Dầu nhớt - Những điều cần biết và chế độ bảo dưỡng cho từng dòng xe máy

Trạng thái
Thớt đang đóng

mnih2000

Xe buýt
Biển số
OF-25005
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
897
Động cơ
499,470 Mã lực
Kính gửi anh chị em OFer.

Em thấy trong topic này thiếu hẳn một phần về tư vấn dầu nhớt cho các bác khi sử dụng trong từng dòng xe một, em xin mạo muội mở một topic chuyên cung cấp thông tin về dầu nhớt phù hợp cho từng dòng xe 2 bánh, căn cứ vào tài liệu các hãng(cả họ nhà em làm bên dầu nhớt) và điều kiện chạy cụ thể.

ất cảm ơn các anh đã ủng hộ chương trình sử dụng dầu súc rửa cho thành viên PKL và otofun, với topic này, em sẽ dần dần up hình ảnh thực tế các thành viên đã trải nghiệm chương trình và một số lưu ý khi sử dụng.

Thành viên đầu tiên đã liên hệ với MR OIL là Mr. Hữu Đạt Bùi, chuẩn bị đi xa và dĩ nhiên đây là cơ hội để MR OIL tìm hiểu thêm về chế độ bảo dưỡng cho từng dòng xe.

Bước 1: Tình trạng xe Motocross, Thay dầu thường xuyên liên tục, chủ chăm sóc kỹ càng, xích tuy không căng, hơi khô nhưng ít hiện tượng chết mắt. Chủ xe: Bùi Hữu Đạt



Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ, bao gồm 2 chậu xả được lau sạch sẽ, 1 T 12 và 1 khẩu 19, bắt đầu mở xả đáy



Bước 3: Lấy chậu chặn cao và không rút ốc xả ra quá sớm, đề phòng dầu văng vào người



Bước 3: Quan sát màu sắc của dầu và cặn, tình hình nhận xét như sau, dầu ok(MOTUL 300V), nhưng không hiểu sao lại có hiện tượng hơi đặc và quánh, lúc xả ra mình phải lấy thêm máy hút đáy để hút hết do dầu cặn hơi nhiều.



Bước 4: Lấy sản phẩm dầu súc rửa, lấy phễu và đổ vào bình dầu. Các anh lưu ý màu sắc dầu súc





Một chai dầu súc sử dụng là ok, chưa cần tháo lọc dầu ở bước này, sau đó chuẩn bị cho chạy không tải

Bước 5: Chạy không tải, lúc này cần lưu ý là không kéo ga quá cao, kéo nhẹ nhàng, vừa phải, vừa kéo vừa nghe tiếng máy, không để máy nổ quá to, chỉ kéo 1-2 phút, sau đó khoảng 5 phút thì để máy tự chạy



Bước 6: Sau khi tắt máy, để máy nguội từ 1-2 phút, sau đó xả ra, các bạn quan sát dầu lúc xả ra, do độ nhớt thấp nên dầu xả ra nhanh hơn nhiều, và không còn bị đặc nữa, màu sắc trong veo ban đầu đã bị nhuộm đen toàn bộ.



Và đây là kết quả



Sau khi hút đáy lần 2, em bắt đầu thay lọc dầu, và đổ dầu vào, các bước hút và thay lọc dầu không post ảnh cho đã quá quen thuộc.

Bước cuối cùng là đổ dầu mới vào thôi ạ, Shell Advance Ultra.



Đây mới chỉ là thành viên đầu tiên, để đăng ký thêm thì các anh click theo link này nhé, sorry vì ban quản trị đã xóa topic đăng ký tại mục thông báo do vi phạm nội quy diễn đàn ạ.

http://pkl.vn/forum/threads/8570-Đăng-ký-ngay-để-nhận-Dầu-súc-rửa-động-cơ-miễn-phí-tại-MR-OIL

Trường hợp muốn đăng ký thêm các anh có thể để lại thông tin tại topic này, em sẽ tự động cập nhật.

Nếu có gì sơ suất xin mời các anh phản hồi để em rút kinh nghiệm cho chương trình
Các bác post reply tại topic này luôn ạ. Em cũng rất mong các bác nào có nhiều kinh nghiệm chỉ giúp các OFer và biker những nơi cung cấp các loại dầu nhớt tốt và phù hợp với từng dòng xe.

Em xin thông báo là topic của em không bán gì đâu ạ, các bác cần mua hàng hóa gì em cũng xin kiếu, em rất mong rằng topic mới bên 2 bánh xe quay sẽ là nơi cung cấp thông tin bổ ích cho các biker của Ofer.

Xin cảm ơn các bác đã quan tâm.
 
Chỉnh sửa cuối:

mnih2000

Xe buýt
Biển số
OF-25005
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
897
Động cơ
499,470 Mã lực
Hi anh chị em biker,

Từ xưa đến nay, đa số anh chị em biker khi đi thay dầu cho chiếc xế thân yêu của mình thường ghé các tiệm sửa xe (hay rửa xe) để được các chú thợ "thuốc". Mình "bạo gan" mở topic này để anh chị em biker cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sử dụng dầu nhớt dành cho xế yêu sao cho hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất.

Cổ nhân có nói "Con người ta biết nhiều hay biết ít chứ không thể biết hết". Có những điều mình sẽ không biết, mong anh chị em biker khác hỗ trợ giúp mình.

Thân

Đó hỏi
Bro giải thích dùm mấy cái cấp chất lương nhớt dùm nhá, tính như thế nào: API, SAE, JASO là gì?.
Đây trả lời:

Thực ra, cũng giống như bạn, nhiều người tiêu dùng khi đi xe máy cũng chưa biết (hoặc không quan tâm lắm đến các chỉ tiêu về độ nhớt, cấp chất lượng,... của dầu nhớt) mà cứ đem xe ra tiệm để thay nhớt. Ở tiệm (sửa xe, rửa xe, phụ tùng), các chú thợ bảo cái nào tốt thì ắt hẳn cái đó phải tốt (tại dì mất công chạy qua tiệm khác, mà biết đâu bên đó cũng nói như rứa), chính vì thế mà các hãng dầu nhờn tập trung chiến lược vào kênh phân phối nhiều hơn.

Về cấp chất lượng của dầu nhớt thì người ta thường xem 3 chỉ tiêu sau: API, JASO, và SAE.
  • API (chữ viết tắt của American Petroleum Institute) đây là hiệp dầu khí Hoa Kỳ. Cấp chất lượng của API bắt đầu từ SA, SB, SC, SE, SF, SG, ... cho đến cấp chất lượng SM (đụng nóc). Với ôtô, API phân ra làm 2 loại là: loại dùng cho máy xăng hay máy dầu. Đối với máy chạy bằng xăng thì có ký hiệu SA,SB, SC,..., hoặc SM. Còn đối với máy chạy bằng dầu thì có ký hiệu: CA, CB, CC, CD, ...
  • JASO (chữ viết tắt của Japanese Automotive Standards Organization) đây là tổ chức chứng nhận tiêu chuẩn ôtô của Nhật Bản. Có nhiều tiêu chuẩn của JASO, tuy nhiên đối với loại xe 4 thì là JASO MA, còn xe 2 thì là JASO FC.
  • SAE (chữ viết tắt của Society of Automotive Engineers) dịch là hiệp hội kỹ sư tự động hóa, để dễ hiểu thì các công ty dầu nhớt gắn liền với tiếng Việt cho dễ nhớ là "Độ nhớt". Độ nhớt phân ra làm 2 loại: đơn cấp và đa cấp.
    1. Đơn cấp (thường chỉ có SAE 40, SAE 50 (Shell Advance 4T SAE 40 (cái này tớ không có bán )): độ nhớt giảm nhanh theo nhiệt độ dầu. Ở môi trường Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng loại dầu này. Tuy nhiên, khi trời lạnh, dầu sẽ hơi đặc và giảm khả năng bơm bôi trơn, máy mới khởi động có cảm giác hơi “nặng”.
    2. Đa cấp (ký hiệu SAE 10w-40, SAE 15w-40): độ nhớt của dầu theo nhiệt độ ổn định hơn so với dầu đơn cấp. Hơn nữa, độ loãng của dầu vẫn đảm bảo dù nhiệt độ thấp, do đó việc bơm dầu bôi trơn khi máy “nguội” sẽ tốt hơn...
Độ nhớt đóng vai trò quan trọng trong tính chất của một loại dầu động cơ. Nếu đánh giá theo độ nhớt của SAE, dầu có chữ "W" là loại đa cấp, dùng trong tất cả các mùa. Hệ thống phân loại của SAE khá phức tạp, nó liên quan tới nhiều khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, có thể chỉ ra những yếu tố chính. Đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là tiền tố như 5W, 10W hay 15W, 20W. Những số đứng trước chữ "W" dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà loại dầu động cơ đó có độ nhớt đủ để khởi động xe lúc lạnh. Để xác định nhiệt độ khởi động theo ký tự này, bạn chỉ cần lấy 30 trừ đi các số đó nhưng theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W sẽ khởi động tốt ở âm 20 độ C, dầu 15W khởi động tốt ở âm 15 độ C.
Các loại dầu động cơ ở các nước hàn đới thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng đa số các sản phẩm ở Việt Nam chỉ là loại 15W hay 20W. Mặc dù không có ý nghĩa quan trọng khi khởi động vì thời tiết ở Việt Nam thường không quá lạnh, nhưng để đạt được các yêu cầu khởi động lạnh, các nhà sản xuất phải thêm vào các chất phụ gia nên dầu có số càng nhỏ thì càng đắt. Loại 15W và 20W có mức giá trung bình nên được các hãng dầu nhờn nhập về hoặc sản xuất ở Việt Nam.

Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp có thể là chữ 40, 50 hoặc 60. Đây là ký tự dùng để chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của các loại dầu nhờn. Thông thường, số càng to thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Ví dụ, với xe hoạt động không quá khắc nghiệt như động cơ ôtô chẳng hạn, chỉ số này ở khoảng 30, 40 hoặc 50 là đủ. Với những động cơ hoạt động ở vùng nhiệt độ cao, chỉ số này phải cao hơn, khoảng trên 60. Do sự thay đổi nhiệt độ nên tùy thuộc mùa mà người ta dùng loại 40 hoặc 50. Trong mùa đông, trời lạnh, nhiệt độ động cơ thấp nên chỉ cần dùng loại nhỏ như 30, 40. Ở mùa hè, nhiệt độ động cơ cao nên có thể dùng loại 50.

Nói chung, xe mới thì nên dùng SAE 5w30, 10w-40 , SAE 15w-40 còn xe cũ thì các bác sử dụng SAE 20w-50 cho em.

Khi đi thay nhớt các bác chú ý cho em 3 yếu tố trên này là OK hết.

Thân
(Source: tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau)
 
Chỉnh sửa cuối:

mnih2000

Xe buýt
Biển số
OF-25005
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
897
Động cơ
499,470 Mã lực
Qua thời gian vừa qua, mình nhận được phản ảnh của rất nhiều anh chị em đi xe mua phải nhớt giả tại thành phố khu vực Chợ Lớn, chợ Dân Sinh và tại Hà Nội (khu vực phố Huế) nên post bài này cảnh báo các anh chị em, bài post gồm 2 phần và được trích lược và cập nhật thêm từ nhiều trang web, rất mong mod để bài này để lấy làm kinh nghiệm cho mọi người

Nhớt giả, nhớt dỏm tung trận 'bát quái'


(VNN) - Dầu nhớt tung ra thị trường hiện nay có nhiều loại là đồ dởm và đang lừa đảo những người tiêu dùng.

Dầu nhờn tự pha chế bằng công nghệ trời ơi, đem đổ vào bình thật của các nhãn hàng có tên tuổi rồi tung ra thị trường.

Đó là nhớt giả. Còn dầu nhớt tuy không giả, vẫn có nhãn hiệu đàng hoàng nhưng chất lượng thì phập phù, song cũng tung hoành ngang dọc.

Trong khi đó, người tiêu dùng lại gần như hoàn toàn không hề có kiến thức về dầu nhờn, nên không phân biệt được chất lượng đến đâu.





"Dây chuyền công nghệ" chiết tách đóng chai chỉ là một phuy đựng có vòi dẫn để rót nhớt vào bình.

“Công nghệ” làm nhớt giả, nhớt dỏm

“Dầu cắt” nấu ra từ các lò, được cho thêm tí phụ gia để đạt các chỉ tiêu về phẩm cấp nhớt như chỉ số độ nhớt, trị số kiềm tổng... để chế biến làm thành nhớt. Tại một cơ sở chiết nạp dầu nhờn ở Long An, chúng tôi đã tận mắt nhìn thấy công cụ để chiết nạp chỉ là một cái thùng phuy.

Từ phuy này chuyền nhớt ra bình bằng ống dẫn nhựa hoặc vòi vặn. Dầu nhờn từ đây được vặn rót vào bình. Sau đó áp miếng tem dính lên miệng bình, dùng bàn ủi nóng ủi lên. Vỏ nhựa và miếng tem bằng giấy bạc thì đặt các cơ sở thổi nhựa làm.

Để làm dầu nhờn đúng phẩm cấp và chất lượng, phải lấy 100% dầu gốc được chiết ra từ các nhà máy lọc dầu để làm nguyên liệu, cho thêm phụ gia. Dầu gốc loại này đã có đầy đủ các tiêu chí như chỉ số độ nhớt, nhiệt độ chớp cháy, trị số kiềm tổng, tổng lượng axit.. đảm bảo làm trơn, mát, tốt cho động cơ.

Tuy nhiên vì lợi, các cơ sở nhỏ không ai cho các thứ dầu gốc và phụ gia vào nhiều vì giá khá đắt. Do đó, đa số nhớt bán ra thị trường không thể nói gì được về chất lượng, phẩm cấp.

Để đối phó với cơ quan quản lý, các cơ sở này mua nhớt tốt đưa vào bình của mình rồi đưa qua trung tâm kiểm định. Cơ quan kiểm định xác định thành phần của mẫu xét nghiệm, còn doanh nghiệp tự công bố và chịu trách nhiệm.

Từ tờ giấy kiểm định này, các cơ sở cứ thế mà ghi thành phần chất lượng lên nhãn hiệu. Người sử dụng sẽ lầm tưởng kết quả kiểm định kia chính là giấy công nhận chất lượng sản phẩm. Thậm chí khi cơ quan quản lý thị trường hỏi tới, người ta cũng trình ra tờ giấy này.

Cần - một tay chuyên nấu nhớt thuê cho biết, anh ta đã làm cách này và đã có được tờ giấy kiểm định cho hơn10 cơ sở chế biến. Anh ta còn bày cách làm nhớt giả, vì loại này giá thành vẫn thấp nhưng giá bán cực cao.

“Nếu muốn làm nhớt giả, tụi này nhận cung cấp vỏ bình thật của các hãng nhớt nổi tiếng luôn, kể cả tem giấy bạc, nắp bình”, người thanh niên này đặt vấn đề.

Theo cách này, các cơ sở làm nhớt giả đi mua gom chai nhớt thật về, đặt làm lại cái nắp và tem giả, sau đó cho nhớt tái chế vào, đóng nắp là thành chai chính hãng 100%, không thể nào phân biệt.

Ông Lê Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Castrol BP Petco, chủ sở hữu hai nhãn hiệu nổi tiếng Castrol và Vistra thừa nhận, hiện nay trên thị trường vẫn còn tình trạng nhớt giả nhãn hiệu Castrol và Vistra. "Chúng tôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để bảo vệ người tiêu dùng và triệt tiêu nạn hàng giả", ông Dũng khẳng định với phóng viên VietNamNet.

Giá thành chai nhớt xe máy loại này khoảng 17.000 đến 20.000 đồng, đem ra thị trường bán 35 ngàn đồng, còn tiệm sửa và rửa xe vẫn bán cho người dùng với giá nhớt thật của chính hãng, từ 55.000 đến 70.000 đồng.



Trong "ma trận" nhớt, thế giới không thể phân biệt đâu là nhớt thật, nhớt giả, nhớt kém chất lượng.

Tại cơ sở chiết nạp nhớt nhãn hiệu có chữ “pec” ở xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, mặc dù khách nói là đến mua hàng số lượng lớn và muốn xem dây chuyền để đánh giá chất lượng, nhưng chủ cơ sở chỉ tiếp ở nhà trên, không cho bước xuống dưới nhà.

Trên catologe của “nhà sản xuất” này có giới thiệu đầy đủ dây chuyền máy móc thiết bị đo, dây chuyền chiết nạp hiện đại, nhưng người dẫn đường nói rằng chẳng có máy móc gì cả, vì chính anh lắp cho cơ sở này các dụng cụ chiết nạp. “Chỉ có cái bồn chứa, ống tuy-ô với bàn ủi thôi”, Cần nói.

Theo Truân, nhân vật đã nói đến trong bài trước, không ai điên gì lắp đặt dây chuyền chiết nạp hiện đại, vì tốn hàng tỷ đồng, trong khi làm ăn chụp giựt thì phải thu lợi lớn và nhanh. Chỉ riêng cái máy đo chỉ số độ nhớt đã tốn 76.000 USD, máy đo nhiệt độ chớp cháy cũng 26.000 USD. Trong khi đó, toàn bộ “dây chuyền” chiết nạp thủ công tại nhà gồm một nồi nấu, một bồn 1.000 lít, một khuôn đúc vỏ bình nhựa, chưa tới 40 triệu đồng.

Đỗ Anh Hải, chủ lò nấu nhớt ở Cát Lái quận 2, cũng cho rằng nếu một ngày nấu cắt dưới 50 phuy nhớt thải thì không thể lắp đặt dây chuyền chiết nạp, vì dây chuyền tốn vài tỷ đồng. “Tốt nhất là đóng bằng tay, chỉ vài người nhà, đã đóng được vài ngàn bình một ngày”.


Thật giả khó lường

Sau khi chiết nạp, các loại nhớt này tỏa ra các nơi, tuồn về các ngả, đưa đến các tiệm sửa, rửa xe, các cây xăng tư nhân…, và từ đây trở vào lại ôtô, xe máy.

Nguyễn Văn Bảy, thợ sửa xe tại ngã ba Gò Dầu - Tân Quý phường Tân Quý quận Bình Tân cho biết, chính các hãng nhớt có thị phần lớn lại càng bị làm giả. Tại tiệm của mình, anh giữ một số bình nhớt Castrol, Vistra 300 giả để giúp khách hàng phân biệt với nhớt thật. “Cái vỏ bình là thật 100%”, Bảy cho biết. “Họ chỉ cần đặt làm cái nắp và miếng kim loại trên miệng bình, cho nhớt giả vô đóng lại là xong”.



Ở nhãn hiệu Vistra 300, có thể phân biệt nhớt giả ở tem. Tem nhớt thật được ép phẳng, sắc, in bằng công nghệ 3D nên khó nhìn thấy chữ và hoa văn ngũ sắc. Còn tem giả màu xỉn, nhăn nhúm, không làm được công nghệ 3D nên nhìn thẳng vẫn thấy hoa văn và chữ "bp".

Do vỏ bình là thật, trong khi lại không có công cụ gì để phân tích thành phần nhớt, nên theo Bảy, chỉ có cách duy nhất là xem miếng tem dán trên miệng bình. Tem nhớt Vistra 300 chính hãng làm bằng công nghệ 3D, nhìn nghiêng mới thấy hoa văn ngũ sắc và chữ “bp” sắc nét, dán phẳng; còn chai nhớt giả có tem nhàu nát, xỉn màu, nhìn thẳng vẫn thấy hoa văn và chữ "bp" lem nhem. Tổng Giám đốc Công ty Castrol BP Petco cũng xác nhận cách nhận chuyện này.

Hiện nay, điểm đổ nhớt chính là các cây xăng, ga-ra ôtô, tiệm sửa và rửa xe máy. Thói quen của chủ xe là ngồi đọc báo, chỉ khi nghe hỏi có đổ thay nhớt hay không, thì gật đầu, và chẳng cần biết đó là nhớt loại gì.

Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Giám đốc Công ty dầu nhớt GS Việt Nam, là nhà phân phối các loại sản phẩm nhớt của hãng GS Oil Hàn Quốc, cho rằng đó là thói quen tai hại.

Theo ông Cường, thủ phạm của việc rỉ nhớt từ trong xe ra, chính là lượng axit còn tồn dư trong nhớt quá nhiều. Khi các lò thủ công đổ axit vào để tách cặn, lượng axit hoàn toàn vẫn còn trong đó. Axit ăn mòn các lớp đệm (ron) bằng da, cao su, và chảy ra ngoài. “Axit sẽ phá hủy khiến máy móc sẽ hỏng hóc rất nhanh”, ông Cường cho biết.

Hiện nay trên thị trường, có đến hàng trăm chủng loại nhớt ôtô, xe máy, với giá cả muôn hình vạn trạng và chất lượng cũng muôn màu muôn vẻ, thật giả khó phân.

