[CCCĐ] Đằng sau những tấm hình lung linh của Hương Rừng Thơm Đồi vằng

An Dong

Xe điện
Biển số
OF-36761
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
2,383
Động cơ
495,970 Mã lực
Chào các Cụ. Nhà cháu đã quay lại. Nhà cháu không định xì-pam nhưng thớt Hương rừng thơm đồi vắng - Cao Bằng tập 2, http://otofun.net/showthread.php?t=167644 có nhiều ảnh nên sợ rằng các cụ sẽ bỏ qua phần ảnh xấu mà nhiều thông tin nên xin được lập thớt khác


Thật dễ dàng khi tải ảnh lên và thêm vào một vài lời bình cho vui vui. Nhưng lần này nhà cháu quả là không biết nên bắt đầu như thế nào. Có lẽ, hãy nói về mục đích của chuyến đi Bảo Lâm lần này trước đã nhỉ. Chắc là đã có Cụ xem qua thớt “Cao Bằng – chuyện không mới” trong box này. Lần đó, nhà cháu vào bản và gặp rất nhiều các cháu nhỏ muốn đi học mà chẳng được đi, đứng ngay trước mắt mình thấy hoàn cảnh vậy mà không giúp gì được nghĩ xót lắm các cụ ạ. Vậy là sau chuyến đi đó, nhà cháu quyết tâm quay trở lại Cao Bằng để tìm hiểu sâu hơn về những chuyện này với mong ước có một ngày nào đó, với sự hỗ trợ của các cụ chúng ta có thể làm điều gì đó cho số đông những hoàn cảnh đáng thương đó. Rất may là nhà cháu có được sự ủng hộ nhiệt tình của cụ Mon29V (kể cả Gấu và F1), cụ Thần Khê và mợ Meohen nữa.
Quà lần này bao gồm quần áo, không thống kê là bao nhiêu bộ (mùa đông, hè) chủ yếu là do cụ Mon29V đưa tới (chắc Gấu nhà cụ mua cả sạp hay sao ý), vở tập viết (200 cuốn – Mon29V và An Đồng), chì viết + chì màu các loại 130 (Meohen), bút viết hồng hà 120 (An Dong), cầu đá 10 ( An Dong), máy tính bàn 01 (An Dong – không mới lắm đâu) và một ít kẹo lolly ( gấu nhà cháu).
Đích đến là: trường PT Dân tộc Nội Trú Bảo Lâm, Cao Bằng. Trường này được coi là vùng 3 ( Cụ nào đi công trình nhiều thì đã hiểu từ này) nghĩa là các vùng sâu, xa và khó khăn của miền núi.
Như đã nói với các Cụ, đoàn nhà cháu chỉ có hai người (An Dong và Thanh Quang thuộc BXD). Lên đến Cao Bằng có thêm 2 người nữa là cụ Dũng và cụ Mến (biên phòng và là người bản địa) như vậy là có 4 người.
Đường đi nói chung là OK trừ một vài đoạn phải đợi do đường không thông. Trên đường khi nói chuyện cháu mới biết trường khá khang trang ( do nhà nước xây). Cháu hơi thất vọng và hỏi lại, vậy sao ta không lên hẳn núi cao để mà tặng quà? Anh Mến nói rằng “trường đẹp nhưng học sinh nó khó lắm, đến thì biết mà”.
… cổng trường
Đoàn đến trường khi trời đã tối. Theo phong tục, đoàn cháu được tiếp đón bởi một chầu rượu ngô ra trò. Có điều làm cháu rất ngạc nhiên đó là học sinh nội trú học cả buổi tối trên lớp, giờ ôn bài từ 7-9 PM. Trong lúc học, mất điện mấy lần, học sinh hò reo ầm trời.





... trực nhật
Sáng hôm sau dậy sớm muốn đá cầu với bọn nhỏ cho vui. Lác đác có học sinh làm vệ sinh trường (không biết điều này còn ở các trường khác không), con trai quét sân, con gái tưới hoa ( sau này cháu mới biết các cô dạy các em nữ khi tưới hoa thì dùng tay té chứ không đổ nước trực tiếp làm hỏng hoa).
Quả như gì anh Mến người dân tộc nói, ngôi trường quá khang trang là khác. Nhưng mình đã đến đây rồi thì cứ tiền hành thôi. Một kế hoạch tác chiến được đưa ra rất nhanh:
-8:00 : Tập trung học sinh, các thầy cô nêu lý do tới thăm trường của đoàn
- 8:10 – 8:30 : Trao quà cho học sinh và thư viện
- 8:30 – 9:15: làm việc với các thầy cô cho dự án tiếp theo
- 9:15 : trở lại Cao Bắng
Và nhà cháu đã gặp may khi có nguyên 90 phút để làm phóng sự ảnh ở chợ Bảo Lâm như các cụ đã thấy ở các phần trước ( trường cách chợ một con dốc).






....trao quà cho cả trò và thầy
Quay lại trường đúng giờ, chúng tôi đã thấy học sinh tụ họp đầy đủ. Nhìn những khuôn mặt sáng sủa của các em, nếu không ở ngữ cảnh này thật khó mà phân biệt được đó là người vùng cao. Có lẽ đây là do công chăm sóc của các thầy cô tại trường.

... những khuôn mặt sáng sủa, quần áo sạch sẽ (có lẽ chúng đã được báo trước)
Thầy Nông Mã Trãi, hiệu phó nhà trường ( hiệu trưởng đi vắng) gợi ý làm 1 makét cho hoành tráng nhưng chúng tôi từ chối ( vì không cần thiết và tốn kém). Sau khi giới thiệu với học sinh một cách ngắn gọn mục đích lên thăm của đoàn nhà cháu thay mặt các cụ, các mợ lên tặng quà. Thật tình không muốn đưa cái face vào ảnh đâu nhưng cũng là tư liệu cho các project sau này nên nhà cháu để cụ Thanh Quang làm mấy kiểu.
Nhà cháu bắt đầu từ câu chuyện đá cầu với các em khi sáng để làm tan tâm lý e dè của chúng. Khi được hỏi, các em ở trường có vui không? Tất cả đều trả lời “rất vui ạ”.
Khi được hỏi “các em có thích đọc sách không?” chúng đồng thanh “có ạ”
“Các em thích đọc sách gì nói cho thầy nghe nào”
“dạ thích đọc danh nhân thế giới ạ” – một cô bé
“truyện cổ tích Việt Nam ạ” – một cậu bé
“địa lý Việt Nam ạ”…..
Những câu trả lời của chúng làm nhà cháu thấy xúc động. Nếu trẻ con dưới xuôi nghe được những từ này nhỉ, có lẽ chúng sẽ bớt chơi game hơn, bớt vòi vĩnh bố mẹ hơn nhiều. Nhưng trẻ con là vậy, chúng đâu có biết ở cùng lứa tuổi, các bạn ở trương nội trú này có khẩu phần ăn từ 4700 VNĐ và đến 10000 đ, với những ước mơ đơn giản là được đọc sách, được đi học và không phải về bản chăn bò giúp gia đình.
Sau khi nói chuyện với các em học sinh nhà cháu đã hiểu dần ra câu nói của anh biên phòng Mến lúc ở trên xe.

Cuối cùng thì việc trao quà cũng diễn ra. Nhà cháu chỉ trao tượng trưng còn lại nhờ các thầy cô xử lý sau. Ngay sau đó là buổi làm việc với các thầy cô để xem có triển khai được các dự án từ thiện khác trong tương lai.


Nhà cháu dặn cụ Thanh Quang cũng không cần chụp quá nhiều cảnh trong trường vì lát nữa những cảnh đời ở ngoài trường chắc chắn sẽ làm những người đọc phóng sự của chúng ta có những cảm xúc khác nhau. Phải nói thêm rằng đây là KTX của trường PTTH nhé (ngay sát trường Dân tộc Nội trú).
Nhà cháu gọi đó là những “ký túc xá ngoại trú” cho nó lịch sự. Nó đây ạ:

…đó là những lều lán, giống như người ta dựng tạm để che nắng khi đi chăn vịt ở dưới xuôi..
….. hoặc giống như những chuồng nôi gia súc, chỉ cao hơn so với học sinh nữ cấp 3 một chút…


…….có cái dựa tạm vào vách núi, chỉ có độc hai mái (không biết gió lùa thì làm thế nào?).



... được che chắn một các sơ sài...

..có cả dàn phơi thông minh (mưa ướt là cái chắc..)..



...sống chung với gà đi bộ


.. và lợn mán..







... nhưng mà cọ xòe ô cheo nắng em đến trường em yêu

.. . khi nhìn những khuôn mặt này, ai nghĩ chúng đang tạm trú trong những căn lều kia. Thật cảm phục phải không các cụ. Cháu rất tiếc không lấy được hình một em học sinh đang hái rau rừng ven đường cho bữa trưa ( bữa trưa thường là cơm nấu + rau rừng, tuần nào gạo từ bản không kịp ra thì ăn tạm rau rừng) vì lý do gì chẳng biết nữa…

Đến đây, nhà cháu không biết sẽ viết thêm được gì. Cháu sẽ quay lại thớt này với một số thông tin về trường nội trú và PTTH cũng như một số dự định trong tương lai. Mong rằng có sự ủng hộ của các cụ.
Phóng sự này xin dành gửi tặng gia đình cụ Mòn9VV, mợ Mèo Hen và Cụ Thần Khê ( you're great)
 

jingyongle

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-34721
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
6,142
Động cơ
1,038,858 Mã lực
Nơi ở
48 Trần Kim Xuyến
Website
www.shopkorea.com.vn
Năm 96 em có lên đây, giờ chưa hình dung lại được ... Nhìn trường học khang trang, là cũng thấy khá lắm rồi ...
 

jingyongle

Xe container
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-34721
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
6,142
Động cơ
1,038,858 Mã lực
Nơi ở
48 Trần Kim Xuyến
Website
www.shopkorea.com.vn
Vâng, hồi đó em hành quân 1 tháng, đi đủ các huyện, xa đến tận Bảo Lạc ... sang huyện Thông Nông mà còn phải lội qua suối, sợ gần chết, kỷ niêmj thì được nằm rừng hôm đi thác Bản giốc về, xe u-uất bị gãy LAP sau, lái xe đi mượn xà beng về để ủn nó ra, chạy cầu trước, mà đi bộ mất 5km mới có dân ở, híc,
 

Luu Tu Yen

Xe máy
Biển số
OF-45163
Ngày cấp bằng
1/9/09
Số km
83
Động cơ
463,690 Mã lực
Website
vn.myblog.yahoo.com
Choáng với cảnh lều lán! Cái chuồng bò nó còn chắc chắn hơn.

Phóng sự ảnh này bố cục hay, mào đầu trường học khá khang trang, bảng tin phấn đấu rồi tới các túp lều nát, cuối cùng các thiếu nam, thiếu nữ vẫn tới trường với nụ cười.

Vote bác!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top