[Funland] Đây là lý do tại sao VN cần những tập đoàn quốc dân lớn

Thichduthu1

Xe tải
Biển số
OF-719993
Ngày cấp bằng
13/3/20
Số km
424
Động cơ
82,099 Mã lực
Tuổi
60
:))
À các cụ ấy bảo dễ trẻ con, thợ sửa xe cũng làm được rồi loè bịp, làm hàng, không cần chất xám, thuê tây, gia công... Ai thấy v hay thì v nô, seeder, chó mèo vân vân và mây mây.
A ấy chắc lại làm trò rồi. Chứ a ấy làm méo gì đc. Chắc lại đưa sang hàng xóm làm hộ rồi về dán tem thôi. E dự sẽ có 1 số cụ sẽ giãy lên như vậy.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,251
Động cơ
562,699 Mã lực
Hay quá, cụ cho cái link một tập đoàn BĐS nước ngoài làm điều cụ nói ở dưới để bọn BĐS bẩn ở trong nước học tập nhé :D
"Cũng xin đừng so sánh các tập đoàn BĐS của ta với các tập đoàn nước ngoài về BĐS, họ còn xây dựng hạ tầng, cầu cống, đường xá cảng biển...."
lý thuyết suông ý mà cụ, cụ ý nói 5-7 triệu m2 nhà là ko hiểu gì xd rồi
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,849
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
À các cụ ấy bảo dễ trẻ con, thợ sửa xe cũng làm được rồi loè bịp, làm hàng, không cần chất xám, thuê tây, gia công... Ai thấy v hay thì v nô, seeder, chó mèo vân vân và mây mây.
Em dự là sẽ có cụ bảo lại dán máy bằng keo 502 chứ gì, sao đó rủa về chất lượng máy thở y như kiểu nói về VF "cụ có dám giao tính mạng gia đình cho một chiếc xe như vậy không?" vân vân và mây mây =))
 

pbinh979

Xe điện
Biển số
OF-82598
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
2,020
Động cơ
433,421 Mã lực
Theo e cụ nên thay đổi về tư duy.
1 về ck, e cũng có tí cổ phiếu và bám thị trường nên e nhận thấy những người tham, thiếu kinh nghiệm, lướt lát thì đa số thua lỗ và đổ lỗi, thậm chí chửu bới. Họ ko nghĩ là tự họ, do họ mà ra.
2. Vấn đề buôn chính sách với bất động sản. Nếu có nạn buôn chính sách thì điều đó rất tốt đấy. Chính vì thế ở Tây có cả hệ thống vận động hành lang, tất nhiên Tây theo luật còn Ta thì chui. Và nói như Tây, nước trong thì ko có cá. Vấn đề có lẽ là chúng ta vẫn mang tư tưởng ghét thằng giàu.
[/QUOTE]
1. Em chả tham gia vào món cổ cánh, còn minh bạch hay không thì em làm luật em cũng biết tí ti, nó cũng minh bạch như mấy trò dấu gia đất, đấu giá tài sản ý.
2. Giàu mà như SS hay mấy tập đoàn CN làm ra thép tốt, đóng tàu hay kể như Ali33 của anh Ma thì em rất yêu ( mặc dù em ghét bọn tung như cẩu). Bởi nó làm tăng của cải vật chaats cho XH, hoặc thay đổi phương thức lưu thông hàng hoá, giảm khâu trung gian.
còn giàu theo kiểu anh V, anh Q, anh..... giàu = bằng đất, méo làm tăng thêm chút gì cho XH thì đừng mang ra so.
Giả sử X mét BĐS cần Y cơ sở hạ tầng đáp ứng. Các anh ý nhồi thêm vài lần BĐS vào nhưng hạ tầng vẫn thế. Thế gọi là cướp của taapj thể, của công kiểu rất tinh vi đó.
 

