-48DC-AF46-6D1792D0B476.jpeg



Nhận xét:
a- Khi đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên cho 1 chiều di chuyển, Luật không gọi hành vi xe này vượt qua mặt xe khác là "Vượt xe" (vì không đáp ứng tiêu chí 1- nêu trên).

Trường hợp này được luật gọi là "xe trên các làn cùng chiều chạy nhanh hơn nhau", như nêu tại Khoản 3.53 QC41/2019)

b- Việc Điều 13 "Vượt xe" trong Luật Gtđb 2008 không nêu cụ thể 2 đặc điểm nói trên của hành vi Vượt xe, mà chỉ dùng cách mô tả gián tiếp "không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt".

Việc mập mờ này của Luật đã tạo ra nhiều cách hiểu sai luật về Vượt xe, góp phần tạo ra nhiều tình huống "đòi đường" rất nguy hiểm (đặc biệt là trên cao tốc, vốn là nơi không đủ điều kiện để xảy ra hành vi Vượt xe).

Minh hoạ sự khác nhau giữa "Vượy xe" (hình bên trái) và "Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau" (hình bên phải)

SIX_CCC29525-702C-4EE3-BDF0-BB82522B3D9F.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hỏi 1:
Xe chạy chậm ôm làn trái thì ở mục nào hở các cụ ?

Trả lời 1:
Không ở mục nào cả, kụ ạ (xem Hình #9)

Hỏi 2:
Mấy ông xe tải, xe công chạy tầm 50-60 cứ ôm làn trái mới chướng mắt làm sao.

Trả lời 2:
a- Hành vi của họ đúng luật, vì họ tuân thủ đúng tốc độ ghi trên biển báo (xem Hình #9).
Nếu thấy hành vi đó gây cản trở giao thông chung, thì chúng ta phải sửa đổi luật hiện hành.
Sửa luật, để biến hành vi đó thành hành vi sai, bị luật cấm, kụ ạ.

Hình #9:

SIX_55D0302F-57A9-4CA9-959B-F09B0A134A49.jpeg



b- Theo luật, tốc độ min 80 là tốc độ xe được phép chạy trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn, kụ ạ (xem Hình #10).

Khi điều kiện không thuận lợi, kém an toàn (mưa nhỏ, khói bụi, đông xe, ùn ứ phía trước, v.v...) luật cho phép phương tiện chạy chậm hơn con số tối thiểu 80 ghi trên biển (50-70 chẳng hạn).

Trích luật:

Hình #10:
IMG_3106.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
5- Giải thích Nội dung 5: Quy định về "Làn đường dành riêng"

Theo quy định của Công ước Viên 1968 về BB&THĐB, chỉ có vạch kẻ đường riêng biệt mới có chức năng quy định "Làn đường dành riêng". (Xem Hình #11).

Các loại biển báo, chữ viết trên làn đường chỉ có chức năng thông báo loại phương tiện nào là đối tượng được dành riêng là đường đó, trừ chữ BUS và chữ A.

Hiện tại, QC41 hiện hành đang sử dụng các biển báo hình chữ nhật, xếp chúng vào nhóm "biển hiệu lệnh" để quy định "Làn đường dành riêng", bỏ qua vai trò của vạch kẻ số 2.3, là vạch kẻ liền nét, màu trắng, rộng 30cm.
Việc sử dụng sai chuwsc năng của biển báo và vạch kẻ như hiện nay
vừa sai với Công ước Viên, vừa gây nhiều rắc rối & bất cập trong việc áp dụng thống nhất các quy định của luật pháp về Gtđb.

Điều này cần được sửa đổi, cho khớp với quy định của Công ước Viên.

Hình #11:

Image.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

ubisapro

Xe trâu
Biển số
OF-335434
Ngày cấp bằng
19/9/14
Số km
33,624
Động cơ
970,394 Mã lực
E lót dép hóng. Gần đây hiếm thớt về luật quá
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
6- Nội dung 6: Cần bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm, là nhóm "các hành vi mang tính chất lái xe chặn & khoá phần đường xe chạy, để các phương tiện khác không thể vượt qua xe mình (road blockage)",

Nhóm này bao gồm các hành vi sau:
- một xe chạy chiếm 2 làn xe (chạy dạng chân phía trên vạch kẻ đường, trên đoạn đường chỉ có 2 làn xe cho một chiều di chuyển);
- xe chạy song song với xe trên làn bên cạnh, khiến xe phía sau không có khoảng trống để vượt lên;
- xe liên tục chuyển làn, chặn đầu không cho xe phía sau xe mình vượt lên;
- xe chim mồi;
- v.v...
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
- Giải thích Nội dung 7: Biển viết bằng chữ, nền màu đỏ, chữ viết màu trắng.

Kiến nghị: Huỷ bỏ nội dung quy định hiệu lực "Báo cấm" hoặc "Hiệu lệnh" cho các biển báo có nền màu đỏ, chữ màu trắng, nêu trong QC41/2019.


Lý do:
1- "Báo cấm" và "Hiệu lệnh" là chức năng thuộc về các biển thuộc nhóm Biển cấm và biển Hiệu lệnh.
2- Việc QC41/2019 quy định điều cấm, hoặc hiệu lệnh, thông qua các biển viết bằng chữ, nền đỏ, mà không dùng các biển báo cấm, hoặc biển hiệu lệnh có hình tròn, như quy định tại CƯV, là QC41/2019 đang vi phạm quy định của CƯV.

Giải thích:
- Theo Khoản 46.1, 46.2 Điều 46, QC41/2019, các biển viết bằng chữ này "dùng để báo cấm hay hiệu lệnh, trong trường hợp không áp dụng được các kiểu biển đã quy định hoặc trong trường hợp cần thiết khác". (xem Hình #12)

- Trên thực tế, việc áp dụng các biển viết bằng chữ, biển nền đỏ, chữ trắng, là một hình thức lách luật, để quy định điều cấm mà không dùng các biển báo cấm hình tròn.

- Việc QC41/2019 lách luật, quy định điều cấm bằng biển viết bằng chữ, mà không dùng biển báo cấm hình tròn đang vi phạm Cam kết của Quốc gia thành viên, nêu tại điểm (i), Khoản 1 (a) Điều 3 Nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, nêu tại CƯV 1868 về BB&THĐB. (xem Hình #13)

Cụ thể, CƯV quy định: Quốc gia thành viên "không được sử dụng bất kỳ biển báo, ký hiệu, vạch kẻ nào khác nhằm biểu thị một quy định cụ thể (điều cấm, hiệu lệnh) đã được CƯV quy định cụ thể trong nhóm các biển báo cấm, biển hiệu lệnh.

===

Hình minh hoạ:

Hình #12: Quy định này của QC41/2019 đang sai với quy định của CƯV

Image.jpeg


Hình #13: CƯV quy định "phải dùng biển báo cấm để đưa ra lệnh cấm", phải dùng biển hiệu lệnh để đưa ra hiệu lệnh", không được dùng bất kì biển báo, ký hiệu nào khác nhằm biểu thị điều cấm hoặc hiệu lệnh đó.

Image.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
31,850
Động cơ
3,311,719 Mã lực
Điều em quan tâm nhất là
- Nội dung 3: quy định về "làm chủ tốc độ";
 

vinhhanh76

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-347760
Ngày cấp bằng
22/12/14
Số km
2,427
Động cơ
285,532 Mã lực
Tuổi
48
3- Giải thích Nội dung 3: quy định về "làm chủ tốc độ"

Kiến nghị:
Cần cụ thể hoá điều kiện cần và đủ khi muốn xác định có hay không có hành vi “không làm chủ tốc độ” của lái xe, phù hợp với quy định hiện hành của CƯV, như sau::

1- Bổ sung điều kiện “trong tầm nhìn”;
2- Bổ sung điều kiện “trong các tình huống có thể đoán trước”;
vào nội dung quy định "làm chủ tốc độ" trong quy định hiện hành.

Cụ thể: Có thể sửa đổi Điều 4, TT31/2019/TT-BGTVT hiện hành, để có nội dung như sau:

"3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạyvới tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác ĐỂ CÓ THỂ DỪNG PHƯƠNG TIỆN TRONG KHOẢNG TẦM NHÌN PHÍA TRƯỚC CỦA MÌNH VÀ DỪNG NGAY TRƯỚC BẤT KỲ VẬT CẢN NÀO MÀ LÁI XE CÓ THỂ LƯỜNG TRƯỚC, bảo đảm an toàn giao thông"

Ghi chú: Phần CHỮ IN HOA ở trên được trích từ quy định về "làm chủ tốc độ" nêu tại Khoản 1, Điều 13 Công ước Viên 1968 về Gtđb (xem Hình #7).

Hình #7:

SIX_785D7C2E-A98B-4580-8768-ED8D78DE0FFF.jpeg


------------
Giải thích:

Lái xe cũng chỉ là con người, với những khả năng có giới hạn về tầm nhìn của mắt, về thời gian phản ứng trí óc và chân tay, về sự tập trung khi làm việc. Người lái xe không phải là người máy.

