- Biển số
- OF-158
- Ngày cấp bằng
- 8/6/06
- Số km
- 1,649
- Động cơ
- 597,359 Mã lực
(Nguồn Howstuffworks, NaukaiTexnika, Toyota Corp)
I/ Giới thiệu chung:
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking Systems) nằm trong hệ thống an toàn chủ động của ô tô hiện đại. Nó có tác dụng giảm thiểu các nguy hiểm bằng sự điều khiển quá trình phanh một cách tối ưu.
Theo thống kê, 10% số vụ tai nạn xảy ra trong trường hợp cần dừng khẩn cấp, khi tài xế đạp phanh mạnh đột ngột làm xe bị rê bánh và trượt đi, dẫn đến mất lái. Hệ thống chống bó phanh ABS giúp khắc phục tình trạng này không phụ thuộc vào kỹ thuật phanh của người lái.
Giáo trình dạy lái xe có phần lưu ý về cách sử dụng phanh hiệu quả nhất (đặc biệt là trên mặt đường trơn trượt) là đạp - nhả pedan liên tục, cảm nhận dấu hiệu rê bánh để xử lý. Chính vì việc thực hiện kỹ thuật này không đơn giản, mà các chuyên gia ôtô đã nghiên cứu chế tạo cơ cấu ABS. Thiết bị của hệ thống ABS gồm: cảm biến lắp trên bánh xe (ghi nhận tình trạng hoạt động); bộ xử lý điện tử và thiết bị điều áp (đảm nhiệm thay đổi áp suất trong piston phanh).
Trong những thiết kế ABS mới nhất, đặc biệt là bộ ABS sản xuất đầu năm 2005, các thông số về tình trạng chuyển động của xe, độ bám đường, kết quả kiểm soát hành trình, được bộ điều khiển điện tử đánh giá để quyết định cường độ và tần số của lực tác động lên các má phanh. Áp suất dầu trong hệ thống không chỉ do lực đạp phanh tạo nên mà còn có sự hỗ trợ của bơm.
Kiểu ABS hiệu quả nhất và đắt tiền nhất (thường lắp trên các loại ôtô sang trọng) có thể tự động điều chỉnh áp suất dầu phanh trên từng cụm bánh, số cảm biến đo vận tốc góc, module áp suất, đường điều khiển bằng số bánh xe bằng kỹ thuật số. Các ABS rẻ tiền hơn thường chỉ có 2 cảm biến gắn trên bánh sau, 1 thiết bị điều áp chung và 1 đường điều khiển.
Tình trạng hoạt động của ABS được hiển thị qua đèn báo trên bảng điều khiển, nó sáng lên khi bật chìa khóa khởi động và tắt sau khi máy đã nổ 2-3 giây. Nếu đèn này tiếp tục sáng khi động cơ đang hoạt động, tức là hệ thống có trục trặc, cần kiểm tra ngay.
Khi xe đã được lắp ABS thì tài xế không nên thao tác kiểu đạp - nhả liên tục.
Trong khoảng 15 năm trở lại đây, ABS được ứng dụng ngày càng rộng rãi và hiện nay giữ vị trí quan trọng trong danh mục thiết bị tiêu chuẩn của xe hơi vì nó bảo đảm an toàn cho người và xe.
Click here! Để cùng xem hệ thống ABS đã từng cứu bác "2snguyen" như thế nào...
Bảng so sánh xe có trang bị ABS và không trang bị ABS
II/ Cấu tạo & nguyên lý hoạt động
Vị trí các bộ phận trong hệ thống ABS
1- Bộ cảm biến tốc độ
Sơ đồ cấu tạo cảm biến tốc độ điện tử
Wheel speed sensor
Khi bánh xe quay, các sensors tạo ra các tín hiệu điện tử. Những sensor này được ví như "con mắt" của bộ điều khiển điện tử (EBCM), giúp cho EBCM cảm nhận được tốc độ và tình trạng bị khóa của bánh xe. Mỗi cảm biến có sử dụng cơ cấu rotor bánh răng, còn được gọi là "vòng cảm biến", "vòng kích thích" hay "vòng từ trở", được gắn trên moayơ hoăch trục bánh xe và cùng quay với bánh xe.
