- Biển số
- OF-305664
- Ngày cấp bằng
- 20/1/14
- Số km
- 680
- Động cơ
- 309,620 Mã lực
Dell XPS 13 L322x - Nhẹ, đẹp, sang
Cái tên XPS (Xtreme Performance System) được ra đời từ năm 1990 xuất phát từ chiến lược cạnh tranh dòng sản phẩm cao cấp với đối thủ Gateway của hãng máy tính Dell. Thế hệ đầu tiên của hệ thống XPS là những chiếc máy tính để bàn dạng tháp và đến năm 1996, các hệ thống máy tính XPS đã giành được những vị trí hot nhất trên trang bìa và các trang đánh giá tại hơn 100 tạp chí.
Cho đến nay thì máy tính Dell XPS đã có mở rộng ra rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, trong đó có máy tính để bàn, máy tính để bàn All-in-One liền màn hình, máy tính xách tay cao cấp. Nói riêng về dòng máy tính XPS 13 thì cho đến nay đã phát triển đến thế hệ thứ 6. Chiếc máy mới nhất hiện nay là Dell XPS 9360 hiện tại đang được bán tại các hệ thống siêu thị với giá khoảng 35 triệu đồng.
Quay trở lại với nhân vật chính của chúng ta ngày hôm nay là chiếc máy Dell XPS 13 L322x thì đây là chiếc máy thuộc thế hệ thứ 2 của dòng sản phẩm XPS13 sử dụng ngôn ngữ thiết kế mới. Nhìn nó không khác biệt nhiều so với chiếc XPS13 đời mới nhất hiện nay, ngoại trừ viền màn hình dày hơn một chút. Các bạn có thể thấy chiếc máy Dell XPS 13 này không có viền bằng nhựa bao quanh màn hình như các dòng máy phổ thông mà thay vào đó là lớp kính Gorilla Glass bao phủ toàn bộ màn hình và phần khung của nó. Thiết kế này đã trở thành tiêu chuẩn cho tất cả các dòng máy tính XPS 13 và vẫn được sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.
Cầm chiếc máy Dell XPS 13 này trên tay có cảm giác chắc chắn hơn khi so sánh với các đối thủ của nó như là Thinkpad X1 Carbon hay là Asus Zenbook UX32. Thực tế thì máy được chế tạo bằng sự kết hợp của sợi carbon và gia cố bằng nhôm, mặt kính cường lực Gorilla Glass cũng giúp cho phần màn hình của máy chắc chắn hơn và gần như không thể bị bẻ cong cho dù dùng lực mở màn hình ở tận góc máy. Chắc chắn là thế nhưng trọng lượng của máy lại ở mức khá là ấn tượng: chỉ có 1.4kg. Trọng lượng như này là vô cùng nhẹ, các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn tìm kiếm những mẫu máy tính 13” nặng dưới 1.5kg trên thị trường. Mình có thể cầm máy bằng tay trái trong khi sử dụng nó bằng tay phải một cách nhẹ nhàng.
Đánh giá màn hình
Tiếc rằng mình không có trong tay phiên bản tuỳ chọn màn hình Full HD của Dell XPS 13. Chiếc máy mình đang cầm trên tay chỉ được trang bị màn hình độ phân giải HD 1366x768. Với kích cỡ màn hình chỉ có 13.3” thì hình ảnh hiển thị vẫn đủ mịn ở độ phân giải như thế này. Tuy nhiên với tuỳ chọn Full HD thì màu sắc hiển thị cũng như độ sáng màn hình sẽ cao hơn. Mặc dù mức chênh lệch giá giữa 2 tuỳ chọn màn hình là vài triệu đồng nhưng nếu là mình thì mình vẫn thích phiên bản Full HD sử dụng giải trí, xem ảnh hay xem phim sẽ đẹp hơn khá nhiều.
Âm thanh
Mình khá là bất ngờ khi nghe nhạc từ chiếc máy Dell XPS 13 L322x này. Cầm trên tay một chiếc máy nhỏ nhắn, nhẹ nhàng như vậy mình đã nghĩ rằng âm thanh của nó cũng chỉ “thì thầm mùa xuân” mà thôi. Nhưng thực tế thì tiếng nhạc phát ra nghe khá dầy dặn và thú vị. Một điều đặc biệt là thân máy cả phía trên và phía dưới được thiết kế liền khối, không có một khe hở nào và âm thanh được cộng hưởng bên trong toàn bộ phía bên trong máy và thoát ra ngoài ở khu vực khe tản nhiệt. Có lẽ điều này đã góp phần quan trọng giúp cho Dell XPS 13 L322x có thể phát ra âm lượng lớn như vậy. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là với một số bài hát có âm thanh to, khi mở max volume có thể nghe thấy âm thanh hơi rè một chút. Vì vậy chúng ta cần cẩn trọng khi nghe nhạc trên chiếc máy này để tránh gây hư hỏng loa.
Đánh giá phím, chuột
Bàn phím và chuột cảm ứng của Dell XPS 13 khá xứng tầm với danh hiệu ultrabook cao cấp. Chiếc máy tính mình sử dụng hàng ngày là Macbook Pro có kích cỡ 15” và mình rất hài lòng với bàn phím của nó. Khi chuyển sang sử dụng chiếc máy Dell XPS 13 này thì cảm giác gõ phím vẫn rất tuyệt vời. Kích cỡ bàn phím của XPS 13 có bề ngang chỉ ngắn hơn Macbook Pro 0,5cm và bề rộng thì y hệt. Các phím bấm rất mềm và êm, âm thanh phát ra thậm chí còn nhỏ hơn so với chiếc Macbook Pro của mình. Bàn phím cũng có trang bị đèn LED bạcklit hỗ trợ làm việc trong điều kiện thiếu sáng.
Bàn di chuột cảm ứng của Dell XPS 13 cũng khá tốt. Bất chấp kích cỡ máy nhỏ gọn, touchpad vẫn có kích thước khá lớn. Do không gian máy hạn chế nên 2 phím chuột trái và chuột phải được thiết kế ẩn ở cạnh dưới của touchpad. Độ nhạy của touchpad ổn, tuy nhiên bề mặt của nó hơi trơn một chút so với chiếc Macbook của mình. Cá nhân mình thì mình thích các loại touchpad có độ nhám cao hơn là các loại touchpad trơn.
Các cổng kết nối
Số lượng cổng kết nối trên Dell XPS L322x là rất ít ỏi. Ở hai bên thân máy, chúng ta chỉ có 2 cổng USB ở mỗi bên, ngoài ra thì máy có thêm một cổng cắm tai nghe và một cổng Display Port để xuất hình ảnh ra màn hình ngoài. Nếu muốn sử dụng TV hoặc máy chiếu thì bạn sẽ phải mua thêm cáp chuyển đổi từ display port ra HDMI hoặc display port ra VGA. Cổng Display port có khả năng xuất hình ảnh độ phân giải cao hơn ra màn hình ngoài so với HDMI, tuy nhiên mình vẫn thích kết nối HDMI hơn vì nó thông dụng hơn nhiều.
Hiệu năng và khả năng nâng cấp
Chỉ có duy nhất một thành phần có thể nâng cấp được trên chiếc máy Dell XPS 13 L322x này, đó là ổ cứng SSD. Tất cả các thành phần khác như CPU hay thậm chí là RAM cũng được gắn liền trên bo mạch chủ. Tuy Dell có cung cấp cho người dùng nhiều tuỳ chọn cấu hình CPU, RAM hay SSD nhưng đáng buồn là giá của các phiên bản cấu hình cao rất đắt. Với một người yêu công nghệ như mình thì mình thích tự tìm tòi nâng cấp máy khi cần hơn là mua tuỳ chọn có sẵn của hãng. Tự nâng cấp như vậy cũng giúp tiết kiệm chi phí hơn.
Chiếc máy Dell XPS 13 L322x mình đang cầm trên tay được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i5 3337U có xung nhịp 1.8GHz và ở chế độ Turbo Boost thì xung nhịp có thể đạt tới 2.7GHz. Đây là bộ vi xử lý tiết kiệm năng lượng nên hiệu năng chỉ ở mức trung bình, bù lại thì nó ít sinh nhiệt nên máy chạy khá mát mẻ. Bộ nhớ RAM của máy là 4GB và ổ cứng SSD có dung lượng 128GB. Cấu hình như thế này để duyệt web hay dùng văn phòng thì khá tốt. Do được trang bị ổ SSD tốc độ cao nên mình có thể mở hàng chục tab web hay thậm chí có thể cùng lúc đó mở phim hay nghe nhạc thì máy vẫn chạy mượt mà. Nói về khả năng chơi game thì máy vẫn có thể chạy được những game nhẹ như Đế chế hay Couter-Strike nhưng mình khuyên các bạn không nên chơi game trên chiếc máy nhỏ như thế này, cảm giác nó rất tù túng. Máy chỉ thích hợp cho các bạn dùng văn phòng mà thôi.
Tổng kết
Dell XPS L322x là một chiếc máy đẹp, bề ngoài nhìn khá sang trọng. Chất lượng hoàn thiện máy tốt, bàn phím và touchpad dễ chịu, âm thanh ổn, màn hình chất lượng vừa phải. Máy gọn gàng và trọng lượng rất nhẹ, thuận tiện với người dùng hay di chuyển. Điểm trừ là khả năng nâng cấp hạn chế, số lượng cổng kết nối rất ít và khả năng chơi game thì rất kém. Do vậy, chiếc máy này chỉ phù hợp với các bạn sử dụng văn phòng mà thôi. Các bạn game thủ hay các bạn nam thích khám phá như mình thì hãy tránh xa ra nhé, vọc vạch chiếc máy này chỉ có phá mà thôi chứ không khám được gì đâu ạ. Bạn có ý kiến gì về chiếc máy này? Hãy cùng thảo luận với mình nhé.
Cái tên XPS (Xtreme Performance System) được ra đời từ năm 1990 xuất phát từ chiến lược cạnh tranh dòng sản phẩm cao cấp với đối thủ Gateway của hãng máy tính Dell. Thế hệ đầu tiên của hệ thống XPS là những chiếc máy tính để bàn dạng tháp và đến năm 1996, các hệ thống máy tính XPS đã giành được những vị trí hot nhất trên trang bìa và các trang đánh giá tại hơn 100 tạp chí.
Cho đến nay thì máy tính Dell XPS đã có mở rộng ra rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau, trong đó có máy tính để bàn, máy tính để bàn All-in-One liền màn hình, máy tính xách tay cao cấp. Nói riêng về dòng máy tính XPS 13 thì cho đến nay đã phát triển đến thế hệ thứ 6. Chiếc máy mới nhất hiện nay là Dell XPS 9360 hiện tại đang được bán tại các hệ thống siêu thị với giá khoảng 35 triệu đồng.
Quay trở lại với nhân vật chính của chúng ta ngày hôm nay là chiếc máy Dell XPS 13 L322x thì đây là chiếc máy thuộc thế hệ thứ 2 của dòng sản phẩm XPS13 sử dụng ngôn ngữ thiết kế mới. Nhìn nó không khác biệt nhiều so với chiếc XPS13 đời mới nhất hiện nay, ngoại trừ viền màn hình dày hơn một chút. Các bạn có thể thấy chiếc máy Dell XPS 13 này không có viền bằng nhựa bao quanh màn hình như các dòng máy phổ thông mà thay vào đó là lớp kính Gorilla Glass bao phủ toàn bộ màn hình và phần khung của nó. Thiết kế này đã trở thành tiêu chuẩn cho tất cả các dòng máy tính XPS 13 và vẫn được sử dụng cho đến thời điểm hiện tại.
Cầm chiếc máy Dell XPS 13 này trên tay có cảm giác chắc chắn hơn khi so sánh với các đối thủ của nó như là Thinkpad X1 Carbon hay là Asus Zenbook UX32. Thực tế thì máy được chế tạo bằng sự kết hợp của sợi carbon và gia cố bằng nhôm, mặt kính cường lực Gorilla Glass cũng giúp cho phần màn hình của máy chắc chắn hơn và gần như không thể bị bẻ cong cho dù dùng lực mở màn hình ở tận góc máy. Chắc chắn là thế nhưng trọng lượng của máy lại ở mức khá là ấn tượng: chỉ có 1.4kg. Trọng lượng như này là vô cùng nhẹ, các bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn tìm kiếm những mẫu máy tính 13” nặng dưới 1.5kg trên thị trường. Mình có thể cầm máy bằng tay trái trong khi sử dụng nó bằng tay phải một cách nhẹ nhàng.
Đánh giá màn hình
Tiếc rằng mình không có trong tay phiên bản tuỳ chọn màn hình Full HD của Dell XPS 13. Chiếc máy mình đang cầm trên tay chỉ được trang bị màn hình độ phân giải HD 1366x768. Với kích cỡ màn hình chỉ có 13.3” thì hình ảnh hiển thị vẫn đủ mịn ở độ phân giải như thế này. Tuy nhiên với tuỳ chọn Full HD thì màu sắc hiển thị cũng như độ sáng màn hình sẽ cao hơn. Mặc dù mức chênh lệch giá giữa 2 tuỳ chọn màn hình là vài triệu đồng nhưng nếu là mình thì mình vẫn thích phiên bản Full HD sử dụng giải trí, xem ảnh hay xem phim sẽ đẹp hơn khá nhiều.
Âm thanh
Mình khá là bất ngờ khi nghe nhạc từ chiếc máy Dell XPS 13 L322x này. Cầm trên tay một chiếc máy nhỏ nhắn, nhẹ nhàng như vậy mình đã nghĩ rằng âm thanh của nó cũng chỉ “thì thầm mùa xuân” mà thôi. Nhưng thực tế thì tiếng nhạc phát ra nghe khá dầy dặn và thú vị. Một điều đặc biệt là thân máy cả phía trên và phía dưới được thiết kế liền khối, không có một khe hở nào và âm thanh được cộng hưởng bên trong toàn bộ phía bên trong máy và thoát ra ngoài ở khu vực khe tản nhiệt. Có lẽ điều này đã góp phần quan trọng giúp cho Dell XPS 13 L322x có thể phát ra âm lượng lớn như vậy. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là với một số bài hát có âm thanh to, khi mở max volume có thể nghe thấy âm thanh hơi rè một chút. Vì vậy chúng ta cần cẩn trọng khi nghe nhạc trên chiếc máy này để tránh gây hư hỏng loa.
Đánh giá phím, chuột
Bàn phím và chuột cảm ứng của Dell XPS 13 khá xứng tầm với danh hiệu ultrabook cao cấp. Chiếc máy tính mình sử dụng hàng ngày là Macbook Pro có kích cỡ 15” và mình rất hài lòng với bàn phím của nó. Khi chuyển sang sử dụng chiếc máy Dell XPS 13 này thì cảm giác gõ phím vẫn rất tuyệt vời. Kích cỡ bàn phím của XPS 13 có bề ngang chỉ ngắn hơn Macbook Pro 0,5cm và bề rộng thì y hệt. Các phím bấm rất mềm và êm, âm thanh phát ra thậm chí còn nhỏ hơn so với chiếc Macbook Pro của mình. Bàn phím cũng có trang bị đèn LED bạcklit hỗ trợ làm việc trong điều kiện thiếu sáng.
Bàn di chuột cảm ứng của Dell XPS 13 cũng khá tốt. Bất chấp kích cỡ máy nhỏ gọn, touchpad vẫn có kích thước khá lớn. Do không gian máy hạn chế nên 2 phím chuột trái và chuột phải được thiết kế ẩn ở cạnh dưới của touchpad. Độ nhạy của touchpad ổn, tuy nhiên bề mặt của nó hơi trơn một chút so với chiếc Macbook của mình. Cá nhân mình thì mình thích các loại touchpad có độ nhám cao hơn là các loại touchpad trơn.
Các cổng kết nối
Số lượng cổng kết nối trên Dell XPS L322x là rất ít ỏi. Ở hai bên thân máy, chúng ta chỉ có 2 cổng USB ở mỗi bên, ngoài ra thì máy có thêm một cổng cắm tai nghe và một cổng Display Port để xuất hình ảnh ra màn hình ngoài. Nếu muốn sử dụng TV hoặc máy chiếu thì bạn sẽ phải mua thêm cáp chuyển đổi từ display port ra HDMI hoặc display port ra VGA. Cổng Display port có khả năng xuất hình ảnh độ phân giải cao hơn ra màn hình ngoài so với HDMI, tuy nhiên mình vẫn thích kết nối HDMI hơn vì nó thông dụng hơn nhiều.
Hiệu năng và khả năng nâng cấp
Chỉ có duy nhất một thành phần có thể nâng cấp được trên chiếc máy Dell XPS 13 L322x này, đó là ổ cứng SSD. Tất cả các thành phần khác như CPU hay thậm chí là RAM cũng được gắn liền trên bo mạch chủ. Tuy Dell có cung cấp cho người dùng nhiều tuỳ chọn cấu hình CPU, RAM hay SSD nhưng đáng buồn là giá của các phiên bản cấu hình cao rất đắt. Với một người yêu công nghệ như mình thì mình thích tự tìm tòi nâng cấp máy khi cần hơn là mua tuỳ chọn có sẵn của hãng. Tự nâng cấp như vậy cũng giúp tiết kiệm chi phí hơn.
Chiếc máy Dell XPS 13 L322x mình đang cầm trên tay được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i5 3337U có xung nhịp 1.8GHz và ở chế độ Turbo Boost thì xung nhịp có thể đạt tới 2.7GHz. Đây là bộ vi xử lý tiết kiệm năng lượng nên hiệu năng chỉ ở mức trung bình, bù lại thì nó ít sinh nhiệt nên máy chạy khá mát mẻ. Bộ nhớ RAM của máy là 4GB và ổ cứng SSD có dung lượng 128GB. Cấu hình như thế này để duyệt web hay dùng văn phòng thì khá tốt. Do được trang bị ổ SSD tốc độ cao nên mình có thể mở hàng chục tab web hay thậm chí có thể cùng lúc đó mở phim hay nghe nhạc thì máy vẫn chạy mượt mà. Nói về khả năng chơi game thì máy vẫn có thể chạy được những game nhẹ như Đế chế hay Couter-Strike nhưng mình khuyên các bạn không nên chơi game trên chiếc máy nhỏ như thế này, cảm giác nó rất tù túng. Máy chỉ thích hợp cho các bạn dùng văn phòng mà thôi.
Tổng kết
Dell XPS L322x là một chiếc máy đẹp, bề ngoài nhìn khá sang trọng. Chất lượng hoàn thiện máy tốt, bàn phím và touchpad dễ chịu, âm thanh ổn, màn hình chất lượng vừa phải. Máy gọn gàng và trọng lượng rất nhẹ, thuận tiện với người dùng hay di chuyển. Điểm trừ là khả năng nâng cấp hạn chế, số lượng cổng kết nối rất ít và khả năng chơi game thì rất kém. Do vậy, chiếc máy này chỉ phù hợp với các bạn sử dụng văn phòng mà thôi. Các bạn game thủ hay các bạn nam thích khám phá như mình thì hãy tránh xa ra nhé, vọc vạch chiếc máy này chỉ có phá mà thôi chứ không khám được gì đâu ạ. Bạn có ý kiến gì về chiếc máy này? Hãy cùng thảo luận với mình nhé.