Chĩm111

Xe điện
Biển số
OF-554272
Ngày cấp bằng
13/2/18
Số km
3,085
Động cơ
1,032,000 Mã lực
Em hóng các cụ bên trên sửa chính sách để giảm lợi ích của việc buôn đất. Lúc đấy mới có đầu tư vào các ngành khác chứ giờ buôn đất cho lãi.
Có một thực tế phải chấp nhận là quá trình tích lũy tư bản phải có, cụ ạ! Học thuyết Mác nói "bỏ qua" hay "đốt cháy" giai đoạn tư bản nhưng hiện tại thấy rằng vẫn cần phải có giai đoạn "tích lũy tư bản" này.
Nên, một sự thật phải chấp nhận là cái mà các cụ vẫn chửi đó chính là một biểu hiện, một dạng của quá trình này. Các cụ nhà ta thì từ xưa đã nói rồi: "Có bột mới gột nên hồ", cụ ạ!
Và, khi chấp nhận đấy là một sự thật, một quá trình cần có thì mới thấy câu "định hướng XHCN" nó có ý nghĩa và chuẩn ạ!
 

matran241091

Xe điện
Biển số
OF-57194
Ngày cấp bằng
19/2/10
Số km
2,593
Động cơ
466,063 Mã lực
Mời a về Đồng Nai, Bình Dương xem có bao nhiêu doanh nghiệp sx, đó mới là những chú lính chì tạo ra giá trị của VND, để đơn giản mua đc cáp biển, có đc công nghệ Internet = VND quy đổi ra, để a dùng mà ngồi chém gió đới.
Có căn bản thì mới có tiền đầu tư BDS của a Vê đới
nền tảng éo gì bọn đấy
bọn đấy ăn 10 đồng thì nhả ra 1 2 đồng tiền lương +thuế
còn lại nó gửi về mẫu quốc hết
 

pbinh979

Xe điện
Biển số
OF-82598
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
2,020
Động cơ
433,421 Mã lực
lý thuyết suông ý mà cụ, cụ ý nói 5-7 triệu m2 nhà là ko hiểu gì xd rồi
” Cá biệt, một dự án nhà ở xã hội ở Quốc Oai (Hà Nội), có giá tạm tính chỉ 9,96 triệu đồng/ m2 (đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì), thế nhưng, sau 19 lần mở bán mà vẫn... ế 24 căn hộ.
Đơn giá xây nhà dân cụ bảo bao nhiêu để cho em biết cái trình kiến thức của cụ cái. Nhà bình thường thôi nhé, đừng so với mây đại gia...
cũng khu nhà XH trên, đem vào loanh quanh mạn VĐ 3, giá 15 tr xem có hết ngay tức khắc không??? Nhưng tại sao ko làm được
như vậy, quan trọng nhất vẫn là đất, đất và đất. Đất là đầu
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,843
Động cơ
1,550,187 Mã lực
” Cá biệt, một dự án nhà ở xã hội ở Quốc Oai (Hà Nội), có giá tạm tính chỉ 9,96 triệu đồng/ m2 (đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì), thế nhưng, sau 19 lần mở bán mà vẫn... ế 24 căn hộ.
Đơn giá xây nhà dân cụ bảo bao nhiêu để cho em biết cái trình kiến thức của cụ cái. Nhà bình thường thôi nhé, đừng so với mây đại gia...
cũng khu nhà XH trên, đem vào loanh quanh mạn VĐ 3, giá 15 tr xem có hết ngay tức khắc không??? Nhưng tại sao ko làm được
như vậy, quan trọng nhất vẫn là đất, đất và đất. Đất là đầu
cụ ko nên so dự án với đơn giá nhà dân, vì ông dân chỉ thuần túy xây nhà và giờ nó cũng rơi vào 6-7tr/1m2 với nhà ông dân xây và hoàn thiện trung bình.
đối với các dự án nó có nhiều chi phí cõng vào cái nhìn thấy rõ nhất là diện tích XD bị khống chế, có nghĩa là suất đầu tư 1m2 nhà dự án nó cõng hạ tầng, cõng các chi phí quản lý, cõng các chi phí khác.....tóm lại nó cõng nhiều chi phí nên ko thể so sánh với ông dân xây nhà được.Với các tòa chung cư nhà ở XH 20 tầng trở xuống không tầng hầm thì chi phí tiền xây dựng lên đến hoàn thiện nó cũng rơi vào tầm 8-9tr và việc họ bán với giá 9.96tr/1m2 là lãi rất ít thập chí có thể lỗ. Việc ko bán được do vị trí XD ko phù hợp chứ ko phải giá bán cao.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
9,251
Động cơ
562,699 Mã lực
” Cá biệt, một dự án nhà ở xã hội ở Quốc Oai (Hà Nội), có giá tạm tính chỉ 9,96 triệu đồng/ m2 (đã bao gồm thuế VAT và phí bảo trì), thế nhưng, sau 19 lần mở bán mà vẫn... ế 24 căn hộ.
Đơn giá xây nhà dân cụ bảo bao nhiêu để cho em biết cái trình kiến thức của cụ cái. Nhà bình thường thôi nhé, đừng so với mây đại gia...
cũng khu nhà XH trên, đem vào loanh quanh mạn VĐ 3, giá 15 tr xem có hết ngay tức khắc không??? Nhưng tại sao ko làm được
như vậy, quan trọng nhất vẫn là đất, đất và đất. Đất là đầu
Đương nhiên là đất rồi, QA lấy ruộng ra làm nhà nên chi phí chủ yếu là chi phí XD, nhà ở quê thì ai chả có, nhưng chẳng ai về quê sống cả. Thiếu là thiếu ở TP, và TP thì đừng mơ cái giá QA.
Nhà dân xd đơn lẻ ở Tp bây giờ thô bét phải 5tr chưa nói tiền đất, chung cư như a Thản rẻ nhất cũng 15tr.
Cụ nói đất VN đắt thì so sánh nước tương tự đi
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,196
Động cơ
115,671 Mã lực
Tuổi
51
so ry so ry vì quốt hơi nhều, tại em cà dốt về kinh tế, mí lại cái bài dưới cũng hơi dài
nếu rảnh mơi các đại nhân thưởng lãm
em khoái nhất câu kết:
Muốn tạo ra thay đổi đối với sức cạnh tranh cốt lõi ở Việt Nam thì không nhất thiết chỉ có thể bắt đầu từ những thứ to tát như tranh cãi về chuyện có nên bơm tiền, kích cầu, phá giá đồng tiền hay không. Mà hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một môi trường để người ta có thể làm ăn tử tế, sòng phẳng và không bị chèn ép.

ĐỂ ĐƯỢC LÀM NGƯỜI TỬ TẾ
Tác giả: Hồ Quốc Tuấn (Đại học Bristol, Anh )
Trong một thời gian dài, Việt Nam đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế có tính “đi tắt đón đầu”, chọn cái dễ mà làm, dựa vào nguồn ngoại lực và tài nguyên sẵn có, và hệ quả là đã làm triệt tiêu nội lực, thỏa hiệp với tiêu cực và chèn ép người tử tế…
1) Từ một mô hình kinh tế “đi tắt đón đầu”…
Từ khi kinh tế mở cửa, Việt Nam đã đạt được những bước tăng trưởng rất ấn tượng trong hơn hai thập niên, bất chấp đợt khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có tính đi tắt đón đầu, chọn cái dễ mà làm.
Đặc trưng của mô hình này chính là việc dựa vào nguồn ngoại lực như vốn nước ngoài, bao gồm cả FDI, ODA và vốn đầu tư gián tiếp, đồng thời thúc đẩy những tập đoàn kinh tế nhà nước lớn, nhắm tới làm những cái to lớn, “hàng đầu thế giới”, trong khi bỏ qua việc chăm lo cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và từng bước xây dựng nội lực để phát triển kinh tế.
Mô hình kinh tế này tận dụng sự thâm dụng nguồn tài nguyên sẵn có, lao động và vốn (mà một phần đáng kể là nguồn vốn bên ngoài), và sự lạc quan đối với một nền kinh tế mở cửa để tạo ra tiêu dùng, đầu tư và tăng trưởng.
Nhưng quá trình mở cửa và gỡ bỏ những rào cản trong môi trường kinh doanh đó đã chững lại từ những năm đầu thế kỷ 21. Những năm 1998-2001, để duy trì tăng trưởng kinh tế, thay vì tiếp tục chọn con đường có nhiều thử thách là đẩy mạnh cải cách và cởi trói cho môi trường kinh doanh, Chính phủ đã chọn con đường dễ hơn, gia tăng vay nợ (bao gồm ODA) và ưu đãi cho dòng vốn đầu tư quốc tế, bất chấp việc phải cấp nhiều vốn hơn mới đạt được 1% tăng trưởng. Nhưng một phần lớn nguồn lực đó chủ yếu lại được chuyển qua các nhóm lợi ích như các tập đoàn kinh tế nhà nước, một phần không nhỏ dòng vốn nước ngoài lại chảy vào bất động sản hoặc những hoạt động kinh doanh không đem lại những chuyển giao kỹ thuật.
Hệ quả của con đường tăng trưởng dễ dàng này là hiệu quả đầu tư và ứng dụng công nghệ trong nền kinh tế ngày một giảm sút trong khi môi trường kinh doanh hầu như không cải thiện đáng kể. Hệ số về hiệu quả sử dụng vốn ICOR cho thấy chi phí vốn tăng thêm để tạo ra một đồng tăng thêm của GDP ngày càng cao. Theo một bài về đánh giá hiệu quả đầu tư của tác giả Bùi Trinh trên TBKTSG năm 2011, nếu giai đoạn 2000-2005 bỏ ra gần 5 đồng có thể tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, thì đến giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP.
Trong phân tích của mình, tác giả Bùi Trinh cũng cho thấy hệ số TFP, đo lường đóng góp của tiến bộ công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, chỉ còn đóng góp 8,8% vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2006-2010 so với mức 22% của giai đoạn 2000-2005. Nói cách khác, phí tổn vốn cho 1 đồng tăng trưởng GDP tăng đến gần 50% trong giai đoạn 2006-2010 trong khi tác động của công nghệ đến tăng trưởng kinh tế tụt dốc thảm hại trong khi người ta vẫn cho rằng với việc mở cửa và đón nhận FDI chúng ta sẽ học hỏi được kinh nghiệm và công nghệ của nước ngoài.