Cảm biến (sensor) là một cuộn dây cảm ứng, gồm một cuộn dây được quấn quanh một lõi sắt từ. Sensor được đăt bên cạnh vòng cảm biến, khe hở giữa sensor và vòng cảm biến được xác định chính xác để đảm bảo sự cảm biến điện từ có thể xảy ra. Ở một số xe, bộ cảm biến có thể được đặt trong bộ phân phối hoặc trong trục sau.
Khi bánh răng của vòng cảm biến đi ngang qua cuộn dây cảm biến, một tín hiệu điện xoay chiều được tạo ra. Tần số tín hiệu tăng khi tốc độ bánh xe tăng. Nếu bánh xe đứng yên, tần số tín hiệu cảm biến sẽ bằng 0. Hệ thống đánh giá logic trong bộ điều khiển điện tử sẽ hình thành một tốc độ chuẩn của xe để theo đó mà tác động trong quá trình điều khiển của phanh. Các thay đổi của một hay nhiều bánh xe sẽ được ghi nhận theo thực tế và khi chúng giảm tốc độ nhiều quá (so với tốc độ chuẩn) thì sẽ được nhận biết như là một nguy cơ bị bó cứng. Tín hiệu điện từ được truyền về EBCM bằng một cặp dây dẫn.
2- Bơm tuần hoàn
Bơm thủy lực
Bơm tuần hoàn được dùng để chuyển dung dịch từ các valve giảm áp trở về các đường ống, và để khắc phục tình trạng mất áp suất phanh do ảnh hưởng từ quá trình làm việc của các valve sẽ rút dung dịch từ hệ thống.
Bơm có thể tạo ra áp suất bằng với áp suất trong hệ thống phanh, một số hệ thống rút dung dịch này trở về tới bình chứa ở xilanh chính. Đa số các hệ thống bơm sử dụng một hoặc hai piston, được điều khiển bởi EBCM, EBCM nhận tín hiệu từ contac hành trình pedan phanh hoặc từ contac áp suất của bộ tích trữ rồi phát tín hiệu điều khiển bơm. Một số hệ thống lưu trữ dung dịch từ các valve trong một bộ tích trữ trước khi khởi động bơm.
3- Hệ thống Valves
Một sơ đồ hệ thống thủy lực
Là thiết bị đóng/mở dòng áp lực thủy lực, được điều khiển bởi hệ thống ABS. Ở một vài hệ thống, valve có ba vị trí.
- Vị trí thứ nhất, valve mở, áp lực từ xilanh chính được truyền thẳng tới phanh.
- Vị trí thứ hai, van khóa. Cô lập phanh khỏi xilanh chính, ngăn chặn áp lực gia tăng do người điều khiển đạp quá mạnh lên pedan.
- Vị trí thứ ba, valve điều tiết áp suất phanh.
4- Bộ điều khiển điện tử
Bộ điều khiển điện tử EBCM (Electronic Brake Control Module, *có tài liệu viết là ECU) là một bộ vi xử lý, có bộ nhớ khoảng 8kb.
EBCM nhận tín hiệu từ các cảm biến tốc độ và tạo tín hiệu điều khiển tác động lên các valve điều tiết. EBCM sẽ so sánh tốc độ của mỗi bánh xe với nhau và với dữ liệu của chương trình lưu trong bộ nhớ của nó. Khi EBCM nhận thấy tần số tín hiệu của một bánh xe nào đó giảm rất nhanh, nó sẽ phát tín hiệu điều khiển đến valve điều tiết của các bánh xe đó. Bộ điều tiết sẽ tác động để phanh ở bánh xe đó nhả ra, cho phép tốc độ bánh xe tăng lên. Khi tần số tín hiệu từ các bánh xe nằm trong phạm vi chấp nhận được, EBCM sẽ phát tín hiệu đến bộ điều tiết để ép phanh trở lại. Vì tín hiệu điện rất nhanh nên những tác động nói trên xảy ra rất nhanh chóng.
Các thiết bị đầu ra của EBCM thường là các solenoid trong bộ điều tiết, đèn báo sự cố ABS và motor bơm. Đầu vào của EBCM thông thường là các sensor tốc độ và trong một vài hệ thống là sensor áp suất bơm, mức dung dịch, contac đèn dừng xe và cảm biến hành trình của pedan phanh.
