Ông trùm bất động sản Li Ka-Shing (Hong Kong, Trung Quốc) hiện là tỷ phú giàu nhất châu Á với số tài sản 29,1 tỷ USD, theo Bloomberg. Xuất thân là trẻ mồ côi, ông đã tự mày mò kinh doanh để nắm trong tay hai đế chế - Cheung Kong và Hutchison Whampoa, đồng thời tham gia nhiều lĩnh vực từ cảng biển, dầu khí, đến bán lẻ, truyền thông đến bất động sản.
Mới đây, website khởi nghiệp e27 đăng tải bài viết của Li Ka-Shing, trong đó ông chia sẻ bí quyết cải thiện cuộc sống trong 5 năm.
Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), hãy chia số tiền này làm 5 phần.
Khoản đầu tiên - 600 NDT - dùng để chi trả cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn sống đơn giản, bạn chỉ có thể tiêu dưới 20 NDT mỗi ngày. Hãy ăn mì (hoặc bún, miến), một quả trứng và một cốc sữa vào buổi sáng. Trưa thì ăn snack với hoa quả thôi. Còn tối hãy tự nấu tại nhà, rồi uống sữa trước khi đi ngủ. Chi phí ăn uống cả tháng của bạn sẽ chỉ tốn khoảng 500-600 NDT. Khi còn trẻ, cơ thể của bạn sẽ không có quá nhiều vấn đề nếu sống thế này vài năm.
Khoản thứ hai - 400 NDT - để kết giao bạn bè, mở rộng các mối quan hệ. Việc này rất có lợi cho bạn. Tiền điện thoại có thể mất khoảng 100 NDT mỗi tháng. Bên cạnh đó, bạn có thể đãi bạn bè 2 bữa một tháng, hết khoảng 300 NDT. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu hơn bạn hoặc có thể giúp bạn trong công việc. Sau một năm, các mối quan hệ này sẽ mang lại những giá trị rất to lớn cho bạn. Danh tiếng, tầm ảnh hưởng và giá trị gia tăng của bạn sẽ được công nhận.
Khoản thứ ba - 300 NDT - để học tập. Mỗi tháng, hãy dành ra 50-100 NDT để mua sách. Vì bạn không có nhiều tiền, hãy cố gắng nâng cao kiến thức. Khi mua sách, hãy đọc cẩn thận và rút ra những bài học và chiến lược trong đó. Sau khi đọc, hãy tự kể lại bằng ngôn ngữ của mình, sau đó chia sẻ với người khác để nâng cao uy tín và mối quan hệ. Bạn cũng nên dành 200 NDT mỗi tháng tham gia các khóa học để bồi dưỡng kiến thức và gặp gỡ những người cùng chí hướng.
Khoản thứ 4 - 200 NDT - tiết kiệm để đi du lịch nước ngoài. Hãy tự thưởng cho mình bằng các chuyến du lịch ít nhất mỗi năm một lần để nâng cao kinh nghiệm cuộc sống. Hãy ở những nhà trọ dành cho giới trẻ (youth hostel) để tiết kiệm chi phí. Trong vài năm, bạn có thể đến nhiều quốc gia, tích lũy nhiều kinh nghiệm. Hãy dùng chúng để “sạc đầy” bản thân, giúp mình có động lực trong công việc.
Khoản cuối cùng - 500 NDT - dùng để đầu tư. Đầu tiên, cứ gửi ở ngân hàng và tích lũy dần dần, coi đó là vốn khởi nghiệp của bạn. Sau đó, bạn có thể mở công ty hay cửa hàng. Hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ cho an toàn, đến các hãng bán buôn và tìm kiếm thứ gì khả dĩ để bán. Vì kể cả nếu thua lỗ, bạn cũng không mất nhiều tiền. Còn ngược lại, khi bắt đầu kiếm được, bạn sẽ tự tin hơn và học được cả tá kinh nghiệm mới về kinh doanh. Khi đã kiếm kha khá, bạn có thể nghĩ đến các chiến lược đầu tư dài hạn để có bệ đỡ tài chính vững chắc cho bản thân và gia đình.
Sang năm thứ hai, nếu lương của bạn vẫn là 2.000 NDT, bạn nên cảm thấy xấu hổ vì vẫn chưa phát triển được bản thân. Còn nếu lên 3.000 NDT, bạn sẽ vẫn phải làm việc thật chăm chỉ. Hãy tìm một công việc làm thêm, tốt nhất là nhân viên kinh doanh.
Việc này tương đối khó, nhưng là cách nhanh nhất giúp bạn nắm được nghệ thuật bán hàng. Tất cả các doanh nhân thành đạt đều từng là nhân viên bán hàng xuất sắc. Đây cũng là cơ hội giúp bạn gặp được những người có giá trị với mình về sau. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học cái gì nên và không nên bán. Hãy dùng sự nhạy bén về thị trường của mình làm nền tảng cho công ty tương lai.