Đứng top đầu và đã khẳng định thương hiệu tại thị trường Việt Nam có một số nhãn như Sell, Caltex, Exxon Mobil; Ultra, Golden Pearl 3, Kixx D1, Geartec GL5 của hãng GS Oil; Castrol, Vistra của BP, PLC RACER SJ của Petrolimex… Các loại này có giá 55-70.000 đồng/bình, còn dưới đó là hàng trăm loại có tên kèm theo những cái đuôi na ná nhau nào những “be”, “pec”, “tec”, “lub”..., có địa chỉ sản xuất tại Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bình Chánh… giá chỉ từ 25.000 đến 35.000 đồng/bình. Tình trạng "thật giả phân tranh" khiến cho người tiêu dùng rất dễ mua nhầm hàng dỏm.
 

mnih2000

Xe buýt
Biển số
OF-25005
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
897
Động cơ
499,470 Mã lực
Tiếp tục loạt bài về công nghệ chế biết nhớt giả

Nhớt thải được gom về, đổ vào nồi đun và khoắng lên. Sau đó cho a-xít vào để lắng cặn. Hớt bỏ phần bọt ở trên và cặn ở dưới, lấy phần có màu nhờ nhờ ở giữa, tẩy lại cho trong, pha thêm mỡ công nghiệp, hạt nhựa hoặc mỡ cá ba sa để có vẻ... nhơn nhớt, là thành dầu nhớt mới tinh. Đó là “công thức” căn bản của các lò nấu nhớt, biến nhớt thải thành nhớt mới.

Càng về sau này, cách chế biến có hiện đại hơn, là đưa vào nồi kín, nấu cho bốc hơi và lắng. Loại này sản phẩm làm ra có sạch hơn, song vẫn chưa thể đảm bảo chất lượng.

Nhan nhản lò nấu nhớt thải

Tại ấp 6, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, một cơ sở nấu nhớt lấp ló trong ngôi nhà với một số thùng phuy, nồi nấu, ống tuy-ô, dây nhợ chằng chịt ngổn ngang. Trước nhà là một tấm bảng gỗ ghi chữ “thu mua nhớt thải” nguệch ngoạc bằng sơn trắng. Nghe nói khách hỏi bán nhớt thải, người phụ nữ ra đon đả nói chuyện, còn người đàn ông bên trong cánh cửa thò đầu ra nhìn, dò xét.



rong vai người đi tìm công nghệ nấu và chiết nạp nhớt, chúng tôi bắt chuyện được với Truân, một tay nấu nhớt trên 20 năm trong nghề và nay chuyên dạy nghề, lắp đặt “dây chuyền” chế biến. Truân đưa đi đến các lò nấu, cơ sở chiết nạp. Các huyện Hóc Môn, Củ Chi. Bình Chánh, Nhà Bè, quận 9, quận 2, Thủ Đức... và rải rác khắp nơi trên địa bàn các tỉnh phía Nam đều có cơ sở nấu nhớt thải. Truân đã từng dạy nghề ở TP.HCM, các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương, và tận Hải Phòng. Mục sở thị, trong ngày, Truân đã đưa nhóm “khách hàng” đến tận Tây Ninh để chứng kiến một lò nấu nhớt và dây chuyền chiết nạp do chính tay anh lắp đặt. Trên đường đi, có hai người là ông Thành ở phường Tây Thạnh quận Bình Tân và Thông ở thị trấn Gò Dầu (Tây Ninh) cùng đi theo học nghề.

Đứng tại một cơ sở nấu nhớt của ông Rung thuộc kênh số 10, xã Tân An Hội (Củ Chi), Truân cho biết trên con đường này có đến 4 cơ sở nấu nhớt. Cơ sở tái chế nhớt thải của ông Rung nằm trên một vạt rộng trên 1.000 mét vuông đất trong khu rừng tràm. Ông thuê đất 10 năm, giá hiện tại 5 triệu/tháng. Truân cho biết, trên con đường ngắn này có 4 điểm nấu nhớt. Hầu hết thụt sâu vào bên trong, không mấy ai được vào.

Tại quận 2, một chủ lò tên là Đỗ Anh Hải cho biết, anh chế biến ở khu vực Cát Lái, mỗi ngày vài chục phuy. Tại ấp 7, xã Lê Minh Xuân, chủ lò là một thanh niên tên Cường, người vùng này quen gọi là Cường “nhớt”, cho biết, mỗi ngày anh nấu được 20 - 30 phuy nhớt. Tự hào là người nấu nhớt thâm niên và sành sỏi trong nghề, nhưng Cường vẫn thừa nhận rằng, trong “làng nhớt” này anh ta chưa phải là đại gia.



heo giới chưng cất nhớt thải, đại gia trong làng nhớt được kể đến là Phước “áo đỏ”, mỗi ngày nấu vài trăm thùng phuy. Kế đến là ông Tánh có cơ sở gần cầu Lớn (Xuân Thới Thượng, Hóc Môn) chưa đầy 40 tuổi nhưng đã có cơ sở nấu 120 phuy mỗi ngày. Ít hơn nhưng cũng thuộc hàng có đẳng cấp là ông Lắc, với 3 cơ sở nấu gần trăm phuy nhớt. Còn nấu một hai chục đến dăm bảy phuy/ngày thì chỉ loanh quanh ở các huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, quận 9, quận 2 đã có hàng trăm cơ sở. Truân cho biết, là người trong nghề nên anh biết ở các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai cũng có nhiều cơ sở lớn nhỏ.

Rùng rợn “công nghệ” tái chế

Để đột nhập vào các lò nấu nhớt thải này, PV VietNamNet phải đóng vai làm nhiều dạng: Đi thu gom và bán nhớt thải, mua lại nhớt tái chế, tìm đối tác đầu tư dây chuyền chiết nạp nhớt tái chế để làm nhớt giả tung ra thị trường… và đã chứng kiến cảnh làm nhớt, tái chế nhớt rùng rợn.

Mục sở thị một cơ sở nấu nhớt của ông ở Củ Chi, khó có thể nói được cảm giác khi nhìn thấy một cơ sở chế biến lạ lùng như thế này. Một rừng dây nhợ, ống dẫn, phuy đựng, tất cả đều lấm lem, đặc quánh, đen ngòm. Nhớt đựng trong can, xô, chậu, nồi xoong… bày lăn lóc, ngổn ngang trên mặt đất.

Nhớt thải được thu gom từ các nơi đem về đổ vào thùng phuy hoặc thùng sắt, cho lắng bớt nước, sau đó đưa lên một cái nồi trên cao và đun lửa. Nhiên liệu đun khi là củi, khi thì bằng chính bã thải nhớt sau khi đã nấu và ép hết, nên bụi khói bay đen đặc mù trời và tỏa mùi hắc ô nhiễm cả một vùng. Vì vậy, các lò nấu nhớt đa số đặt sâu trong các khu rừng tràm để tránh dân cư và cảnh sát môi trường phát hiện.


Dầu chưng cất ra từ nhớt thải được để ngoài trời. Ảnh: Đặng Vỹ

Khoảng 10 năm về trước, người ta làm nhớt bằng cách nấu nhớt thải lên, cho axit vào để lắng, tách phần cặn được lắng ra và pha chế thêm mỡ công nghiệp, mỡ cá basa và hạt nhựa để cho có vẻ “nhờn nhờn” rồi mang đi bán.

Tuy nhiên, loại này sau này bị phát hiện phá hỏng máy móc quá dữ, nên cách làm nhớt bây giờ có tiến bộ hơn. Nhớt thải được đưa vào nồi kín, đun cho bốc hơi lên và được dẫn ra một cái thùng khác. Loại này được giới nấu nhớt thải gọi là “dầu cắt”, đã có thể cho vào xe ô tô làm nhiên liệu đốt chạy được. “Dầu này cho vào xe chạy được rồi đó, bốc lắm, hơn cả dầu DO ngoài các cây xăng”, ông chủ lò tích cực giới thiệu cho sản phẩm của mình khi nghe khách giới thiệu là người đi tìm mua "dầu cắt".

Làm dầu đốt không có lãi lớn bằng dầu nhờn, nên “dầu cắt” nấu ra được cho thêm một ít dầu gốc, các loại phụ gia để tạo thành nhớt, chiết vào bình và tung ra thị trường. Tuy nhiên các cơ sở thủ công và quy mô nhỏ vì lợi là chính nên chỉ pha phụ gia chiếu lệ. “Nói cho nhiều nhưng thực ra chẳng có bỏ vào bao nhiêu, chỉ một ít dầu gốc thôi. Như vậy mới có lời nhiều”, Truân nói.

Chuyên, một người chuyên hợp tác với nhiều lò nấu nhớt và dạy nghề chưng cất này, cho biết tất cả các nhãn hiệụ trên thị trường nhớt hiện nay đều lấy loại dầu cắt này, về pha dầu gốc và phụ gia rồi đóng nạp, chiết bình thành nhớt thành phẩm. Bản thân Chuyên ngày đầu làm nhớt thải cũng đã phải chi 5 triệu đồng cho một người làm kỹ thuật ở công ty N để được chỉ cho chỗ mua phụ gia và hóa chất. Còn sau đó khi anh làm cho một cơ sở, công ty V vẫn thường đến lấy dầu cắt về để chế biến thành phẩm.

"Trừ các thương hiệu lớn chỉ dùng 100% dầu gốc loại tốt để làm nguyên liệu, còn lại các cơ sở nhỏ không ai làm như vậy cả, mà đa số dùng dầu cắt tái chế từ nhớt thải", Chuyên cho biết. "Vì dùng 100% dầu gốc giá thành rất cao, không bán được và có bán được cũng không có lời nhiều".

Thật là rủng rợn, hãy cẩn thận với xế yêu các bạn nhé[r37)]
 

ChunChun

Xe hơi
Biển số
OF-50647
Ngày cấp bằng
11/11/09
Số km
106
Động cơ
454,824 Mã lực
Em toàn thay dầu nhớt,nước mát w vệ sinh xe ở Nguyễn Quý Đức chỗ bác MrOil này :D Rất ổn
 

me_myself

Xe hơi
Biển số
OF-24138
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
101
Động cơ
492,979 Mã lực
mình tưởng ở Nguyễn quý đức chỉ thay dầu, có vụ vệ sinh nửa à? thế ở đấy chiều muộn còn làm ko hả bác? xe tớ cũng mua dầu ở đấy, dùng thấy cũng ổn
 

longkuro

Xe tải
Biển số
OF-64944
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
300
Động cơ
439,300 Mã lực
SH 500km đầu thay dầu nhớt gì là tốt hả các bác. em hơi ngu vấn đề này
 

ifa50w

Xe buýt
Biển số
OF-65607
Ngày cấp bằng
6/6/10
Số km
554
Động cơ
441,282 Mã lực
Nơi ở
hà nội
bác cho em hoi dầu hộp số xe ga bao nhiêu km thì phải thay?
 

longkuro

Xe tải
Biển số
OF-64944
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
300
Động cơ
439,300 Mã lực
mà sao em thay dầu sau 500km rồi đi nó cứ ì ì các bác nhỉ hic
 

mnih2000

Xe buýt
Biển số
OF-25005
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
897
Động cơ
499,470 Mã lực
bác cho em hoi dầu hộp số xe ga bao nhiêu km thì phải thay?
Thường dầu láp (dầu hộp số) Gear Oil nên thay trong khoảng 3000-3500km, thường các loại nhớt láp của Shell thì tốt hơn một chút so với Castrol, không nên thay dầu láp quá 3500km bởi đến lúc này dầu láp chịu ma sát nhiều, bắt đầu biến chất và gây nên hiện tượng trượt côn, ì máy. Có rất nhiều bác không biết thay dầu láp hoặc thay phải dầu giả hoặc bị nước chui vào khiến cho dầu đen thui hoặc tệ hơn là trắng xóa.

SH 500km đầu thay dầu nhớt gì là tốt hả các bác. em hơi ngu vấn đề này
mà sao em thay dầu sau 500km rồi đi nó cứ ì ì các bác nhỉ hic
Thường SH thuộc các dòng xe có thân to, máy khỏe, cũng khá hao xăng nên thay các loại dầu có chữ "Fully Synthetic", việc thay các loại dầu bán tổng hợp hoặc thay thường xuyên chưa chắc đã tốt bởi cấu tạo xe SH có một cái khá dở ảnh hướng tới dầu chạy xe đó là thành xéc măng khá mỏng, chính điều này gây ra cho xe SH ở các đời 125-150i là hiện tượng ăn dầu sau khoảng 2 năm xe chạy. CHính vì vậy mà các bác nên chọn dòng dầu nhớt có phẩm cấp 5 hoăc 10W và nên là dòng tổng hợp toàn phần, sẽ tránh được hiện tượng này.

Dầu nhớt cho xe SH nên là MOBIL GOLD hoặc RACING, còn MOTUL là MOTUL Scooter, HTech100 hoặc MOTUL 300V tùy từng chế độ chạy.
 
Chỉnh sửa cuối:

SieuSIM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-65093
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
340
Động cơ
439,280 Mã lực
Em nghĩ xe SH cứ thay đúng dầu của Honda là ổn chứ ạ?
 

mnih2000

Xe buýt
Biển số
OF-25005
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
897
Động cơ
499,470 Mã lực
Em nghĩ xe SH cứ thay đúng dầu của Honda là ổn chứ ạ?
Các dầu nhớt của hãng đều đáp ứng được nhu cầu chạy xe của hãng, ví dụ HONDA lube đáp ứng được nhu cầu của các dòng xe HONDA, Yamaha Lube chạy được cho các dòng YA. TUy nhiên ở VN, các loại dầu nhớt này đều là các loại dầu nhớt khoáng và có số km sử dụng đi khá thấp, thường nên thay trong khoảng 1000km, nên với các dòng xe tay ga đời mới, sự lựa chọn thông minh là sử dụng một số loại dầu nhớt bán tổng hợp hoặc tổng hợp để có thể đạt được tối ưu hơn trong:

- Số km đi dài hơn, tiết kiệm chi phí hơn
- Bảo dưỡng động cơ tốt hơn, phù hợp với chế độ chạy, không phải lo súc rửa khi bị cặn dầu.


trưa hôm qua em mua dầu ở cửa hàng bác lúc về thấy bác cứ nhìn em đắm đuối>:)
Dạ lúc nào em cũng đắm đuối bác ạ, chết, khéo phải sửa khéo gay mất.
 

mnih2000

Xe buýt
Biển số
OF-25005
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
897
Động cơ
499,470 Mã lực
Dầu súc rửa (Flushing Oil) cho động cơ có thể thực sự làm được gì?

Thực ra, dầu xúc máy (Flushing Oil) cũng là một loại dầu nhớt nhưng do độ nhớt rất lỏng (thường là SAE 10) cho nên dễ dàng len lỏi vào các ngóc ngách của động cơ và cuốn trôi đi các mạt sát, bụi bẩn (tạo ra trong quá trình ma sát bên trong động cơ) và thải ra theo đường thải thông thường.

Bình thường nếu xe sử dụng dầu khoáng thì cứ khoảng 5-6k km thì nên xúc máy một lần để cho máy móc giữ được "phong độ" như lúc ban đầu, tuy nhiên nếu đã dùng dầu máy Fully Synthetic thì thường không phải súc rửa lại nữa, tuy nhiên xe cũng cần tránh nước ngập vì khi nước lẫn dầu thì dầu nhớt bị biến chất, dễ tạo cặn hơn. Các xe phân khối lớn ít nhất nên súc rửa một lần sau khoảng 1 năm chạy hoặc số km vượt quá 2 vạn hoặc trong trường hợp thay quá nhiều loại dầu trong thời gian sử dụng.

Thể tích súc Flushing Oil tối thiểu là 1/2 dung tích bình dầu. Ví dụ với xe có bình dầu 1 lít thì khoảng 0.6-0.7L là hợp lý còn nếu xe có bình dầu 4L thì súc rửa khoảng 2.2-2.8L là hợp lý.

Cách sử dụng:
- Xả nhớt cũ (còn nóng) trong máy ra
- Đổ dầu xúc máy vào, sau đó chạy không tải từ 5-10 phút
- Xả dầu xúc máy ra, thay nhớt mới vào

Dựng chống đứng lên và xả nhớt cũ ra







Xiết ốc lại nhưng ko cần chặt lắm, để lát dễ tháo ra nữa



Tháo nắp bình xúc máy ra



Đổ hết bình vào





Vặn ốc cây thăm nhớt lại, nhẹ thôi lát tháo ra nữa



Dựng chống đứng nổ máy không tải 5-7p



Trong khi chờ đợi, ta cho nhớt cũ vào vỏ Castrol để bảo vệ môi trường



Chuẩn bị thau xả bình xúc máy ra



Nước xúc máy đen thui rồi, bao nhiêu bụi cặn trong động cơ đã chạy ra đây



Xong việc ta cho nước xúc máy đen thui vào lại vỏ



Đậy nắp cẩn thận để bảo vệ môi trường



Đến cả con ốc nhúng dầu súc rửa cũng trắng sáng luôn

 

HieuSantaFe

Xe hơi
Biển số
OF-12486
Ngày cấp bằng
6/1/08
Số km
175
Động cơ
525,050 Mã lực
Em xin hỏi là xe LX 125 của VN dùng loại dầu nhớt nào thì tốt cho xe nhất ạ?
 

mnih2000

Xe buýt
Biển số
OF-25005
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
897
Động cơ
499,470 Mã lực
Dòng VESPA, PIAGGIO ở VN hiện tại có thể dùng 2 em rất okie, đó là MOTUL Scooter LE 5W40 hoặc nếu dầu nhớt được hãng chỉ định thì đó là AGIP Hi Tech 5W40.

MOtul scooter em up tại trang 1, còn AGIP thì cụ theo link này coi ảnh của nó xem sao http://farm5.static.flickr.com/4118/4869355602_680e589d25_b.jpg
 

HieuSantaFe

Xe hơi
Biển số
OF-12486
Ngày cấp bằng
6/1/08
Số km
175
Động cơ
525,050 Mã lực
Nếu vậy thì loại MOTUL 300V có được ko cụ, e quên mất hôm trước vào hãng thay dầu ko để ý ho thay dầu gì cho mình nữa
 

chabelita

Xe buýt
Biển số
OF-2630
Ngày cấp bằng
4/12/06
Số km
567
Động cơ
566,297 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chiều hôm qua e đến Ng Quí Đức để mua dầu nhưng ko gặp bác, mà có 1 bác gái lớn tuổi bán nên e ko hỏi được mấy điều băn khoăn, nhưng e đã mua mobil 1 (gold: 0w-40) và cả dầu láp castrol để thay cho spacy 125. E muốn hỏi là loại dầu này đi được bao nhiêu km? Vì mobil 1 (gold: 0w-40) được khuyến cáo dùng cho xe ô tô đi khoảng 9.000km mới phải thay, như vậy có đúng ko ạ?
 

mnih2000

Xe buýt
Biển số
OF-25005
Ngày cấp bằng
30/11/08
Số km
897
Động cơ
499,470 Mã lực
Ở Phủ Doãn còn thay cả dầu máy và dầu số của Honda nhập Thái Lan nữa kụ ợ.
Bác ạ, bác nên kiểm tra lại đi bác, cả họ em làm nhớt mà chưa bao giờ nghe có nhớt Honda của Thái Lan bác ạ, thường hãng không cho phép điều này đâu, còn chuyện nhập lậu thì chỉ có anh Tàu là nhanh thôi, bác thử kiểm tra lại phi thùng xem sao.

Nếu vậy thì loại MOTUL 300V có được ko cụ, e quên mất hôm trước vào hãng thay dầu ko để ý ho thay dầu gì cho mình nữa
Motul 300V phẩm cấp 10W40 có thể coi như là một dạng siêu dầu nhớt khi so sánh với các dòng dầu nhớt chạy cho xe phân khối lớn và xe dân dụng tại VN. Công nghệ của MOTUL 300V được gọi là double ester, tức là một loại ester tổng hợp có nguồn gốc thực vật, chịu được nhiệt độ rất cao, chính vì vậy xe máy sử dụng 300V, đặc biệt các dòng xe từ 150 cc trở lên có thể cảm nhận xe: nhẹ hơn, bốc hơn và nhiệt độ động cơ không bị tăng cao, đây cũng là dòng dầu duy nhất em thấy có thể giữ xe tới 5.000km(bọn Sin nó khuyến cáo 1,2 vạn không biết thế nào). Tuy nhiên trước khi thay em này, các bác nên đầu tư súc xe 1 lần, 300V bị giảm tác dụng nếu bị lẫn nhiều dầu cặn cũ các bác ạ.

Chiều hôm qua e đến Ng Quí Đức để mua dầu nhưng ko gặp bác, mà có 1 bác gái lớn tuổi bán nên e ko hỏi được mấy điều băn khoăn, nhưng e đã mua mobil 1 (gold: 0w-40) và cả dầu láp castrol để thay cho spacy 125. E muốn hỏi là loại dầu này đi được bao nhiêu km? Vì mobil 1 (gold: 0w-40) được khuyến cáo dùng cho xe ô tô đi khoảng 9.000km mới phải thay, như vậy có đúng ko ạ?
Thực ra ban đầu MOBIL GOLD là dòng dầu nhớt cao cấp dành riêng cho xe oto, tuy nhiên do là dòng dầu nhớt dành cho xe có bộ ly hợp khô, qua thử nghiệm ở các dòng xe thì MOBIL GOLD cực kỳ thích hợp với các dòng xe Spacy, SH 125,125i,150,150i, Nouvo LX..., khi chạy MOBIL GOLD thì xe cảm thấy nhẹ và rất vọt, nên thay MOBIL GOLD ở khoảng 2500-3000km, nhược điểm của MOBIL GOLD là dễ nóng máy khi xe chạy trong trời nóng, hiện tại có dòng MOBIL 1 NASCAR đã khắc phục được nhược điểm này.

Do động cơ xe máy có áp suất thành trong cao hơn nhiều so với oto(chỉ có 1 xi lanh) nên rõ ràng MOBIL Gold chỉ nên thay ở chừng đó KM, riêng với xế hộp thì các bác cứ yên tâm đóng tới 1 vạn nhé.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top