(Còn tiếp)
I/ Giới thiệu chung:
Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking Systems) nằm trong hệ thống an toàn chủ động của ô tô hiện đại. Nó có tác dụng giảm thiểu các nguy hiểm bằng sự điều khiển quá trình phanh một cách tối ưu.
Theo thống kê, 10% số vụ tai nạn xảy ra trong trường hợp cần dừng khẩn cấp, khi tài xế đạp phanh mạnh đột ngột làm xe bị rê bánh và trượt đi, dẫn đến mất lái. Hệ thống chống bó phanh ABS giúp khắc phục tình trạng này không phụ thuộc vào kỹ thuật phanh của người lái.
Giáo trình dạy lái xe có phần lưu ý về cách sử dụng phanh hiệu quả nhất (đặc biệt là trên mặt đường trơn trượt) là đạp - nhả pedan liên tục, cảm nhận dấu hiệu rê bánh để xử lý. Chính vì việc thực hiện kỹ thuật này không đơn giản, mà các chuyên gia ôtô đã nghiên cứu chế tạo cơ cấu ABS. Thiết bị của hệ thống ABS gồm: cảm biến lắp trên bánh xe (ghi nhận tình trạng hoạt động); bộ xử lý điện tử và thiết bị điều áp (đảm nhiệm thay đổi áp suất trong piston phanh).
Trong những thiết kế ABS mới nhất, đặc biệt là bộ ABS sản xuất đầu năm 2005, các thông số về tình trạng chuyển động của xe, độ bám đường, kết quả kiểm soát hành trình, được bộ điều khiển điện tử đánh giá để quyết định cường độ và tần số của lực tác động lên các má phanh. Áp suất dầu trong hệ thống không chỉ do lực đạp phanh tạo nên mà còn có sự hỗ trợ của bơm.
Kiểu ABS hiệu quả nhất và đắt tiền nhất (thường lắp trên các loại ôtô sang trọng) có thể tự động điều chỉnh áp suất dầu phanh trên từng cụm bánh, số cảm biến đo vận tốc góc, module áp suất, đường điều khiển bằng số bánh xe bằng kỹ thuật số. Các ABS rẻ tiền hơn thường chỉ có 2 cảm biến gắn trên bánh sau, 1 thiết bị điều áp chung và 1 đường điều khiển.
Tình trạng hoạt động của ABS được hiển thị qua đèn báo trên bảng điều khiển, nó sáng lên khi bật chìa khóa khởi động và tắt sau khi máy đã nổ 2-3 giây. Nếu đèn này tiếp tục sáng khi động cơ đang hoạt động, tức là hệ thống có trục trặc, cần kiểm tra ngay.
Khi xe đã được lắp ABS thì tài xế không nên thao tác kiểu đạp - nhả liên tục.
Trong khoảng 15 năm trở lại đây, ABS được ứng dụng ngày càng rộng rãi và hiện nay giữ vị trí quan trọng trong danh mục thiết bị tiêu chuẩn của xe hơi vì nó bảo đảm an toàn cho người và xe.
Bảng so sánh xe có trang bị ABS và không trang bị ABS
II/ Cấu tạo & nguyên lý hoạt động
Vị trí các bộ phận trong hệ thống ABS
1- Bộ cảm biến tốc độ
Sơ đồ cấu tạo cảm biến tốc độ điện tử
Wheel speed sensor
Khi bánh xe quay, các sensors tạo ra các tín hiệu điện tử. Những sensor này được ví như "con mắt" của bộ điều khiển điện tử (EBCM), giúp cho EBCM cảm nhận được tốc độ và tình trạng bị khóa của bánh xe. Mỗi cảm biến có sử dụng cơ cấu rotor bánh răng, còn được gọi là "vòng cảm biến", "vòng kích thích" hay "vòng từ trở", được gắn trên moayơ hoăch trục bánh xe và cùng quay với bánh xe.
