- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,312
- Động cơ
- 1,136,759 Mã lực
3-9-1954 – tại Hải Phòng, bốn thủy thủ Mỹ giương cao biểu ngữ chào mừng những người di cư Việt Nam lên tàu USS Bayfield (APA-33) để đến Sài Gòn
Trong khi đang đàm phán tại Geneva, người Mỹ đã bắt đầu thực hiện hất cảng Pháp ở Đông Dương.
Em cần phải nhắc lại là, Quân đội Quốc gia Việt Nam của chính quyền Bảo Đại, do Mỹ tài trợ 100% ngay từ khi lọt long năm 1949. Quân phục cũng khác với lính Pháp, nhưng vũ khí thì giống nhau. Người Pháp huấn luyện cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, được người Mỹ trả tiền, trừ vào khoản viện trợ vũ khí mà Pháp vay.
Người Pháp sẽ phải rút khỏi Việt Nam vào 1956, nên người Mỹ nhận thấy trách nhiệm phải o bế chính quyền Quốc gia Việt Nam cả về chính trị lẫn quân sự. Họ vẫn sử dụng những tướng tá do Pháp đào tạo, nhưng chọn trong đó những người còn trẻ để đi theo người Mỹ sau này.
Một trong những hành động được coi là lớn nhất lịch sử Việt Nam thời đó là việc người Mỹ đứng ra tài trợ tổ chức cho khoảng 900.000 dân chúng miền Bắc di cư vào Nam
Việc ra đi được tiến hành trong vòng 300 ngày. Vì sao lại là 300 ngày?
Hiệp định Geneva 1954 ký ngày 20/7/1954, quy định người Pháp sẽ rút khỏi Bắc Việt Nam trong vòng 300 ngày, và bộ đội ta tập kết ra Bắc cũng trong vòng 300 ngày. Để thuận lợi, Hải Phòng sẽ là thành phố cuối cùng mà Pháp rút trong ngày thứ 300 kể từ ngày ký Hiệp định Geneva
Sầm Sơn là nơi tàu thuỷ Liên Xô, Ba Lan chở đồng bào chiến sĩ ta từ Nam và Campuchia tập kết ra Bắc. Do tàu thuỷ Liên Xô, Ba Lan khá toto, nên Pháp đảm nhận sử dụng tàu nhỏ LCM, LCT để trung chuyển vào bờ. Đồng thờ tù binh Pháp ở vùng Khu 4 sẽ được trao trả tại đây để đưa về Hải Phòng
Việc di cư lượng lớn người vàp Nam bắt đầu từ đầu tháng 8/1954 bằng máy bay và tàu thuỷ. Tất cả những nhu cầu cho cuộc di cư này được chính quyền Mỹ cung cấp tài chính