Em nghĩ căn bản vẫn OK nếu vẫn giữ giới, "buông xả", không sở hữu, không lợi ích - như trao đổi giữa cụ Ca Diếp và Phật Thích ca ở dưới.
Nhưng có thể ảnh hưởng từ góc độ này: ở lâu một chỗ thì nảy sinh "luyến ái", vướng bận suy nghĩ về gia đình, bố mẹ, anh Tuấn, út Thìn vv Luôn luôn được người ta xưng tụng thì dễ nảy sinh kiêu căng, không vướng lợi nhưng dễ vướng danh. Đây là các thách thức tâm lý, vô thức thông thường, nếu tỉnh giác thì tránh được vượt được.
Ca-diếp đáp:
- Con không dám theo lời Như Lai dạy. Vì sao? Vì nếu Như Lai không thành đạo Vô thượng Chánh chân, thì con ắt thành Bích-chi Phật, mà Bích-chi Phật trọn hành A-lan-nhã. Đến giờ khất thực, con không phân biệt giàu, nghèo. Con ở một nơi, ngồi một chỗ hoặc ngồi dưới gốc cây, hoặc ngoài đồng trống, hoặc chỗ vắng vẻ trọn chẳng dời đổi, hoặc mặc áo năm mảnh, hoặc giữ ba y, hoặc ở gò mả, hoặc ăn một bữa, hoặc ăn đúng ngọ, hoặc hành đầu-đà. Nay con chẳng dám bỏ thói cũ mà học hạnh khác.
Thế Tôn bảo rằng:
- Lành thay! Lành thay, Ca-diếp! Thầy có nhiều lợi ích, độ người vô lượng, rộng đến tất cả Trời, Người đều được độ. Vì sao? Ca-diếp! Nếu hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời. Nếu có pháp ở đời, thì thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm. Cũng vậy, thánh Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, đạo Tam thừa đều còn ở đời. Này các Tỳ-kheo, hãy học như Ca-diếp tu tập.
Như vậy, các Tỳ-kheo, nên học điều này.