Cảm biến (sensor) là một cuộn dây cảm ứng, gồm một cuộn dây được quấn quanh một lõi sắt từ. Sensor được đăt bên cạnh vòng cảm biến, khe hở giữa sensor và vòng cảm biến được xác định chính xác để đảm bảo sự cảm biến điện từ có thể xảy ra. Ở một số xe, bộ cảm biến có thể được đặt trong bộ phân phối hoặc trong trục sau.
Khi bánh răng của vòng cảm biến đi ngang qua cuộn dây cảm biến, một tín hiệu điện xoay chiều được tạo ra. Tần số tín hiệu tăng khi tốc độ bánh xe tăng. Nếu bánh xe đứng yên, tần số tín hiệu cảm biến sẽ bằng 0. Hệ thống đánh giá logic trong bộ điều khiển điện tử sẽ hình thành một tốc độ chuẩn của xe để theo đó mà tác động trong quá trình điều khiển của phanh. Các thay đổi của một hay nhiều bánh xe sẽ được ghi nhận theo thực tế và khi chúng giảm tốc độ nhiều quá (so với tốc độ chuẩn) thì sẽ được nhận biết như là một nguy cơ bị bó cứng. Tín hiệu điện từ được truyền về EBCM bằng một cặp dây dẫn.
2- Bơm tuần hoàn
Bơm thủy lực
Bơm tuần hoàn được dùng để chuyển dung dịch từ các valve giảm áp trở về các đường ống, và để khắc phục tình trạng mất áp suất phanh do ảnh hưởng từ quá trình làm việc của các valve sẽ rút dung dịch từ hệ thống.
Bơm có thể tạo ra áp suất bằng với áp suất trong hệ thống phanh, một số hệ thống rút dung dịch này trở về tới bình chứa ở xilanh chính. Đa số các hệ thống bơm sử dụng một hoặc hai piston, được điều khiển bởi EBCM, EBCM nhận tín hiệu từ contac hành trình pedan phanh hoặc từ contac áp suất của bộ tích trữ rồi phát tín hiệu điều khiển bơm. Một số hệ thống lưu trữ dung dịch từ các valve trong một bộ tích trữ trước khi khởi động bơm.
3- Hệ thống Valves
Một sơ đồ hệ thống thủy lực
Là thiết bị đóng/mở dòng áp lực thủy lực, được điều khiển bởi hệ thống ABS. Ở một vài hệ thống, valve có ba vị trí.
- Vị trí thứ nhất, valve mở, áp lực từ xilanh chính được truyền thẳng tới phanh.
- Vị trí thứ hai, van khóa. Cô lập phanh khỏi xilanh chính, ngăn chặn áp lực gia tăng do người điều khiển đạp quá mạnh lên pedan.
- Vị trí thứ ba, valve điều tiết áp suất phanh.
4- Bộ điều khiển điện tử
Bộ điều khiển điện tử EBCM (Electronic Brake Control Module, *có tài liệu viết là ECU) là một bộ vi xử lý, có bộ nhớ khoảng 8kb.
EBCM nhận tín hiệu từ các cảm biến tốc độ và tạo tín hiệu điều khiển tác động lên các valve điều tiết. EBCM sẽ so sánh tốc độ của mỗi bánh xe với nhau và với dữ liệu của chương trình lưu trong bộ nhớ của nó. Khi EBCM nhận thấy tần số tín hiệu của một bánh xe nào đó giảm rất nhanh, nó sẽ phát tín hiệu điều khiển đến valve điều tiết của các bánh xe đó. Bộ điều tiết sẽ tác động để phanh ở bánh xe đó nhả ra, cho phép tốc độ bánh xe tăng lên. Khi tần số tín hiệu từ các bánh xe nằm trong phạm vi chấp nhận được, EBCM sẽ phát tín hiệu đến bộ điều tiết để ép phanh trở lại. Vì tín hiệu điện rất nhanh nên những tác động nói trên xảy ra rất nhanh chóng.
Các thiết bị đầu ra của EBCM thường là các solenoid trong bộ điều tiết, đèn báo sự cố ABS và motor bơm. Đầu vào của EBCM thông thường là các sensor tốc độ và trong một vài hệ thống là sensor áp suất bơm, mức dung dịch, contac đèn dừng xe và cảm biến hành trình của pedan phanh.
(Còn tiếp)
Chỉnh sửa cuối: