- Biển số
- OF-94242
- Ngày cấp bằng
- 6/5/11
- Số km
- 10,291
- Động cơ
- 486,460 Mã lực
http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/giao-duc/co-dau-hieu-tham-nhung-tai-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan_t114c8n109312
Có dấu hiệu tham nhũng tại Đại học Kinh tế quốc dân
Cập nhật: 18/09/2016 19:45
(Thanh tra)- Nằm trong danh sách các trường danh tiếng của Việt Nam thế nhưng môi trường giáo dục tại Đại Học Kinh tế quốc dân bị bao phủ bởi bức màn xám về sai phạm, tiêu cực của bộ phận lãnh đạo suốt nhiều năm. Bức màn xám này dường như vẫn hiện hữu đến nay khi mà các giảng viên “tố” nhà trường có biểu hiện bao che đối với các cá nhân có sai phạm, biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.
Đại học Kinh tế quốc dân với nhiều "tai tiếng" về sai phạm trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Ảnh: Thanh Hoa
Sai phạm “khủng” được nhắc đến ở đây là hàng chục tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước bị chi tiêu trái quy định tại Viện Kế toán & Kiểm toán thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân bị phanh phui đưa ra ánh sáng.
Hàng chục tỷ đồng chi sai quy định
Sau khi có đơn phản ánh của cán bộ giảng viên nhà trường, ngày 21/10/2014, thay mặt Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, GS. TS Phan Công Nghĩa, Phó Hiệu trưởng ký Kết luận thanh tra số 18/KL-ĐHKTQD của Nhà trường v/v thanh tra một số hoạt động của Viện Kế toán & Kiểm toán.
Viện Kế toán Kiểm toán được thành lập và trưởng thành cùng với sự phát triển chung của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cùng với sự lớn mạnh về quy mô và vị thế của Nhà trường, ngày 15/10/1991, Khoa Kế toán được thành lập để đào tạo ngành Kế toán độc lập, bắt đầu một thời kỳ mới trong sự nghiệp đào tạo ngành Kế toán tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thực hiện Nghị Quyết của Đại hội Đảng bộ trường lần thứ 26 về đổi mới mô hình tổ chức và thực hiện cơ chế phân cấp giao quyền tự chủ cho các đơn vị trong trường, ngày 17/7/2012, Đảng ủy trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-ĐU về việc thành lập Viện Kế toán – Kiểm toán trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức của Khoa Kế toán.
Số tiền thanh tra là khoản tiền được Đại học Kinh tế quốc dân trích lại từ nguồn học phí thu được từ hoạt động đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học chuyên ngành kế toán của 3 khóa, gồm Khóa 9 (năm 2009-2011), Khóa 10 (năm 2010- năm 2012); khóa 11 (năm 2011- năm 2013).
Theo kết luận, kinh phí mà Viện Kế toán & Kiểm toán sử dụng từ Khóa 9 đến Khóa 11 được quyết toán là hơn 20 tỷ đồng (gần hết toàn bộ số tiền 20,8 tỷ đồng được phân cấp cho đơn vị - PV).
Điều đáng nói là, hàng chục tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước tại Viện Kế toán & Kiểm toán đã bị sử dụng hết sức tùy tiện do không có dự toán, không hề có quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định.
Kết luận thanh tra chỉ rõ, Viện Kế toán & Kiểm toán không xây dựng phương án chi tiêu, các định mức, mức chi tiêu áp dụng cho hệ liên thông Khóa 9 đến Khóa 11. Ngoài ra, đơn vị không phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán xây dựng phương án chi tiêu và thực hiện việc lập dự toán thu, chi trình Ban giám hiệu phê duyệt để sử dụng số tiền học phí được phân cấp.
“Viện Kế toán & Kiểm toán thực hiện một số khoản chi và định mức chi khi chưa có kết luận cuối cùng, chưa công khai cho toàn thể viên chức của đơn vị là không đảm bảo nguyên tắc dân chủ, gây ra một số ý kiến thắc mắc trong đơn vị”, Kết luận thanh tra nêu rõ.
Theo Kết luận thanh tra, trách nhiệm thuộc về Ban Chủ nhiệm Khoa và trước hết thuộc về PGS.TS Phạm Quang, Trưởng khoa (hiện là Viện trưởng Viện Kế toán & Kiểm toán - PV).
Đáng buồn là, vi phạm tại Viện Kế toán Kiểm toán tiếp diễn suốt nhiều năm nhờ có sự “đồng ý không đúng quy định của pháp luật” của Đại học Kinh tế Quốc dân và Bộ Giáo dục và Đào tạo khi “Toàn bộ số chi của Khóa 9, Khóa 10, Khóa 11 đơn vị đề nghị quyết toán đã được Phòng Tài chính Kế toán kiểm soát chi và trình Ban Giám hiệu phê duyệt và đưa vào quyết toán, Khóa 9, Khóa 10 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt quyết toán”- nêu tại Kết luận Thanh tra.
Bộ máy lãnh đạo Viện “đút túi” tiền tỷ
Sự phớt lờ quy định pháp luật về hoạt động thu chi tài chính dẫn đến thực trạng những khoản tiền “khủng” như trên sẽ dễ dàng trở thành “miếng bánh” béo bở để chia chác giữa các cá nhân có quyền lực mà lại có mục đích vụ lợi, vun vén cá nhân do không được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
Do không có dự toán thu chi, quy chế chi tiêu nội bộ nên lãnh đạo Khoa đứng đầu là PGS.TS Phạm Quang chỉ đạo chi rất “bạo tay”, trong đó riêng tiền chi quản lý, trách nhiệm cho Trưởng, phó khoa, bộ môn lên tới hơn 3,3 tỷ đồng.
Theo bảng số liệu quyết toán cụ thể từ Khóa 9 đến Khóa 11, trích dẫn từ Kết luận Thanh tra, Trưởng, phó khoa, bộ môn hưởng chi quản lý: Khóa 9 là 629,480 triệu (chiếm 15,34%); Khóa 10 là 819,700 triệu (chiếm 17,34%); Khóa 11 là 1,870 tỷ đồng (chiếm 16,74%).
PGS.TS Phạm Quang, Viện trưởng Viện Kế toán & Kiểm toán chịu trách nhiệm về sai phạm xảy ra tại đơn vị. Ảnh HL
So sánh số tiền hàng tỷ đồng “đút túi” nhóm lãnh đạo “chóp bu” của Viện Kế toán Kiểm toán với số tiền cán bộ, viên chức, người lao động được hưởng thì đúng là… “một trời một vực”.
Người lao đông trực tiếp, cật lực phục vụ cho quá trình giảng dạy chỉ được trả khoản tiền chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đơn cử: Khóa 11 chi công tác chủ nhiệm lớp 266 triệu đồng (chiếm 2,38%), chi phí phục vụ đào tạo 326 triệu đồng (chiếm 2,83%), chi tiền công làm ngoài giờ 425 triệu đồng (chiếm 3,8%).
Nhiều giảng viên tâm huyết, có nhiều năm gắn bó với Viện Kế toán & Kiểm toán không khỏi “giật mình” thảng thốt khi nhìn khoản tiền khổng lồ lãnh đạo Viện Kế toán & Kiểm toán “đút túi” hàng năm. Theo phản ánh của giảng viên, trên đây cũng chỉ là phần chi thêm cho ông PGS. TS Phạm Quang, Viện trưởng, PGS. TS Nguyễn Hữu Ánh, Viện phó do cả 2 ông đều được hượng phụ cấp quản lý từ phía nhà trường.
Cần nhắc lại rằng, đây chỉ là số liệu thanh tra đưa ra trong 3 khóa đào tạo liên thông chính quy. Liệu số tiền “đút túi” của Viện trưởng, Viện phó có tăng lên “chóng mặt” khi Đại học Kinh tế quốc dân tiến hành thanh tra toàn bộ các khoản thu và số được phép sử dụng tại Viện Kế toán & Kiểm toán!?
Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập tới các dấu hiệu kê khống số liệu để trục lợi tại Viện Kế toán & Kiểm toán, biểu hiện bao che, để “lọt người, lọt tội” của Đại học Kinh tế quốc dân ở bài báo tiếp theo.
Tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo từng chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong công tác tổ chức, cán bộ; công tác đào tạo sau Đại học và liên kết đào tạo; công tác xây dựng cơ bản; các khoản thu chi tài chính giai đoạn từ tháng 7/2008 đến hết tháng 5/2012.
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị: Song song với việc chấn chỉnh công tác quản lý của Hiệu trưởng - nhà trường tổ chức kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng trong quản lý điều hành và ban hành các văn bản trái quy định. Đồng thời tổ chức kiểm điểm, kỷ luật đối với tập thể và cá nhân thuộc phạm vi quản lý để xảy ra vi phạm trong 4 lĩnh vực nêu trên.
Hoàng Long
Có dấu hiệu tham nhũng tại Đại học Kinh tế quốc dân
Cập nhật: 18/09/2016 19:45
(Thanh tra)- Nằm trong danh sách các trường danh tiếng của Việt Nam thế nhưng môi trường giáo dục tại Đại Học Kinh tế quốc dân bị bao phủ bởi bức màn xám về sai phạm, tiêu cực của bộ phận lãnh đạo suốt nhiều năm. Bức màn xám này dường như vẫn hiện hữu đến nay khi mà các giảng viên “tố” nhà trường có biểu hiện bao che đối với các cá nhân có sai phạm, biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.
Đại học Kinh tế quốc dân với nhiều "tai tiếng" về sai phạm trong nhiều lĩnh vực hoạt động. Ảnh: Thanh Hoa
Sai phạm “khủng” được nhắc đến ở đây là hàng chục tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước bị chi tiêu trái quy định tại Viện Kế toán & Kiểm toán thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân bị phanh phui đưa ra ánh sáng.
Hàng chục tỷ đồng chi sai quy định
Sau khi có đơn phản ánh của cán bộ giảng viên nhà trường, ngày 21/10/2014, thay mặt Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, GS. TS Phan Công Nghĩa, Phó Hiệu trưởng ký Kết luận thanh tra số 18/KL-ĐHKTQD của Nhà trường v/v thanh tra một số hoạt động của Viện Kế toán & Kiểm toán.
Viện Kế toán Kiểm toán được thành lập và trưởng thành cùng với sự phát triển chung của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cùng với sự lớn mạnh về quy mô và vị thế của Nhà trường, ngày 15/10/1991, Khoa Kế toán được thành lập để đào tạo ngành Kế toán độc lập, bắt đầu một thời kỳ mới trong sự nghiệp đào tạo ngành Kế toán tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thực hiện Nghị Quyết của Đại hội Đảng bộ trường lần thứ 26 về đổi mới mô hình tổ chức và thực hiện cơ chế phân cấp giao quyền tự chủ cho các đơn vị trong trường, ngày 17/7/2012, Đảng ủy trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã ban hành Nghị quyết số 04/NQ-ĐU về việc thành lập Viện Kế toán – Kiểm toán trên cơ sở chuyển đổi mô hình tổ chức của Khoa Kế toán.
Số tiền thanh tra là khoản tiền được Đại học Kinh tế quốc dân trích lại từ nguồn học phí thu được từ hoạt động đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học chuyên ngành kế toán của 3 khóa, gồm Khóa 9 (năm 2009-2011), Khóa 10 (năm 2010- năm 2012); khóa 11 (năm 2011- năm 2013).
Theo kết luận, kinh phí mà Viện Kế toán & Kiểm toán sử dụng từ Khóa 9 đến Khóa 11 được quyết toán là hơn 20 tỷ đồng (gần hết toàn bộ số tiền 20,8 tỷ đồng được phân cấp cho đơn vị - PV).
Điều đáng nói là, hàng chục tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước tại Viện Kế toán & Kiểm toán đã bị sử dụng hết sức tùy tiện do không có dự toán, không hề có quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định.
Kết luận thanh tra chỉ rõ, Viện Kế toán & Kiểm toán không xây dựng phương án chi tiêu, các định mức, mức chi tiêu áp dụng cho hệ liên thông Khóa 9 đến Khóa 11. Ngoài ra, đơn vị không phối hợp với Phòng Tài chính Kế toán xây dựng phương án chi tiêu và thực hiện việc lập dự toán thu, chi trình Ban giám hiệu phê duyệt để sử dụng số tiền học phí được phân cấp.
“Viện Kế toán & Kiểm toán thực hiện một số khoản chi và định mức chi khi chưa có kết luận cuối cùng, chưa công khai cho toàn thể viên chức của đơn vị là không đảm bảo nguyên tắc dân chủ, gây ra một số ý kiến thắc mắc trong đơn vị”, Kết luận thanh tra nêu rõ.
Theo Kết luận thanh tra, trách nhiệm thuộc về Ban Chủ nhiệm Khoa và trước hết thuộc về PGS.TS Phạm Quang, Trưởng khoa (hiện là Viện trưởng Viện Kế toán & Kiểm toán - PV).