Trong khi đó, môi trường kinh doanh (theo báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới) không có cải thiện đáng kể ở các khoản mục thành lập doanh nghiệp, cung cấp điện, thuế, bảo vệ nhà đầu tư từ sau năm 2005. So với các quốc gia láng giềng, xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam bị bỏ xa so với nhóm Singapore, Malaysia và Thái Lan, và quanh đi quẩn lại trong nhóm với Indonesia, Philippines và Trung Quốc.
Thực trạng xếp hạng thấp từ báo cáo của Doing Business 2015 và con số TFP năm 2011 của tác giả Bùi Trinh tuy khác nhau về thời điểm nhưng chỉ ra một điều: cơ sở hạ tầng và khả năng hấp thu công nghệ của Việt Nam đã và đang tụt hậu so với yêu cầu của nền kinh tế. Nói cách khác, tăng trưởng dựa vào ngoại lực không hề lan tỏa thành một cú hích đáng kể cho nội lực, mà lại còn triệt tiêu nó.
Có thể nói, tình thế nợ công tăng, nợ xấu nhiều, doanh nghiệp tư nhân suy yếu như hiện nay là hệ quả của một tư duy tăng trưởng kinh tế dễ dàng, đi tắt đón đầu, dựa vào ngoại lực và bỏ bê nội lực, đến mức mà chuyên gia Phạm Chi Lan phải lo ngại là sắp tới chúng ta chỉ có thể còn các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chứ không còn “nhỏ và vừa” nữa.
2) Biến bất thường thành bình thường
Không chỉ nợ công, nợ xấu cao và nền kinh tế kiệt quệ nội lực, cái nguy hiểm nhất của mô hình tăng trưởng dễ dàng này là nó đi kèm với một tư duy phải tạo ra thành tích nhanh và nhiều, sẵn sàng thỏa hiệp với tiêu cực miễn sao “được việc”, dẫn đến những điều bất bình thường được xem là bình thường.
Lấy ngành ngân hàng làm ví dụ. Đã có một giai đoạn, sở hữu chéo giữa các ngân hàng trở thành chuyện bình thường trong giai đoạn trước khi khủng hoảng toàn cầu lan rộng đến Việt Nam và thậm chí vài năm sau đó. Nếu không có sự sụt giảm tăng trưởng dẫn đến nợ xấu ngân hàng tăng nhanh và những hệ lụy sau đó, có lẽ đó vẫn là một điều được hiển nhiên chấp nhận trong ngành ngân hàng.
Không chỉ trong ngành nhạy cảm như ngân hàng, mà ở khắp các lĩnh vực trong nền kinh tế, hành vi trốn thuế, làm giá chứng khoán, vay nợ không có trách nhiệm, buộc ngân sách bù đắp những khoản lỗ, duy trì tình trạng độc quyền và bất chấp lợi ích dân tộc để bảo vệ lợi ích nhóm… sinh sôi và nảy nở nhanh chóng. Người ta không quan tâm đến cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng bằng cách cải tiến chất lượng và năng suất, mà chỉ quan tâm làm sao tiêu diệt được đối thủ nhanh nhất và làm giàu dễ nhất.
Càng ngày chúng ta lại càng thấy nhiều hơn những điều không bình thường. Những thương hiệu mà người Việt Nam có thể tự hào là của mình ngày một giảm đi (bị bán đi hoặc mất đi). Môi trường bị tàn phá khiến chúng ta không còn nhiều cảnh đẹp thiên nhiên để khoe với bạn bè quốc tế, chỉ còn lại những bờ biển bị băm nát. Con số tiến sĩ chúng ta đào tạo ngày càng tăng nhanh nhưng số công trình khoa học được đăng tạp chí quốc tế có uy tín và số ứng dụng công nghệ không tăng tương ứng.
Những điều này thoạt đầu xuất hiện thì gây bàn tán trong dư luận như những điều lạ, bất thường, dần dần, dường như trở thành một sự thật hiển nhiên đang diễn tiến tại Việt Nam. Càng ngày người ta càng nhắm mắt với những tiêu cực, từ các cơ sở kinh tế cho đến bệnh viện, trường học, miễn là nó “bôi trơn” được cho sự vận hành của nền kinh tế.
