- Biển số
- OF-38227
- Ngày cấp bằng
- 14/6/09
- Số km
- 9,295
- Động cơ
- 509,497 Mã lực
- Nơi ở
- Định Công - Hoàng Mai
Đọc bài báo này với nghe đứa bạn kể nó cũng mất hơn 100tr , định vay bạn bè nạp tiếp 300 thì mới biết bị lừa
Nạp 90 triệu đồng, lãi hơn 4 tỷ và cái kết mất sạch hơn 650 triệu đồng
Sau khi chuyển khoản 90 triệu đồng vào một tài khoản cá nhân hôm 12/2, chị Thủy được "chuyên gia" hướng dẫn cách đặt lệnh và làm theo. Chị thấy tài khoản của mình tăng lên hơn 4 tỷ đồng, đúng số tiền lợi nhuận cam kết và nhận được thông báo "chúc mừng bạn đã giao dịch thành công". Sau đó, chị được báo gửi thêm thông tin cá nhân để có thể rút lợi nhuận về tài khoản ngân hàng.
Lúc này, kẻ gian giới thiệu với chị có 2 hình thức gồm giải ngân nhanh và giải ngân chậm. Phí giải ngân nhanh là 3%, sau 10-15 phút, chị sẽ nhận được tiền. Còn giải ngân chậm thì mức phí là 2%, phải mất 7-15 ngày tiền mới về tài khoản. Thấy vậy, chị Thủy không do dự, chọn ngay giải ngân nhanh và chuyển khoản 138 triệu đồng vào ngày 13/2.
Kế đó, chị lại được thông báo lợi nhuận vượt mức lãi suất cam kết ban đầu nên chưa lấy được tiền. Bắt đầu nóng ruột, chị hỏi phải làm thế nào thì được hướng dẫn phải chịu một khoản phạt vượt lãi suất cam kết và chuyển khoản 2 lần, mỗi lần hơn 73 triệu đồng.
Tưởng vậy là lấy được tiền, chị lại tiếp tục nhận tin căn cước công dân khi tải lên bị mờ một mặt nên phía quỹ đầu tư chưa cho rút tiền. Hỏi nhân viên, chị được hướng dẫn phải mua một phần mềm với số tiền 94 triệu đồng và tiếp tục làm theo.
"Lúc ấy, mình cứ nghĩ những đồng tiền ấy sắp về đến tài khoản của mình rồi nhưng không", chị Thủy lúc này mới bắt đầu lún sâu vào bẫy của nhóm lừa đảo. Nhân viên chăm sóc khách hàng gửi cho chị một lệnh chuyển tiền đến tài khoản của chị với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng
Sau đó, chị Thủy nhận "tin dữ" số tiền thắng quá lớn nên bị thanh tra nguồn tiền. "Chị phải nộp phí thanh tra, nếu không có thể sau 91 ngày họ mới giải quyết cho chị. Chị quyết định để em trả lời họ", kẻ gian hối thúc chị Thủy. Lúc này, chị được thông báo phí thanh tra là 188 triệu đồng.
Chị Thủy hỏi có thể trừ thẳng số tiền này vào phần lãi hơn 4,6 tỷ đồng của mình được không thì được trả lời thẳng thừng là không được. Để khiến chị Thủy tin tưởng, nhân viên gửi cho chị một văn bản cam kết của "Tổng công ty Tập đoàn Chứng khoán Vinacapital TPHCM" sẽ giải ngân tiền lãi trong vòng 15 phút sau khi chị Thủy chuyển khoản 188 triệu đồng. Văn bản này còn kèm thông tin căn cước công dân của một cá nhân được giới thiệu là trưởng phòng công ty.
"Hai vợ chồng bảo đến nước này rồi, đã mất bao nhiêu rồi, cố xoay cho xong để nộp nốt cái tiền phí thanh tra nữa", chị Thủy kể. Cuối cùng, chị chuyển thêm 188 triệu đồng vào lúc 22h ngày 13/2.
Tỉnh ngộ vì yêu cầu đóng thuế thu nhập cá nhân
"Một lúc sau, bên đó lại bảo là muốn xuất tiền thì phải có hóa đơn thuế thu nhập cá nhân. Tôi hỏi thì họ bảo thuế nhiều mức, cao nhất là 20% nhưng chỉ lấy của tôi 5% theo mức được công ty bảo lãnh. Đến lúc đấy, vợ chồng tôi mới bừng tỉnh, dừng lại luôn, không chuyển thêm cái khoản gì nữa", chị chia sẻ.
Chị nói với người tư vấn một tập đoàn lớn như thế nếu chuyển tiền cần khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải tự khấu trừ luôn chứ làm sao bắt khách hàng chuyển khoản được. Lúc này phía bên kia trả lời chị Thủy nếu không hợp tác sẽ không được nhận tiền và còn phải nộp phạt thêm phần lãi suất trên số tiền lãi muốn nhận.
Khi chị đề nghị chuyển trả tiền, nếu không sẽ trình báo công an thì nhận được câu trả lời: "Chị cứ làm việc với bên công an, khi nào họ bó tay chị nhờ em nhé".
