- Biển số
- OF-663366
- Ngày cấp bằng
- 29/5/19
- Số km
- 2,120
- Động cơ
- 272,161 Mã lực
- Tuổi
- 42
- Nơi ở
- Thiên Đường XHCN
Cụ nào đi thử qua đây cho chúng em ít đánh giá với ạ.
Đợt này đường đi cầu Nhật Tân tắc kinh, thông cầu TL xong chắc sẽ giảm tải nhiều.
Đợt này đường đi cầu Nhật Tân tắc kinh, thông cầu TL xong chắc sẽ giảm tải nhiều.
Cầu Thăng Long chính thức được thông xe vào sáng nay (7/1) sau 6 tháng sửa chữa với công nghệ hiện đại…
Quá trình thi công sửa chữa mặt cầu Thăng Long có sự chỉ đạo sát sao của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể và lãnh đạo Bộ GTVT
Ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cho biết, sau gần 2 năm chuẩn bị chuyển giao công nghệ và sau 6 tháng thi công dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã hoàn thành vượt tiến độ 10 ngày, đảm bảo chất lượng và sẽ được chính thức thông xe vào 7h sáng nay (7/1).
“
"Để bảo vệ kết cấu hạ tầng công trình giao thông cầu Thăng Long, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm soát tải trọng xe.
Theo đó, lực lượng chức năng sẽ tập trung kiểm soát tải trọng đối với các phương tiện lưu thông qua cầu Thăng Long-đường Vành đai 3, đường Võ Văn Kiệt. Vị trí đặt cân và kiểm tra tải trọng xe tại Km1+00 đường Võ Văn Kiệt (chiều đường sân bay Nội Bài đi cầu Thăng Long) xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố. Hà Nội.Công tác phối hợp kiểm soát tải trọng xe được thực hiện 24/7, phân thành 3 ca trực hàng ngày", bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ
”
Sau khi hoàn thành khả năng chịu lực của cầu Thăng Long sẽ tăng gấp 3 lần so với trước đây. Việc hoàn thành sửa chữa cầu Thăng Long vượt tiến độ và đảm bảo chất lượng được Tổng cục Đường bộ lựa chọn là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành
Được biết, cầu Thăng Long xây dựng từ năm 1974 và thông xe đưa vào sử dụng từ tháng 5/1985. Tuy nhiên, sau thời gian dài khai thác, mặt cầu đã bị hư hỏng và tiến hành sửa chữa lớn vào năm 2009 và sửa chữa cục bộ một số năm sau đó nhưng vẫn không thể triệt để hoàn toàn.
Do đó, Tổng cục Đường bộ đã phối hợp với các đơn vị chức năng để nghiên cứu, phân tích các nguyên nhân hư hỏng và đưa ra giải pháp sửa chữa. Trong đó có công nghệ hàn đinh neo Plasma và bê tông siêu tính năng UHPC là giải pháp kinh điển trong sửa chữa cầu trên thế giới.
Ngày 16/8, dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã chính thức được khởi công đồng thời cơ quan chức năng cũng tiến hành “phong tỏa” toàn bộ cầu và có hướng dẫn phân luồng phương tiện lưu thông qua các tuyến đường khác.
Quá trình sửa chữa mặt cầu Thăng Long lần này có nội dung chủ yếu là gia cường, tăng cường mặt cầu thép hiện tại thành mặt cầu liên hợp nhẹ - liên hợp giữa bản mặt thép hiện tại với bê tông siêu tính năng UHPC, có kết hợp sử dụng lớp phủ bê tông nhựa siêu mỏng tạo nhám, liên kết giữa bản mặt thép hiện tại và bê tông siêu tính năng bằng đinh neo tiêu chuẩn dài 5cm và lưới cốt thép.
Mỗi khâu thảm bê tông hay thảm nhựa, lãnh đạo Bộ GTVT đều có mặt tại công trường để thị sát, đánh giá
Ông Nguyễn Trung Sỹ, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng đường bộ (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, việc chữa cầu Thăng Long có quá trình thi công khá công phu.