3) Và hiệu ứng “chèn ép người tử tế”
Khi những tiêu cực của xã hội ngày một nhân rộng và trở thành chuyện bình thường, những người tử tế không chấp nhận thỏa hiệp với tiêu cực sẽ hoặc là phải tự động rút lui hoặc bị “chèn lấn” (mượn từ thuật ngữ crowding out trong kinh tế học). Đây là một hiệu ứng không mong muốn của mô hình tăng trưởng cũ của Việt Nam.
Lấy ví dụ, trong một nền kinh tế mà bong bóng tài sản bị đẩy lên đỉnh điểm như cách đây vài năm, để có thể vay vốn ngân hàng trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh và mọi người đòi hỏi tỷ suất sinh lợi cao một cách bất hợp lý (do bong bóng tài sản và lãi suất cao gây ra), khi không có cách nào để kiếm ra tỷ suất sinh lợi đó một cách đàng hoàng thì người ta móc nối với nhau để làm ra những con số, những dự án không có thật, thổi phồng những chiêu kiếm tiền để lừa ngân hàng, lừa nhà đầu tư và lừa lẫn nhau. Hệ quả là nợ xấu ngày càng chồng chất, các vụ án kinh tế, lừa đảo ngày một nhiều, còn người làm ăn tử tế thì vay không được tiền hoặc không dám vay vì lãi suất quá cao.
Trong lĩnh vực giáo dục hay y tế cũng dễ tìm thấy những cái không tử tế. Chẳng hạn, vì việc chạy theo cái gọi là có công trình khoa học đăng báo quốc tế nhanh nhất, người ta bất chấp mọi cách để có tên đăng báo, bất chấp ngụy tạo số liệu, đồng tác giả, hay thậm chí cố mà ra được một tạp chí quốc tế và tranh cho được quyền tổng biên tập. Vậy thì làm sao có người dám ngồi làm một công trình nghiên cứu công phu nhiều năm mà cuối cùng kết quả cũng y như người “đi tắt đón đầu”?
Bài học khủng hoảng tài chính gần đây ở nước ngoài và những vấn đề trong nước cho chúng ta thấy thỏa hiệp với những điều không đàng hoàng sẽ mang lại hệ quả khôn lường. Đối với ngành ngân hàng trong nước, chúng ta đã làm quá trễ trong chuyện kiểm soát rủi ro, dẫn đến nợ xấu tăng mạnh. Đối với tài chính công, chúng ta đã để cho sự lãng phí và tham nhũng trong các dự án công và công ty nhà nước đi quá xa để dẫn đến những sự cố “Vina”. Chúng ta không nên để những chuyện như vậy lặp lại nữa.
4) Thay cho lời kết:
Đã đến lúc chúng ta phải thừa nhận rằng con đường của Việt Nam sẽ không còn dễ dàng, dựa vào vận may như trước nữa. Chắc chắn sẽ có nhiều cách nhìn khác nhau về mô hình tăng trưởng mới ở Việt Nam. Nhưng là gì đi nữa, chắc ai cũng sẽ đồng ý: nó không nên là một mô hình chèn ép người tử tế.
Muốn tạo ra thay đổi đối với sức cạnh tranh cốt lõi ở Việt Nam thì không nhất thiết chỉ có thể bắt đầu từ những thứ to tát như tranh cãi về chuyện có nên bơm tiền, kích cầu, phá giá đồng tiền hay không. Mà hãy bắt đầu bằng việc tạo ra một môi trường để người ta có thể làm ăn tử tế, sòng phẳng và không bị chèn ép.
Hy vọng rằng sau 10 năm nữa, những điều này không phải là chỉ là mơ ước ở Việt Nam.
Bài viết hay quá! Nhưng không biết các bác ở tầm cao có nghĩ và thấy được tình trạng này không? Hay là: Thôi sắp hết kỳ rồi; Một con én thì làm gì được; Đi vậy thì sao có thành tích, đi tắt cho nhanh!...

Giờ ngay cái Clef (Cờ lê -chìa khóa) mở đai ốc còn làm không ra hồn, huống gì những cái khác.
Ngẫm lại thật buồn cho cái chữ S, khi cái bánh xe thời gian cứ đều đều quay, quay....
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,849
Động cơ
559,175 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Chúng ta đang nói lạc sang câu chuyện gì đấy ạ :D
 

ok.

Xe tăng
Biển số
OF-396393
Ngày cấp bằng
11/12/15
Số km
1,299
Động cơ
247,955 Mã lực
Tuổi
34
Đây, tập đoàn kinh tế cuốc giân Mỹ đây.



;))

Bọn con buôn thì thời nào cũng có khá đông-dưng chỉ ăn giá, còn bọn con buôn đã dốt còn hay nói phét thì cứ có sự cố-mà sự cố nhân mạng mới có thể tôn trọng kt một cách nghiêm túc được.

:))

Còn nâng đỡ thằng nào, cách thức ra sao thì tùy cụ Chum thôi.

=))
 

Anycar

Xe tăng
Biển số
OF-53581
Ngày cấp bằng
25/12/09
Số km
1,203
Động cơ
461,910 Mã lực
Theo e cụ nên thay đổi về tư duy.
1 về ck, e cũng có tí cổ phiếu và bám thị trường nên e nhận thấy những người tham, thiếu kinh nghiệm, lướt lát thì đa số thua lỗ và đổ lỗi, thậm chí chửu bới. Họ ko nghĩ là tự họ, do họ mà ra.
2. Vấn đề buôn chính sách với bất động sản. Nếu có nạn buôn chính sách thì điều đó rất tốt đấy. Chính vì thế ở Tây có cả hệ thống vận động hành lang, tất nhiên Tây theo luật còn Ta thì chui. Và nói như Tây, nước trong thì ko có cá. Vấn đề có lẽ là chúng ta vẫn mang tư tưởng ghét thằng giàu.
1. Em chả tham gia vào món cổ cánh, còn minh bạch hay không thì em làm luật em cũng biết tí ti, nó cũng minh bạch như mấy trò dấu gia đất, đấu giá tài sản ý.
2. Giàu mà như SS hay mấy tập đoàn CN làm ra thép tốt, đóng tàu hay kể như Ali33 của anh Ma thì em rất yêu ( mặc dù em ghét bọn tung như cẩu). Bởi nó làm tăng của cải vật chaats cho XH, hoặc thay đổi phương thức lưu thông hàng hoá, giảm khâu trung gian.
còn giàu theo kiểu anh V, anh Q, anh..... giàu = bằng đất, méo làm tăng thêm chút gì cho XH thì đừng mang ra so.
Giả sử X mét BĐS cần Y cơ sở hạ tầng đáp ứng. Các anh ý nhồi thêm vài lần BĐS vào nhưng hạ tầng vẫn thế. Thế gọi là cướp của taapj thể, của công kiểu rất tinh vi đó.
[/QUOTE]
Chắc cụ này chết nhiều mã của vin.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,042
Động cơ
588,575 Mã lực
Nhiều cị ghét bđs nhỉ! Giờ kinh tế mình hơi lệch, nên thấy thế thôi, chứ bđs cũng là động lực pt xã hội như các ngành sản xuất. Thiếu nó là ta ăn lông ở lỗ ngay
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
E nghĩ là xuyên suốt chiều dài phát triển chúng ta thiếu những người lãnh đạo kiểu như nhật hoàng của nhật, ********* park chung hee của hàn nên nhân tài không có đất để dụng võ.
Chắc em hơi nhầm là ngoài cái tâm thì cái tầm của người đứng đầu chắc mình ko có thật.
Cụ sai rồi, VN có nhiều, vô cùng nhiều, nhưng chẳng thằng nào phục thằng nào và chẳng chịu nghe lời thằng khác. Ngay trong OF này thôi có đầy rẫy.
 

xmen_pro

Xe điện
Biển số
OF-106651
Ngày cấp bằng
24/7/11
Số km
3,276
Động cơ
1,108,846 Mã lực
Ko chỉ máy thở cụ ạ, vd khi chiến tranh chúng ta sẽ rất cần có các DN công nghiệp lớn để huy động tổng lực, chuyển đổi sang sx khí tài...
Cụ hẳn phải 4x trở lên, chỉ buồn là trong khoảng thời gian quá dài ta chỉ mải mê chăm bẵm cho đứa con mang tên #Tập thể, Quốc doang,NN...# và cái kết đã tạo ra một loat sản phẩm đặc trưng là ...vinaline, vinashin, vinachem, vinaconex...
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
31,403
Động cơ
900,086 Mã lực
Tạo nhiều rồi nhưng nó lớn là lại bị thịt, để nó mạnh có mà loạn
Mới tạo cái để tụi mua bán chính sách vơ vét rồi chia lại tiền cho tụi "tạo" thôi.
Tụi ấy phải cho vào lò thì đất nước mới mở mặt được, chẳng oan gì cả.
Gần đây mới đỡ hơn chút, nhưng tụi kia vẫn quá lớn để thịt sạch cho xã hội trong lành được.
Chắc vẫn phải từ từ, người làm ăn chính đáng vẫn phải đóng thuế, tài nguyên đáng lẽ để giành bớt cho con cháu vẫn phải bán rẻ cho tụi ấy làm giầu!
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
3,094
Động cơ
437,821 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Có thể sản xuất 2000 máy trong 1 tháng, vậy có thể tạo nên y bác sỹ vận hành số máy móc đó trong 1 tháng không. Và còn bao nhiêu thứ đi kèm khác như buồng, giường bệnh, cơ sở vật chất chứ đâu phải mỗi cái máy (trợ) thở.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top