Trong thời gian này, cố gắng mua ít quần áo và giày dép thôi. Bạn có thể thoải mái shopping khi đã giàu. Còn bây giờ, hãy tiết kiệm. Chỉ mua những món quà nho nhỏ cho những người bạn quan tâm và chia sẻ với họ về những kế hoạch, giấc mơ của bạn.
Hãy cố gắng làm thêm bất kỳ lúc nào có cơ hội. Việc này sẽ mài giũa ý chí và kỹ năng cho bạn, giúp bạn tiến gần mục tiêu tài chính. Đến năm thứ hai, thu nhập của bạn nên tăng lên ít nhất 5.000 NDT, tối thiểu cũng phải là 3.000 NDT. Nếu không, bạn sẽ chẳng theo kịp tốc độ lạm phát đâu.
Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền, hãy luôn nhớ chia chúng làm 5 phần. Hãy khiến bản thân mình trở nên có ích. Tăng cường đầu tư vào các mối quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm sẽ giúp bạn cải thiện thu nhập. Khi đã có nhiều tiền, bạn sẽ lại cải thiện được chất lượng cuộc sống, có cơ hội kết bạn nhiều hơn, tham gia những khóa học chuyên sâu hơn và tiếp cận những dự án, cơ hội lớn hơn. Dần dần, bạn sẽ hiện thực hóa được giấc mơ mua nhà, ôtô và chuẩn bị tương lai tốt đẹp hơn cho con cái.
Cuộc sống, sự nghiệp và hạnh phúc hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Khi bạn nghèo, hãy ở nhà ít thôi và ra ngoài nhiều hơn. Còn khi đã giàu rồi, hãy làm ngược lại. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, còn giàu rồi thì hãy chi cho mình. Đây là nghệ thuật sống.
Bên cạnh đó, khi nghèo khó, hãy đối xử tốt với mọi người, đừng tính toán. Còn khi đã giàu rồi, hãy học cách để người khác đối tốt với bạn. Khi còn nghèo, hãy quăng mình ra ngoài và để người khác tận dụng bạn thật tốt. Nhưng khi giàu có, hãy bảo vệ mình, đừng để người khác lợi dụng. Đây là điều rất ít người hiểu được.
Có một lý thuyết nổi tiếng từ Harvard thế này: Số phận của mọi người được quyết định bởi việc anh ta làm gì khi rảnh rỗi, lúc 8h-10h tối. Hãy dùng khoảng thời gian này để học tập, suy nghĩ và tham gia vào các bài giảng hay buổi thảo luận có ích. Chỉ cần kiên trì vài năm, thành công sẽ tìm đến bạn.
Mới đây, website khởi nghiệp e27 đăng tải bài viết của Li Ka-Shing, trong đó ông chia sẻ bí quyết cải thiện cuộc sống trong 5 năm.
Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), hãy chia số tiền này làm 5 phần.
Khoản đầu tiên - 600 NDT - dùng để chi trả cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn sống đơn giản, bạn chỉ có thể tiêu dưới 20 NDT mỗi ngày. Hãy ăn mì (hoặc bún, miến), một quả trứng và một cốc sữa vào buổi sáng. Trưa thì ăn snack với hoa quả thôi. Còn tối hãy tự nấu tại nhà, rồi uống sữa trước khi đi ngủ. Chi phí ăn uống cả tháng của bạn sẽ chỉ tốn khoảng 500-600 NDT. Khi còn trẻ, cơ thể của bạn sẽ không có quá nhiều vấn đề nếu sống thế này vài năm.
Khoản thứ hai - 400 NDT - để kết giao bạn bè, mở rộng các mối quan hệ. Việc này rất có lợi cho bạn. Tiền điện thoại có thể mất khoảng 100 NDT mỗi tháng. Bên cạnh đó, bạn có thể đãi bạn bè 2 bữa một tháng, hết khoảng 300 NDT. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu hơn bạn hoặc có thể giúp bạn trong công việc. Sau một năm, các mối quan hệ này sẽ mang lại những giá trị rất to lớn cho bạn. Danh tiếng, tầm ảnh hưởng và giá trị gia tăng của bạn sẽ được công nhận.
Khoản thứ ba - 300 NDT - để học tập. Mỗi tháng, hãy dành ra 50-100 NDT để mua sách. Vì bạn không có nhiều tiền, hãy cố gắng nâng cao kiến thức. Khi mua sách, hãy đọc cẩn thận và rút ra những bài học và chiến lược trong đó. Sau khi đọc, hãy tự kể lại bằng ngôn ngữ của mình, sau đó chia sẻ với người khác để nâng cao uy tín và mối quan hệ. Bạn cũng nên dành 200 NDT mỗi tháng tham gia các khóa học để bồi dưỡng kiến thức và gặp gỡ những người cùng chí hướng.
Khoản thứ 4 - 200 NDT - tiết kiệm để đi du lịch nước ngoài. Hãy tự thưởng cho mình bằng các chuyến du lịch ít nhất mỗi năm một lần để nâng cao kinh nghiệm cuộc sống. Hãy ở những nhà trọ dành cho giới trẻ (youth hostel) để tiết kiệm chi phí. Trong vài năm, bạn có thể đến nhiều quốc gia, tích lũy nhiều kinh nghiệm. Hãy dùng chúng để “sạc đầy” bản thân, giúp mình có động lực trong công việc.
Khoản cuối cùng - 500 NDT - dùng để đầu tư. Đầu tiên, cứ gửi ở ngân hàng và tích lũy dần dần, coi đó là vốn khởi nghiệp của bạn. Sau đó, bạn có thể mở công ty hay cửa hàng. Hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ cho an toàn, đến các hãng bán buôn và tìm kiếm thứ gì khả dĩ để bán. Vì kể cả nếu thua lỗ, bạn cũng không mất nhiều tiền. Còn ngược lại, khi bắt đầu kiếm được, bạn sẽ tự tin hơn và học được cả tá kinh nghiệm mới về kinh doanh. Khi đã kiếm kha khá, bạn có thể nghĩ đến các chiến lược đầu tư dài hạn để có bệ đỡ tài chính vững chắc cho bản thân và gia đình.
Sang năm thứ hai, nếu lương của bạn vẫn là 2.000 NDT, bạn nên cảm thấy xấu hổ vì vẫn chưa phát triển được bản thân. Còn nếu lên 3.000 NDT, bạn sẽ vẫn phải làm việc thật chăm chỉ. Hãy tìm một công việc làm thêm, tốt nhất là nhân viên kinh doanh.
Việc này tương đối khó, nhưng là cách nhanh nhất giúp bạn nắm được nghệ thuật bán hàng. Tất cả các doanh nhân thành đạt đều từng là nhân viên bán hàng xuất sắc. Đây cũng là cơ hội giúp bạn gặp được những người có giá trị với mình về sau. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học cái gì nên và không nên bán. Hãy dùng sự nhạy bén về thị trường của mình làm nền tảng cho công ty tương lai.
Trong thời gian này, cố gắng mua ít quần áo và giày dép thôi. Bạn có thể thoải mái shopping khi đã giàu. Còn bây giờ, hãy tiết kiệm. Chỉ mua những món quà nho nhỏ cho những người bạn quan tâm và chia sẻ với họ về những kế hoạch, giấc mơ của bạn.
Hãy cố gắng làm thêm bất kỳ lúc nào có cơ hội. Việc này sẽ mài giũa ý chí và kỹ năng cho bạn, giúp bạn tiến gần mục tiêu tài chính. Đến năm thứ hai, thu nhập của bạn nên tăng lên ít nhất 5.000 NDT, tối thiểu cũng phải là 3.000 NDT. Nếu không, bạn sẽ chẳng theo kịp tốc độ lạm phát đâu.
Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền, hãy luôn nhớ chia chúng làm 5 phần. Hãy khiến bản thân mình trở nên có ích. Tăng cường đầu tư vào các mối quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm sẽ giúp bạn cải thiện thu nhập. Khi đã có nhiều tiền, bạn sẽ lại cải thiện được chất lượng cuộc sống, có cơ hội kết bạn nhiều hơn, tham gia những khóa học chuyên sâu hơn và tiếp cận những dự án, cơ hội lớn hơn. Dần dần, bạn sẽ hiện thực hóa được giấc mơ mua nhà, ôtô và chuẩn bị tương lai tốt đẹp hơn cho con cái.
Cuộc sống, sự nghiệp và hạnh phúc hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Khi bạn nghèo, hãy ở nhà ít thôi và ra ngoài nhiều hơn. Còn khi đã giàu rồi, hãy làm ngược lại. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, còn giàu rồi thì hãy chi cho mình. Đây là nghệ thuật sống.
Bên cạnh đó, khi nghèo khó, hãy đối xử tốt với mọi người, đừng tính toán. Còn khi đã giàu rồi, hãy học cách để người khác đối tốt với bạn. Khi còn nghèo, hãy quăng mình ra ngoài và để người khác tận dụng bạn thật tốt. Nhưng khi giàu có, hãy bảo vệ mình, đừng để người khác lợi dụng. Đây là điều rất ít người hiểu được.
Có một lý thuyết nổi tiếng từ Harvard thế này: Số phận của mọi người được quyết định bởi việc anh ta làm gì khi rảnh rỗi, lúc 8h-10h tối. Hãy dùng khoảng thời gian này để học tập, suy nghĩ và tham gia vào các bài giảng hay buổi thảo luận có ích. Chỉ cần kiên trì vài năm, thành công sẽ tìm đến bạn.