[Funland] Đánh thuế đồ uống có cồn, có đường, vàng mã, thuốc lá tranh luận gay gắt trên nghị trường

N.Korea Ginseng

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-613698
Ngày cấp bằng
4/2/19
Số km
2,648
Động cơ
267,833 Mã lực
Nơi ở
Ba Đình, Hà Nội
Sáng 22/11, Quốc hội cho ý kiến tại phiên thảo luận tổ về Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Đa số các ý kiến nhất trí tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với các mặt hàng có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá… Dù vậy, cũng có ý kiến đề xuất phải cân nhắc lộ trình cụ thể. Riêng đồ uống có đường đang có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau.

Hiện trong Dự thảo, Chính phủ đang nghiêng về phương án tăng thuế TTĐB lên 80% với rượu trên 20 độ và bia từ năm 2026, sau đó mỗi năm tăng 5%, đạt mức tối đa 100% vào năm 2030. Riêng với mặt hàng rượu dưới 20 độ sẽ tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng, tác hại không mong muốn của rượu, bia ai cũng nhìn thấy, cũng chưa có quốc gia nào mua bán rượu, bia lại dễ như ở Việt Nam. Tuy vậy, thực tế là hiện nay, hầu như tỉnh nào cũng có nhà máy sản xuất rượu, bia, riêng mặt hàng bia có tới 21 nguyên liệu đầu vào. Do đó, nếu tăng mạnh thuế để giảm tiêu thụ rượu, bia thì sẽ tác động đến ngân sách cũng như giải quyết việc làm của các địa phương.

Chính vì vậy, đại biểu Thắng cho rằng, việc tăng thuế nên có lộ trình hợp lý. Thời gian qua, ngành rượu, bia và các ngành nghề liên quan cung cấp nguyên liệu đầu vào bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, chưa kịp tái cơ cấu, chuyển đổi. Nếu thực hiện tăng thuế ngay sẽ khiến các doanh nghiệp chơi vơi, người lao động mất việc làm.

“Tăng thuế là cần thiết, song tăng thuế ngay với mức như hiện nay sẽ là cú sốc cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng, cần có thêm thời gian để các cơ sở sản xuất rượu, bia và doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào tái cơ cấu, chuyển đổi, nên chậm lại đến năm 2027 mới tăng thuế. Ngoài ra, khi tăng thuế cần lường trước nguy cơ bia, rượu nhập lậu hoặc bia, rượu gia công tăng”, đại biểu Hoàng Đức Thắng khuyến nghị.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng cho rằng, ngành bia đóng góp cho ngân sách nhà nước khá lớn, khoảng 56.000 tỷ đồng, lao động trực tiếp khoảng hơn 50.000 người. Trong khi đó, ngành sản xuất này vừa phục hồi sau đại dịch, vì vậy, cần cân nhắc về lộ trình và mức tăng để tránh cú shock tiếp theo. Theo đại biểu, nên giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt 65% như hiện nay trong 2 năm, sau đó mới tính toán mức tăng phù hợp, để doanh nghiệp có thời gian phục hồi và điều chỉnh kế hoạch sản xuất.
969d04fc84b36ded34a2.jpg


Riêng nội dung bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB vào đối tượng chịu thuế với mức thuế suất là 10% gây tranh luận gay gắt.

Một số ý kiến cho rằng, đây là quy định cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người dân, ngược lại cũng có ý kiến cho rằng, quy định này không có căn cứ rõ ràng.

Thực tế, bệnh béo phì hiện nay không chỉ do đồ uống có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đồ uống này tác động tiêu cực đến sức khỏe trẻ em. Thực tế có nhiều sản phẩm không phải đồ uống có đường, nhưng lại có hàm lượng đường cao, có nguy cơ gây béo phì, nhưng lại không nằm trong danh sách đối tượng bị đánh thuế TTĐB.

“Cơ quan soạn thảo phải chứng minh thuyết phục tác động không mong muốn của đồ uống có hàm lượng đường trên 5g/100ml trước khi đánh thuế. Nếu đã chứng minh được thì phải có quy định đảm bảo bao phủ tất cả loại đồ uống tương tự khác (ví dụ bột nhập khẩu về pha thành đồ uống), tránh bị bỏ lọt hoặc thiếu công bằng”, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị.

Trong khi đó, bà Dương Minh Ánh, Ủy viên Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng, việc tăng thuế với đồ uống có có hàm lượng đường trên 5g/100ml về lâu dài sẽ làm giảm thu ngân sách. Bà Ánh cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nêu rõ cơ sở chứng minh việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước giải khát có đường hàm lượng 5 gram/100ml có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt được hiệu quả cho việc giảm tỷ lệ người thừa cân béo phì so với bánh, kẹo, ô mai... Thực tế, nhiều nước đánh thuế đồ uống có đường, nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì lại tăng lên.

Đánh thuế 80% với vàng mã để tránh lãng phí
Đại biểu Khang Thị Mào (Yên Bái) cho rằng, nhiều năm trở lại đây, việc đốt các loại tiền vàng mã, hàng mã có xu hướng gia tăng, bộc lộ những vấn đề tiêu cực. Theo thống kê hằng năm Việt Nam có hơn 20 triệu hộ dân thường xuyên mua sắm, đốt vàng mã, theo ước tính mỗi hộ chi tối thiểu khoảng 200.000 đồng/năm mua sắm đồ vàng mã thì số tiền chi cho việc đốt vàng mã của cả nước khoảng 4.000 tỷ đồng, nếu mỗi gia đình sử dụng khoảng 2 kg/năm thì số lượng vàng mã được đốt đạt khoảng 40.000 tấn. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét tăng thuế vàng mã, hàng mã lên 80% để người dân hạn chế việc đốt vàng mã tràn lan, ồ ạt như hiện nay gây lãng phí.

Nguồn: https://baodautu.vn/dai-bieu-tranh-luan-gay-gat-ve-tang-thue-voi-ruou-bia-nuoc-uong-co-duong-d230684.html

//Bài tường thuật rất dài do tổng hợp nhiều ý kiến, các cụ, các mợ xem chi tiết ở link trên. Đúng là hạn chế các sản phẩm sử dụng nhiều sẽ có hại tới sức khỏe là cần thiết nhưng bằng cách đánh thuế cũng không phải đơn giản các cụ nhỉ?
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,657
Động cơ
757,612 Mã lực
vàng mã có mua bán theo hóa đơn đâu mà đánh thuế nhỉ.
nhà nước đòi đánh thuế thì phải xác định đối tượng một cách chắc chắn. Bên làm, sx quy mô lớn họ lách luật kiểu "đồ chơi trẻ em" có được không
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,045
Động cơ
519,642 Mã lực
xăng, đìu hoà thì đánh thuế ttdb, bia diệu thuốc lá hút tẹ bô là thế éo nào. em ủng hộ đánh thuế thật nặng mấy món này, dù em cũng mút diệu thuốc chả kém ai :))
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,238
Động cơ
55,657 Mã lực
Tuổi
24
vàng mã có mua bán theo hóa đơn đâu mà đánh thuế nhỉ.
nhà nước đòi đánh thuế thì phải xác định đối tượng một cách chắc chắn. Bên làm, sx quy mô lớn họ lách luật kiểu "đồ chơi trẻ em" có được không
Vậy, nên oánh thuế Vàng mã lên 180%, thay vì 80%, bác ạ.

Tôi thấy cái đó thực sự vô bổ, mặc dù nhà tôi cũng có đốt, nhưng rất hạn chế.
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,657
Động cơ
757,612 Mã lực
Vậy, nên oánh thuế Vàng mã lên 180%, thay vì 80%, bác ạ.

Tôi thấy cái đó thực sự vô bổ, mặc dù nhà tôi cũng có đốt, nhưng rất hạn chế.
về độ vô bổ thì vàng 9999 gọi vàng mã bằng cụ. Em cũng ủng hộ oánh lên 100%
 

vnvodoi

Xe điện
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
2,089
Động cơ
189,016 Mã lực
Tuổi
35
Bỏ thiếu TTĐB với ô tô dưới 3.0, xăng, điều hòa, tăng thuế với rượu bia vàng mã. Khéo tiền thu được còn nhiều gấp mấy lần.Vì mua ô tô hay điều hòa là 1 cục to, còn vàng mã rượu bia số tiền nhỏ, kể cả có đánh thuế 150 % vẫn đầy người mua.
 

mylam86

Xe tải
Biển số
OF-819301
Ngày cấp bằng
17/9/22
Số km
354
Động cơ
9,297 Mã lực
Sáng 22/11, Quốc hội cho ý kiến tại phiên thảo luận tổ về Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Đa số các ý kiến nhất trí tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với các mặt hàng có hại cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá… Dù vậy, cũng có ý kiến đề xuất phải cân nhắc lộ trình cụ thể. Riêng đồ uống có đường đang có nhiều ý kiến tranh luận khác nhau.

Hiện trong Dự thảo, Chính phủ đang nghiêng về phương án tăng thuế TTĐB lên 80% với rượu trên 20 độ và bia từ năm 2026, sau đó mỗi năm tăng 5%, đạt mức tối đa 100% vào năm 2030. Riêng với mặt hàng rượu dưới 20 độ sẽ tăng thuế suất từ mức hiện hành 35% lên 50%, 55%, 60%, 65%, 70% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng, tác hại không mong muốn của rượu, bia ai cũng nhìn thấy, cũng chưa có quốc gia nào mua bán rượu, bia lại dễ như ở Việt Nam. Tuy vậy, thực tế là hiện nay, hầu như tỉnh nào cũng có nhà máy sản xuất rượu, bia, riêng mặt hàng bia có tới 21 nguyên liệu đầu vào. Do đó, nếu tăng mạnh thuế để giảm tiêu thụ rượu, bia thì sẽ tác động đến ngân sách cũng như giải quyết việc làm của các địa phương.

Chính vì vậy, đại biểu Thắng cho rằng, việc tăng thuế nên có lộ trình hợp lý. Thời gian qua, ngành rượu, bia và các ngành nghề liên quan cung cấp nguyên liệu đầu vào bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, chưa kịp tái cơ cấu, chuyển đổi. Nếu thực hiện tăng thuế ngay sẽ khiến các doanh nghiệp chơi vơi, người lao động mất việc làm.

“Tăng thuế là cần thiết, song tăng thuế ngay với mức như hiện nay sẽ là cú sốc cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng, cần có thêm thời gian để các cơ sở sản xuất rượu, bia và doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu đầu vào tái cơ cấu, chuyển đổi, nên chậm lại đến năm 2027 mới tăng thuế. Ngoài ra, khi tăng thuế cần lường trước nguy cơ bia, rượu nhập lậu hoặc bia, rượu gia công tăng”, đại biểu Hoàng Đức Thắng khuyến nghị.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cũng cho rằng, ngành bia đóng góp cho ngân sách nhà nước khá lớn, khoảng 56.000 tỷ đồng, lao động trực tiếp khoảng hơn 50.000 người. Trong khi đó, ngành sản xuất này vừa phục hồi sau đại dịch, vì vậy, cần cân nhắc về lộ trình và mức tăng để tránh cú shock tiếp theo. Theo đại biểu, nên giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt 65% như hiện nay trong 2 năm, sau đó mới tính toán mức tăng phù hợp, để doanh nghiệp có thời gian phục hồi và điều chỉnh kế hoạch sản xuất.
969d04fc84b36ded34a2.jpg


Riêng nội dung bổ sung nước giải khát theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế TTĐB vào đối tượng chịu thuế với mức thuế suất là 10% gây tranh luận gay gắt.

Một số ý kiến cho rằng, đây là quy định cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho người dân, ngược lại cũng có ý kiến cho rằng, quy định này không có căn cứ rõ ràng.

Thực tế, bệnh béo phì hiện nay không chỉ do đồ uống có hàm lượng đường trên 5g/100ml. Cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh đồ uống này tác động tiêu cực đến sức khỏe trẻ em. Thực tế có nhiều sản phẩm không phải đồ uống có đường, nhưng lại có hàm lượng đường cao, có nguy cơ gây béo phì, nhưng lại không nằm trong danh sách đối tượng bị đánh thuế TTĐB.

“Cơ quan soạn thảo phải chứng minh thuyết phục tác động không mong muốn của đồ uống có hàm lượng đường trên 5g/100ml trước khi đánh thuế. Nếu đã chứng minh được thì phải có quy định đảm bảo bao phủ tất cả loại đồ uống tương tự khác (ví dụ bột nhập khẩu về pha thành đồ uống), tránh bị bỏ lọt hoặc thiếu công bằng”, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị.

Trong khi đó, bà Dương Minh Ánh, Ủy viên Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng, việc tăng thuế với đồ uống có có hàm lượng đường trên 5g/100ml về lâu dài sẽ làm giảm thu ngân sách. Bà Ánh cũng đề nghị cơ quan soạn thảo nêu rõ cơ sở chứng minh việc áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước giải khát có đường hàm lượng 5 gram/100ml có thể thay đổi hành vi người tiêu dùng và đạt được hiệu quả cho việc giảm tỷ lệ người thừa cân béo phì so với bánh, kẹo, ô mai... Thực tế, nhiều nước đánh thuế đồ uống có đường, nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì lại tăng lên.

Đánh thuế 80% với vàng mã để tránh lãng phí
Đại biểu Khang Thị Mào (Yên Bái) cho rằng, nhiều năm trở lại đây, việc đốt các loại tiền vàng mã, hàng mã có xu hướng gia tăng, bộc lộ những vấn đề tiêu cực. Theo thống kê hằng năm Việt Nam có hơn 20 triệu hộ dân thường xuyên mua sắm, đốt vàng mã, theo ước tính mỗi hộ chi tối thiểu khoảng 200.000 đồng/năm mua sắm đồ vàng mã thì số tiền chi cho việc đốt vàng mã của cả nước khoảng 4.000 tỷ đồng, nếu mỗi gia đình sử dụng khoảng 2 kg/năm thì số lượng vàng mã được đốt đạt khoảng 40.000 tấn. Do đó, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét tăng thuế vàng mã, hàng mã lên 80% để người dân hạn chế việc đốt vàng mã tràn lan, ồ ạt như hiện nay gây lãng phí.

Nguồn: https://baodautu.vn/dai-bieu-tranh-luan-gay-gat-ve-tang-thue-voi-ruou-bia-nuoc-uong-co-duong-d230684.html

//Bài tường thuật rất dài do tổng hợp nhiều ý kiến, các cụ, các mợ xem chi tiết ở link trên. Đúng là hạn chế các sản phẩm sử dụng nhiều sẽ có hại tới sức khỏe là cần thiết nhưng bằng cách đánh thuế cũng không phải đơn giản các cụ nhỉ?
Nói chung là ủng hộ đánh thuế thật nặng mấy thứ: không tốt cho sức khỏe, ảnh hưởng đến môi trường => Có thể mn vẫn sẽ dùng, nhưng dùng ở một thái độ khác, ít hơn, tiết kiệm hơn. Vừa có tiền cho ngân sách đầu tư cho những thứ thiết yếu, vừa tốt cho sức khỏe, đỡ hại môi trường. P/s: thực sự thì em cũng đang dùng cả mấy thứ này, nhưng cái gì đúng và tốt thì mình ủng hộ thôi a
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,828
Động cơ
500,806 Mã lực
Thôi em làm 2 chum to cất vào gầm cầu thang là đủ uống mấy năm liền
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyentoan.uct