Vì thế, pháp luật không thể duy ý chí yêu cầu họ phải chủ động xử lý được an toàn mọi tình huống nguy hiểm, đặc biệt là các tình huống xảy ra bất ngờ, xảy ra ở ngoài tầm quan sát của họ, hoặc xảy ra ngoài khả năng phán đoán hợp tình hợp lý của họ.

Chính vì vậy, Luật Xử lý VPHC 2020 và Công ước Viên không bắt lỗi lái xe trong các tình huống xảy ra bất ngờ, nằm ngoài khả năng quan sát và phán đoán hợp lý của lái xe. Cụ thể:

1- Luật Xử lý VPHC 2020 (Khoản 3, Điều 11) quy định "Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính".

2- Công ước Viên 1968 về Gtđb (Khoản 1, Điều 13) cũng quy định "Người lái xe phải điều chỉnh vận tốc của phương tiện, (…) để có thể dừng phương tiện trong khoảng tầm nhìn phía trước của mình và dừng ngay trước bất kỳ vật cản nào mà lái xe có thể lường trước".

3- Ở VN, có nhiều trường hợp bất ngờ xảy ra, nằm ngoài sự lường trước của lái xe. Nếu áp dụng quy định của CƯV và Luật Xử lý VPHC 2020 thì lái xe không hề sai, nhưng nếu áp dụng quy định của Luật Gtđb 2008 và TT31/2019 của VN thì lái xe bị coi là phạm lỗi "không làm chủ tốc độ, gây tai nạn".
Nội dung này; theo em liên quan đến " Lỗi ".
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,432 Mã lực
"Để khớp với Công ước Viên mà VN đã tham gia" là lý do Bộ CA đưa ra, khi đề xuất đổi tên các hạng Giấy phép lái xe trong dự thảo Luật TT-ATGT đường bộ.

Việc cơ quan chức năng quan tâm đến yêu cầu "để khớp với Công ước Viên" (CƯV) khi sửa đổi, bổ sung Văn bản Pháp luật về Gtđb là một tin rất vui,

vì hiện nay trong hệ thống văn bản pháp luật (VBPL) về Gtđb của VN mình đang tồn tại khá nhiều quy định tréo ngoe, đang sai khác nghiêm trọng so với quy định của CƯV.

Những quy định sai khác đó đang tạo ra bất cập không nhỏ,

cũng cần phải được sửa đổi, bổ sung, "cho khớp với Công ước Viên",
Hay quá.
Êm đề xuất bổ sung Nhứt chớm vô Wiener convention on road traffic, để Công ước nó đồng bộ với quy định xứ ta, không bị "tréo ngoe", bác ạ.
:P
 

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,432 Mã lực
6- Nội dung 6: Cần bổ sung một số hành vi bị nghiêm cấm, là nhóm "các hành vi mang tính chất lái xe chặn & khoá phần đường xe chạy, để các phương tiện khác không thể vượt qua xe mình (road blockage)",

Nhóm này bao gồm các hành vi sau:
- một xe chạy chiếm 2 làn xe (chạy dạng chân phía trên vạch kẻ đường, trên đoạn đường chỉ có 2 làn xe cho một chiều di chuyển);
- xe chạy song song với xe trên làn bên cạnh, khiến xe phía sau không có khoảng trống để vượt lên;
- xe liên tục chuyển làn, chặn đầu không cho xe phía sau xe mình vượt lên;
- xe chim mồi;
- v.v...
Tôi ủng hộ phạt nặng vụ này.
Bù lại, phạt được là khá khó, vì cần hẳn 1 đoạn clip đủ dài.

Thế nên, tụi Đức không phạt, nếu bác đi "dạng háng", nhưng sẽ phạt rất nặng nếu bác đi như thế và cản trở xe đằng sau.
Phạt nặng vì:
+ Lỗi cản trở giao thông, lỗi này luôn nặng.
+ Do yêu cầu bắt quả tang vụ này cũng khó về mặt kỹ thuật.
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
22,644
Động cơ
626,096 Mã lực
Dự thảo 2 luật đã ra rồi, liệu đóng góp bây giờ có quá muộn không nhỉ và liệu có lên được Quốc Hội?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hay quá.
Êm đề xuất bổ sung Nhứt chớm vô Wiener convention on road traffic, để Công ước nó đồng bộ với quy định xứ ta, không bị "tréo ngoe", bác ạ.
:P
1- Nhà cháu ủng hộ ý kiến của kụ, đồng thời cùng đề xuất bổ sung thêm 35 biển báo hình chữ nhật nền xanh của QC41/2019
vào nhóm biển hiệu lệnh hiện tại của Công ước Viên,

để các biển này được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu, cho thống nhất với quy định của Quy chuẩn 41/2019 của VN chúng ta. :P

Đó là các biển được QC41 gọi là "biển hiệu lệnh" (nhưng đang sai với quy định "biển hiệu lệnh phải có hình tròn" nêu trong CƯV) thuộc các nhóm R.403, R.404, R.411, R.412, R.415, R.420, R.421.

2- Thủ tục để sửa đổi bổ sung CƯV đã có (nêu tại Điều 41).
Chỉ cần có ít hơn 1/3 số nước thành viên phản đối nội dung đề nghị sửa đổi CƯV là sẽ được duyệt ngay thôi. (xin xem Hình #14)


Hình #14:

Image.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

minh431

Xe tăng
Biển số
OF-79002
Ngày cấp bằng
27/11/10
Số km
1,566
Động cơ
431,382 Mã lực
Em thì thấy bằng môtô A2 xe nhỏ, A xe to, A3 xe rất to nó ngu ngu sao ấy. Không theo cái lôgic nào cả. Bằng ôtô còn chấp nhận được B,C,D,E...tăng dần theo độ to của xe!
 

haihong09011971

Xe tải
Biển số
OF-871102
Ngày cấp bằng
8/11/24
Số km
255
Động cơ
548 Mã lực
Tuổi
53
3- Giải thích Nội dung 3: quy định về "làm chủ tốc độ"

Kiến nghị:
Cần cụ thể hoá điều kiện cần và đủ khi muốn xác định có hay không có hành vi “không làm chủ tốc độ” của lái xe, phù hợp với quy định hiện hành của CƯV, như sau::

1- Bổ sung điều kiện “trong tầm nhìn”;
2- Bổ sung điều kiện “trong các tình huống có thể đoán trước”;
vào nội dung quy định "làm chủ tốc độ" trong quy định hiện hành.

Cụ thể: Có thể sửa đổi Điều 4, TT31/2019/TT-BGTVT hiện hành, để có nội dung như sau:

"3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải điều khiển xe chạyvới tốc độ phù hợp điều kiện của cầu, đường, mật độ giao thông, địa hình, thời tiết và các yếu tố ảnh hưởng khác ĐỂ CÓ THỂ DỪNG PHƯƠNG TIỆN TRONG KHOẢNG TẦM NHÌN PHÍA TRƯỚC CỦA MÌNH VÀ DỪNG NGAY TRƯỚC BẤT KỲ VẬT CẢN NÀO MÀ LÁI XE CÓ THỂ LƯỜNG TRƯỚC, bảo đảm an toàn giao thông"

Ghi chú: Phần CHỮ IN HOA ở trên được trích từ quy định về "làm chủ tốc độ" nêu tại Khoản 1, Điều 13 Công ước Viên 1968 về Gtđb (xem Hình #7).

Hình #7:

SIX_785D7C2E-A98B-4580-8768-ED8D78DE0FFF.jpeg


------------
Giải thích:

Lái xe cũng chỉ là con người, với những khả năng có giới hạn về tầm nhìn của mắt, về thời gian phản ứng trí óc và chân tay, về sự tập trung khi làm việc. Người lái xe không phải là người máy.

Vì thế, pháp luật không thể duy ý chí yêu cầu họ phải chủ động xử lý được an toàn mọi tình huống nguy hiểm, đặc biệt là các tình huống xảy ra bất ngờ, xảy ra ở ngoài tầm quan sát của họ, hoặc xảy ra ngoài khả năng phán đoán hợp tình hợp lý của họ.

Chính vì vậy, Luật Xử lý VPHC 2020 và Công ước Viên không bắt lỗi lái xe trong các tình huống xảy ra bất ngờ, nằm ngoài khả năng quan sát và phán đoán hợp lý của lái xe. Cụ thể:

1- Luật Xử lý VPHC 2020 (Khoản 3, Điều 11) quy định "Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính".

2- Công ước Viên 1968 về Gtđb (Khoản 1, Điều 13) cũng quy định "Người lái xe phải điều chỉnh vận tốc của phương tiện, (…) để có thể dừng phương tiện trong khoảng tầm nhìn phía trước của mình và dừng ngay trước bất kỳ vật cản nào mà lái xe có thể lường trước".

3- Ở VN, có nhiều trường hợp bất ngờ xảy ra, nằm ngoài sự lường trước của lái xe. Nếu áp dụng quy định của CƯV và Luật Xử lý VPHC 2020 thì lái xe không hề sai, nhưng nếu áp dụng quy định của Luật Gtđb 2008 và TT31/2019 của VN thì lái xe bị coi là phạm lỗi "không làm chủ tốc độ, gây tai nạn".
Nội dung này vênh với Pháp luật Nội địa như thế nào b nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top