Giải pháp sửa chữa cầu Thăng Long lần này bao gồm: Cào bóc và làm sạch lớp phủ mặt cầu cũ, hàn các đinh neo trên bản mặt thép, bổ sung lưới cốt thép, rồi rải lớp bê tông siêu tính năng UHPC với lượng sợi thép gia cường cần thiết. Qua đó tạo ra kết cấu liên hợp giữa bê tông UHPC với sàn thép hiện hữu, tạo thành mặt cầu liên hợp siêu nhẹ.
“Đã có 1,5 triệu đinh neo được hàn trên bản mặt cầu. Thời gian để hàn xong một đinh neo chỉ 0,4 - 06 giây, việc hàn đinh neo không sinh nhiệt, không thay đổi tính chất cơ lý của bản thép. Tùy theo thời tiết và lưu lượng, lớp bê tông nhựa sẽ có tuổi thọ từ 5 - 10 năm. Đặc biệt, hệ thống khe co giãn cầu được nhập khẩu từ Thụy Sỹ và có tuổi thọ 30 năm”, ông Sỹ thông tin.
Sau khi hoàn tất việc đổ bê tông nhựa siêu tính năng UHPC, nhà thầu đã thảm bê tông nhựa Polime với chiều dài thảm mỗi ngày là 1/2 liên dài 336m với diện tích 2800m2. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, thời gian thảm xong toàn bộ mặt cầu là 10 ngày.
Lớp thảm bê tông nhựa Polime sẽ được liên kết với mặt bê tông siêu tính năng UHPC bằng một lớp keo bám dính epoxy. Nhiệt độ nhựa khi thảm luôn được kiểm tra liên tục để đảm bảo luôn đạt nhiệt độ theo quy định.
Việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long đã "cán đích" trước 10 ngày so với dự kiến
Mặc dù đã được áp dụng thành công ở nhiều nước trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam thì đây vẫn là công nghệ mới. Trước khi áp dụng vào sửa chữa cầu, Bộ GTVT đã có những nghiên cứu và thực nghiệm kỹ càng và quá trình thi công thực tế được quản lý, giám sát chặt chẽ từ quy trình thi công của các nhà thầu, từ nguyên liệu đầu vào, tới việc hàn đinh neo và đổ bê tông.
Trong quá trình thi công cầu, lãnh đạo Bộ GTVT cũng liên tục thị sát và có những chỉ đạo kịp thời để công tác sửa chữa mặt cầu Thăng Long đạt được kết quả tốt nhất.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, mặt cầu Thăng Long trước kia là bản mặt tấm thép dày 14 ly được thảm bê tông nhựa phía trên bề mặt và phương tiện lưu thông sẽ làm mặt cầu rung và dao động.
“Khi sửa chữa, mặt cầu được gia cố bằng lớp bê tông siêu tính năng kết nối thêm lớp bê tông nhựa polymer phía trên dày 4cm. Chưa kể giữa 2 lớp nhựa này được gia cường thêm với 1,4 triệu đinh neo và thép bản mặt cầu nên cầu Thăng Long sẽ tồn tại vĩnh cửu và sử dụng hàng trăm năm. Hiện nay, mặt cầu có độ cứng gấp 3 lần so với trước đây,” Bộ trưởng cho hay.
Với công trình này kết cấu được thực hiện bằng các giải pháp khoa học và kỹ thuật mới và có độ bền tốt nhất, người đứng đầu ngành giao thông tin tưởng riêng với lớp thảm bê tông nhựa tạo nhám (dày 4cm) trên cùng của mặt cầu sẽ tồn tại từ 5-10 năm mới phải làm lại.
Sáng nay, chính thức thông xe cầu Thăng Long, vượt tiến độ 7 ngày
Cầu Thăng Long chính thức được thông xe vào sáng nay (7/1) sau 5 tháng sửa chữa với công nghệ hiện đại…
www.baogiaothong.vn