Nạp 90 triệu đồng, lãi hơn 4 tỷ và cái kết mất sạch hơn 650 triệu đồng
Sau khi chuyển khoản 90 triệu đồng vào một tài khoản cá nhân hôm 12/2, chị Thủy được "chuyên gia" hướng dẫn cách đặt lệnh và làm theo. Chị thấy tài khoản của mình tăng lên hơn 4 tỷ đồng, đúng số tiền lợi nhuận cam kết và nhận được thông báo "chúc mừng bạn đã giao dịch thành công". Sau đó, chị được báo gửi thêm thông tin cá nhân để có thể rút lợi nhuận về tài khoản ngân hàng.
Lúc này, kẻ gian giới thiệu với chị có 2 hình thức gồm giải ngân nhanh và giải ngân chậm. Phí giải ngân nhanh là 3%, sau 10-15 phút, chị sẽ nhận được tiền. Còn giải ngân chậm thì mức phí là 2%, phải mất 7-15 ngày tiền mới về tài khoản. Thấy vậy, chị Thủy không do dự, chọn ngay giải ngân nhanh và chuyển khoản 138 triệu đồng vào ngày 13/2.
Kế đó, chị lại được thông báo lợi nhuận vượt mức lãi suất cam kết ban đầu nên chưa lấy được tiền. Bắt đầu nóng ruột, chị hỏi phải làm thế nào thì được hướng dẫn phải chịu một khoản phạt vượt lãi suất cam kết và chuyển khoản 2 lần, mỗi lần hơn 73 triệu đồng.
Tưởng vậy là lấy được tiền, chị lại tiếp tục nhận tin căn cước công dân khi tải lên bị mờ một mặt nên phía quỹ đầu tư chưa cho rút tiền. Hỏi nhân viên, chị được hướng dẫn phải mua một phần mềm với số tiền 94 triệu đồng và tiếp tục làm theo.
"Lúc ấy, mình cứ nghĩ những đồng tiền ấy sắp về đến tài khoản của mình rồi nhưng không", chị Thủy lúc này mới bắt đầu lún sâu vào bẫy của nhóm lừa đảo. Nhân viên chăm sóc khách hàng gửi cho chị một lệnh chuyển tiền đến tài khoản của chị với số tiền hơn 4,6 tỷ đồng
Sau đó, chị Thủy nhận "tin dữ" số tiền thắng quá lớn nên bị thanh tra nguồn tiền. "Chị phải nộp phí thanh tra, nếu không có thể sau 91 ngày họ mới giải quyết cho chị. Chị quyết định để em trả lời họ", kẻ gian hối thúc chị Thủy. Lúc này, chị được thông báo phí thanh tra là 188 triệu đồng.
Chị Thủy hỏi có thể trừ thẳng số tiền này vào phần lãi hơn 4,6 tỷ đồng của mình được không thì được trả lời thẳng thừng là không được. Để khiến chị Thủy tin tưởng, nhân viên gửi cho chị một văn bản cam kết của "Tổng công ty Tập đoàn Chứng khoán Vinacapital TPHCM" sẽ giải ngân tiền lãi trong vòng 15 phút sau khi chị Thủy chuyển khoản 188 triệu đồng. Văn bản này còn kèm thông tin căn cước công dân của một cá nhân được giới thiệu là trưởng phòng công ty.
"Hai vợ chồng bảo đến nước này rồi, đã mất bao nhiêu rồi, cố xoay cho xong để nộp nốt cái tiền phí thanh tra nữa", chị Thủy kể. Cuối cùng, chị chuyển thêm 188 triệu đồng vào lúc 22h ngày 13/2.
Tỉnh ngộ vì yêu cầu đóng thuế thu nhập cá nhân
"Một lúc sau, bên đó lại bảo là muốn xuất tiền thì phải có hóa đơn thuế thu nhập cá nhân. Tôi hỏi thì họ bảo thuế nhiều mức, cao nhất là 20% nhưng chỉ lấy của tôi 5% theo mức được công ty bảo lãnh. Đến lúc đấy, vợ chồng tôi mới bừng tỉnh, dừng lại luôn, không chuyển thêm cái khoản gì nữa", chị chia sẻ.
Chị nói với người tư vấn một tập đoàn lớn như thế nếu chuyển tiền cần khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì phải tự khấu trừ luôn chứ làm sao bắt khách hàng chuyển khoản được. Lúc này phía bên kia trả lời chị Thủy nếu không hợp tác sẽ không được nhận tiền và còn phải nộp phạt thêm phần lãi suất trên số tiền lãi muốn nhận.
Khi chị đề nghị chuyển trả tiền, nếu không sẽ trình báo công an thì nhận được câu trả lời: "Chị cứ làm việc với bên công an, khi nào họ bó tay chị nhờ em nhé".
Nạp 90 triệu đồng, lãi hơn 4 tỷ và cái kết mất sạch hơn 650 triệu đồng
(Dân trí) - Chuyển khoản 90 triệu đồng để tham gia đầu tư, chị Thủy được thông báo đã có lãi hơn 4 tỷ đồng nhưng hóa ra chỉ là chiêu lừa và cuối cùng mất hơn 650 triệu đồng.
dantri.com.vn
Chỉnh sửa cuối: