Sử dụng điều hòa ô tô trong mùa mưa luôn là vấn đề gặp trở ngại của các tài xế bởikhi di chuyển trong mưa kính xe cũng sẽ bị mờ dần toàn bộ, cộng với đó điều hòa hoạt động không đúng cách không những không sấy khô được kính mà còn làm mờ hơn.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng mờ kính thường gặp khi mưa bão chính là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài xe. Khi trời mưa, bên ngoài xe nhiệt độ sẽ hạ thấp, nước mưa và gió sẽ làm kính xe bị lạnh. Trong khi đó, khoang cabin xe thì nhiệt độ lại nóng và ẩm, hơi nóng của người ngồi trong xe cũng như các thiết bị tỏa ra khiến nhiệt độ cabin cao hơn bên ngoài. Đồng thời, sau một thời gian ngắn thì độ ẩm trong xe cũng tăng cao do hơi nước, hơi thở của người ngồi trong xe. Do vậy mà hơi nước trong xe ngưng tụ lại thành các hạt nhỏ li ti bám lên phía kính trong xe làm mờ kính.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi gửi đến bạn đọc một số thông tin cũng như cách khắc phục tình trạng mờ kính trong những ngày mưa bão.
1. Hạ kính
Bạn có thể hạ cửa kính mỗi bên tầm 5-10cm, đồng thời bật quạt gió để lưu thông không khí trong và ngoài xe. Chú ý, hành động này chỉ được thực hiện khi bên ngoài mưa không lớn. Ngoài ra, cách này không triệt để và không được áp dụng nhiều do nước bên ngoài có thể bắn bẩn vào trong xe.
2. Sử dụng lấy gió ngoài
Cách này cũng được số đông tài xế lựa chọn. Khi đó bạn cần bật cả quạt gió và hướng thổi tập trung về phía kính lái.
3. Bật chế độ sây kính
Sấy kính là phương pháp hiệu quả để làm khô kính ngay, tuy nhiên các tài xế thường sử dụng phương pháp này trong vài phút cho đến khi kính hết mờ.
4. Bật điều hòa ở chế độ lạnh
Đa phần mọi người đều lầm tưởng bật điều hòa ở chế độ nóng sẽ nhanh chóng làm khô kính nhưng thực tế cho thấy với chế độ này thì kính lái còn bị mờ nhiều hơn. Cách hiệu quả nhất chính là bật điều hòa (A/C) ở chiều lạnh nhằm hút hơi ẩm giúp kính hết mờ nhanh chóng.
Một trường hợp hiếm gặp với giải pháp này bạn cũng cần quan tâm đó là kính vẫn bị mờ khi bật điều hòa lạnh. Thủ phạm gây ra tình trạng trên chính là gió lạnh từ các cửa hướng gió điều hòa, để tránh như vậy bạn cần tránh không để các hướng gió lạnh thổi vào kính lái và kính hai bên.
Xem thêm: Hỏi - đáp về điều hòa ô tô
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của hiện tượng mờ kính thường gặp khi mưa bão chính là do sự chênh lệch nhiệt độ giữa trong và ngoài xe. Khi trời mưa, bên ngoài xe nhiệt độ sẽ hạ thấp, nước mưa và gió sẽ làm kính xe bị lạnh. Trong khi đó, khoang cabin xe thì nhiệt độ lại nóng và ẩm, hơi nóng của người ngồi trong xe cũng như các thiết bị tỏa ra khiến nhiệt độ cabin cao hơn bên ngoài. Đồng thời, sau một thời gian ngắn thì độ ẩm trong xe cũng tăng cao do hơi nước, hơi thở của người ngồi trong xe. Do vậy mà hơi nước trong xe ngưng tụ lại thành các hạt nhỏ li ti bám lên phía kính trong xe làm mờ kính.
Để khắc phục tình trạng trên, chúng tôi gửi đến bạn đọc một số thông tin cũng như cách khắc phục tình trạng mờ kính trong những ngày mưa bão.
1. Hạ kính
Bạn có thể hạ cửa kính mỗi bên tầm 5-10cm, đồng thời bật quạt gió để lưu thông không khí trong và ngoài xe. Chú ý, hành động này chỉ được thực hiện khi bên ngoài mưa không lớn. Ngoài ra, cách này không triệt để và không được áp dụng nhiều do nước bên ngoài có thể bắn bẩn vào trong xe.
2. Sử dụng lấy gió ngoài
Cách này cũng được số đông tài xế lựa chọn. Khi đó bạn cần bật cả quạt gió và hướng thổi tập trung về phía kính lái.
3. Bật chế độ sây kính
Sấy kính là phương pháp hiệu quả để làm khô kính ngay, tuy nhiên các tài xế thường sử dụng phương pháp này trong vài phút cho đến khi kính hết mờ.
4. Bật điều hòa ở chế độ lạnh
Đa phần mọi người đều lầm tưởng bật điều hòa ở chế độ nóng sẽ nhanh chóng làm khô kính nhưng thực tế cho thấy với chế độ này thì kính lái còn bị mờ nhiều hơn. Cách hiệu quả nhất chính là bật điều hòa (A/C) ở chiều lạnh nhằm hút hơi ẩm giúp kính hết mờ nhanh chóng.
Một trường hợp hiếm gặp với giải pháp này bạn cũng cần quan tâm đó là kính vẫn bị mờ khi bật điều hòa lạnh. Thủ phạm gây ra tình trạng trên chính là gió lạnh từ các cửa hướng gió điều hòa, để tránh như vậy bạn cần tránh không để các hướng gió lạnh thổi vào kính lái và kính hai bên.
Xem thêm: Hỏi - đáp về điều hòa ô tô