Tuần vừa qua dư luận ồn ào đa chiều về chủ đề trường chuyên lớp chọn công lập với khâu tuyển sinh đầu vào (và suốt quá trình học) lọc tuyển kỹ càng (cũng có cả tiêu cực/bất công), chương trình học tăng cường kiến thức (nhưng có phần thiên lệch) và học phí phi thị trường (nhận được nhiều ưu đãi bao cấp từ TW+địa phương)… nhưng chưa đề cập nhiều tới vấn đề đầu ra (sản phẩm) ở các trường lớp chuyên chọn (trên tinh thần: thi gì học nấy và mục tiêu giáo dục là yếu tố quyết định tới chương trình và cách học của học sinh)…
Trong nhiều năm gần đây, cùng với đà phát triển+ hội nhập sâu rộng của đất nước thì học sinh ở các trường phổ thông chuyên chọn công lập và các trường dân lập chất lượng cao có xu hướng đặt mục tiêu là muốn tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến (cấp đại học ) cuả nước ngoài, dưới một số hình thức:
* Du học ở các trường ĐH có uy tín/top đầu trên TG: đa số thuộc diện có học bổng dành cho h/s giỏi nhất (chủ yếu từ khối chuyên chọn) và các trường dân lập/quốc tế chất lượng cao được thụ hưởng chương trình giáo dục liên thông đồng bộ (theo chuẩn quốc tế) ngay từ nhỏ…
* Du học ở các trường ĐH-CĐ hạng bình thường (đại trà): một số học sinh khá giỏi nhận được học bổng (toàn phần & 1 phần), còn lại đa số là dạng DHS tự túc...
* Du học tại chỗ: Chi nhánh/phân hiệu các trường ĐH nước ngoài tại VN và theo học chương trình liên kết đào tạo lai phối/kết hợp giữa các trường ĐH Việt với ĐH quốc tế... Ngoài ra, CP một số nước phát triển đã viện trợ/đầu tư trường ĐH đại diên tại VN: ĐH Việt Nhật (Hòa Lạc), ĐH Việt-Pháp (HN), ĐH Việt-Đức (SG) và các trường ĐH Việt-Mỹ/Úc/Anh...(nhưng nói chung chưa thu hút được nhiều các học sinh phổ thông thực giỏi) .v.v...
Chỉ xét riêng số du học sinh (DHS) thì theo số liệu của cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục – Đào tạo) tính đến 2/2020 hiện có hơn 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài (tăng thêm ~20000 so với 9/2019). Trong đó có hơn 6.000 người theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của chính phủ, còn lại là du học tự túc, chiếm đến ~97%...
Như vậy, số DHS có xu hướng ngày càng tăng có thể chủ yếu là vì thực trạng giáo dục ĐH-CĐ Việt Nam hiện còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu , xứng hợp với đầu ra của đào tạo phổ thông chất lượng cao? Liệu có thể xem xu thế du học tự túc (hiện đã có cả học sinh Việt đi du học nước ngoài từ cấp 2) là phong trào ‘tỵ nạn giáo dục’??
Hơn nữa, những học sinh có thực lực từ các cơ sở giáo dục chất lượng cao (trường công lập chuyên chọn+ dân lập quốc tế cao cấp) thực tế cũng chỉ chiếm gần 3% số DHS. Thực tế cho thấy không nhiều DHS loại này (sau khi kết thúc du học) sẽ trở về nước và thường đầu quân cho các công ty FDI tại VN và chỉ 1 phần tham gia vào cuộc đua trở thành “tinh hoa… hồng” (nhân tài hồng+ chuyên làm quan/công chức) Việt…
Mô hình giáo dục chuyên chọn phổ thông và thực trạng giáo dục ĐH-CĐ VN đã góp phần gây ra tình trạng chảy máu chất xám (DHS loại thực giỏi thì ở lại hoặc về nước làm việc cho cty FDI) và chảy máu ngoại tệ (du học tự túc tràn lan)... Các doanh nghiệp Việt khó tuyển dụng được nguồn nhân lực “tinh hoa” Việt được đào tạo tốt ==>> cũng có thể gặp bất lợi để cạnh tranh vươn tầm quốc tế…
Gần đây xuất hiện mô hình giáo dục phi lợi nhuận ươm tạo ‘tinh hoa 4.0’ trọn gói của Vinschool = hệ sinh thái giáo dục khép kín từ chồi mầm tới hoa trái (VinMec-, Vinschool, Vin-Uni) với chi phí cao tầm quốc tế…
Vậy theo CCCM: liệu mô hình này có phải là giải pháp cho tỵ nạn giáo dục?? và xu thế cải cách cho giáo dục phổ thông công lập chuyên chọn của VN theo hướng giảm bỏ bao cấp và chuyển đổi dần tuân thủ nguyên tắc KTTT phi lợi nhuận???
Trong nhiều năm gần đây, cùng với đà phát triển+ hội nhập sâu rộng của đất nước thì học sinh ở các trường phổ thông chuyên chọn công lập và các trường dân lập chất lượng cao có xu hướng đặt mục tiêu là muốn tiếp cận chương trình giáo dục tiên tiến (cấp đại học ) cuả nước ngoài, dưới một số hình thức:
* Du học ở các trường ĐH có uy tín/top đầu trên TG: đa số thuộc diện có học bổng dành cho h/s giỏi nhất (chủ yếu từ khối chuyên chọn) và các trường dân lập/quốc tế chất lượng cao được thụ hưởng chương trình giáo dục liên thông đồng bộ (theo chuẩn quốc tế) ngay từ nhỏ…
* Du học ở các trường ĐH-CĐ hạng bình thường (đại trà): một số học sinh khá giỏi nhận được học bổng (toàn phần & 1 phần), còn lại đa số là dạng DHS tự túc...
* Du học tại chỗ: Chi nhánh/phân hiệu các trường ĐH nước ngoài tại VN và theo học chương trình liên kết đào tạo lai phối/kết hợp giữa các trường ĐH Việt với ĐH quốc tế... Ngoài ra, CP một số nước phát triển đã viện trợ/đầu tư trường ĐH đại diên tại VN: ĐH Việt Nhật (Hòa Lạc), ĐH Việt-Pháp (HN), ĐH Việt-Đức (SG) và các trường ĐH Việt-Mỹ/Úc/Anh...(nhưng nói chung chưa thu hút được nhiều các học sinh phổ thông thực giỏi) .v.v...
Chỉ xét riêng số du học sinh (DHS) thì theo số liệu của cục Hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục – Đào tạo) tính đến 2/2020 hiện có hơn 190.000 du học sinh Việt Nam đang học tập ở nước ngoài (tăng thêm ~20000 so với 9/2019). Trong đó có hơn 6.000 người theo các chương trình học bổng hiệp định, đề án của chính phủ, còn lại là du học tự túc, chiếm đến ~97%...
Như vậy, số DHS có xu hướng ngày càng tăng có thể chủ yếu là vì thực trạng giáo dục ĐH-CĐ Việt Nam hiện còn nhiều bất cập, không đáp ứng được yêu cầu , xứng hợp với đầu ra của đào tạo phổ thông chất lượng cao? Liệu có thể xem xu thế du học tự túc (hiện đã có cả học sinh Việt đi du học nước ngoài từ cấp 2) là phong trào ‘tỵ nạn giáo dục’??
Hơn nữa, những học sinh có thực lực từ các cơ sở giáo dục chất lượng cao (trường công lập chuyên chọn+ dân lập quốc tế cao cấp) thực tế cũng chỉ chiếm gần 3% số DHS. Thực tế cho thấy không nhiều DHS loại này (sau khi kết thúc du học) sẽ trở về nước và thường đầu quân cho các công ty FDI tại VN và chỉ 1 phần tham gia vào cuộc đua trở thành “tinh hoa… hồng” (nhân tài hồng+ chuyên làm quan/công chức) Việt…
Mô hình giáo dục chuyên chọn phổ thông và thực trạng giáo dục ĐH-CĐ VN đã góp phần gây ra tình trạng chảy máu chất xám (DHS loại thực giỏi thì ở lại hoặc về nước làm việc cho cty FDI) và chảy máu ngoại tệ (du học tự túc tràn lan)... Các doanh nghiệp Việt khó tuyển dụng được nguồn nhân lực “tinh hoa” Việt được đào tạo tốt ==>> cũng có thể gặp bất lợi để cạnh tranh vươn tầm quốc tế…
Gần đây xuất hiện mô hình giáo dục phi lợi nhuận ươm tạo ‘tinh hoa 4.0’ trọn gói của Vinschool = hệ sinh thái giáo dục khép kín từ chồi mầm tới hoa trái (VinMec-, Vinschool, Vin-Uni) với chi phí cao tầm quốc tế…
Vậy theo CCCM: liệu mô hình này có phải là giải pháp cho tỵ nạn giáo dục?? và xu thế cải cách cho giáo dục phổ thông công lập chuyên chọn của VN theo hướng giảm bỏ bao cấp và chuyển đổi dần tuân thủ nguyên tắc KTTT phi lợi nhuận???