Xe điện
Biển số
OF-304788
Ngày cấp bằng
12/1/14
Số km
3,511
Động cơ
401,376 Mã lực
vàng mã có mua bán theo hóa đơn đâu mà đánh thuế nhỉ.
nhà nước đòi đánh thuế thì phải xác định đối tượng một cách chắc chắn. Bên làm, sx quy mô lớn họ lách luật kiểu "đồ chơi trẻ em" có được không
Thế là quy định giống như phân loại rác, đái bậy, xả rác... ra quy định cho có thôi ah cụ.
 

Jôn sần

Xe lăn
Người OF
Biển số
OF-29999
Ngày cấp bằng
25/2/09
Số km
14,033
Động cơ
1,523,739 Mã lực
Em hút thuốc lào, ko uống bia em chả sợ.
Vàng mã thì mỗi tháng em chi khoảng 50k nên tăng tẹt cũng muỗi với em.
Nhể lãi anh cuhaifus ;))
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
4,433
Động cơ
333,597 Mã lực
Cấm luôn vàng mã như cấm pháo là xong.
 

tuan_bui179

Xe đạp
Biển số
OF-870041
Ngày cấp bằng
20/10/24
Số km
33
Động cơ
107 Mã lực
Hehe, vẫn là những quan điểm y như trong các phiên hội thảo trước đó, xem chừng vụ này vẫn căng lắm bởi chưa thực sự cân bằng được lợi ích của các bên. Nhưng theo em thấy vấn đề lớn nhất hiện nay là làm sao để quản lý cái thuốc lá điện tử (pod, vape) kìa. Chứ giờ mặt hàng này tiếp cận quá dễ, giá cả lại rẻ đâm ra các cháu c2-c3 hút ầm ầm.
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,045
Động cơ
519,642 Mã lực
Vậy, nên oánh thuế Vàng mã lên 180%, thay vì 80%, bác ạ.

Tôi thấy cái đó thực sự vô bổ, mặc dù nhà tôi cũng có đốt, nhưng rất hạn chế.
em nghĩ vàng mã quả là vô bổ, nhưng việc đánh thuế nó ít hay nhiều cũng chả mang lại mấy lợi ích kinh tế vì cũng chả phải người dân nào cũng đốt vàng mã tốn kém đâu. hạn chế đốt vì nó văn minh và an toàn cháy nổ là chính thôi
 

Diep1979

Xe container
Biển số
OF-809344
Ngày cấp bằng
24/3/22
Số km
5,573
Động cơ
180,835 Mã lực
Cháu ủng hộ đánh thuế cao vào, rồi giá bán ra tăng lên cao theo
Dân ít tiền sẽ hạn chế rượu bia và các chốt sẽ không có "khách" ghé thăm bất dắc dĩ :))


Lợi dân hại qua.... =))
 

Porsche 911

Xe container
Biển số
OF-397
Ngày cấp bằng
19/6/06
Số km
8,053
Động cơ
3,317,815 Mã lực
Về tăng thuế thuốc lá, em có bài viết này.

Viện em cũng có loạt bài về phòng, chống tác hại của thuốc lá, đồ uống có cồn, đồ uống có đường.
 

Sonduong.BMV

Xe container
Biển số
OF-17152
Ngày cấp bằng
8/6/08
Số km
9,115
Động cơ
625,099 Mã lực
Nơi ở
Nhà không số phố không tên.
Đốt 4000 tỷ tiền vàng mã có thật sự là đốt?
Rượu dân toàn chơi “quốc lủi nút lá chuối” áo thuế kiểu gì?
Đánh thuế nước ngọt có đường thì bán nước không đường và “khuyến mãi” gói đường để ngoài thì sao?
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top