Đáng buồn là, vi phạm tại Viện Kế toán Kiểm toán tiếp diễn suốt nhiều năm nhờ có sự “đồng ý không đúng quy định của pháp luật” của Đại học Kinh tế Quốc dân và Bộ Giáo dục và Đào tạo khi “Toàn bộ số chi của Khóa 9, Khóa 10, Khóa 11 đơn vị đề nghị quyết toán đã được Phòng Tài chính Kế toán kiểm soát chi và trình Ban Giám hiệu phê duyệt và đưa vào quyết toán, Khóa 9, Khóa 10 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo xét duyệt quyết toán”- nêu tại Kết luận Thanh tra.
Bộ máy lãnh đạo Viện “đút túi” tiền tỷ
Sự phớt lờ quy định pháp luật về hoạt động thu chi tài chính dẫn đến thực trạng những khoản tiền “khủng” như trên sẽ dễ dàng trở thành “miếng bánh” béo bở để chia chác giữa các cá nhân có quyền lực mà lại có mục đích vụ lợi, vun vén cá nhân do không được kiểm soát chặt chẽ theo quy định.
Do không có dự toán thu chi, quy chế chi tiêu nội bộ nên lãnh đạo Khoa đứng đầu là PGS.TS Phạm Quang chỉ đạo chi rất “bạo tay”, trong đó riêng tiền chi quản lý, trách nhiệm cho Trưởng, phó khoa, bộ môn lên tới hơn 3,3 tỷ đồng.
Theo bảng số liệu quyết toán cụ thể từ Khóa 9 đến Khóa 11, trích dẫn từ Kết luận Thanh tra, Trưởng, phó khoa, bộ môn hưởng chi quản lý: Khóa 9 là 629,480 triệu (chiếm 15,34%); Khóa 10 là 819,700 triệu (chiếm 17,34%); Khóa 11 là 1,870 tỷ đồng (chiếm 16,74%).
PGS.TS Phạm Quang, Viện trưởng Viện Kế toán & Kiểm toán chịu trách nhiệm về sai phạm xảy ra tại đơn vị. Ảnh HL
So sánh số tiền hàng tỷ đồng “đút túi” nhóm lãnh đạo “chóp bu” của Viện Kế toán Kiểm toán với số tiền cán bộ, viên chức, người lao động được hưởng thì đúng là… “một trời một vực”.
Người lao đông trực tiếp, cật lực phục vụ cho quá trình giảng dạy chỉ được trả khoản tiền chiếm tỷ lệ rất nhỏ, đơn cử: Khóa 11 chi công tác chủ nhiệm lớp 266 triệu đồng (chiếm 2,38%), chi phí phục vụ đào tạo 326 triệu đồng (chiếm 2,83%), chi tiền công làm ngoài giờ 425 triệu đồng (chiếm 3,8%).
Nhiều giảng viên tâm huyết, có nhiều năm gắn bó với Viện Kế toán & Kiểm toán không khỏi “giật mình” thảng thốt khi nhìn khoản tiền khổng lồ lãnh đạo Viện Kế toán & Kiểm toán “đút túi” hàng năm. Theo phản ánh của giảng viên, trên đây cũng chỉ là phần chi thêm cho ông PGS. TS Phạm Quang, Viện trưởng, PGS. TS Nguyễn Hữu Ánh, Viện phó do cả 2 ông đều được hượng phụ cấp quản lý từ phía nhà trường.
Cần nhắc lại rằng, đây chỉ là số liệu thanh tra đưa ra trong 3 khóa đào tạo liên thông chính quy. Liệu số tiền “đút túi” của Viện trưởng, Viện phó có tăng lên “chóng mặt” khi Đại học Kinh tế quốc dân tiến hành thanh tra toàn bộ các khoản thu và số được phép sử dụng tại Viện Kế toán & Kiểm toán!?
Chúng tôi sẽ tiếp tục đề cập tới các dấu hiệu kê khống số liệu để trục lợi tại Viện Kế toán & Kiểm toán, biểu hiện bao che, để “lọt người, lọt tội” của Đại học Kinh tế quốc dân ở bài báo tiếp theo.
Tại Đại học Kinh tế Quốc dân, Thanh tra Bộ Giáo dục và đào tạo từng chỉ ra hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong công tác tổ chức, cán bộ; công tác đào tạo sau Đại học và liên kết đào tạo; công tác xây dựng cơ bản; các khoản thu chi tài chính giai đoạn từ tháng 7/2008 đến hết tháng 5/2012.
Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo kiến nghị: Song song với việc chấn chỉnh công tác quản lý của Hiệu trưởng - nhà trường tổ chức kiểm điểm xác định rõ trách nhiệm Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng trong quản lý điều hành và ban hành các văn bản trái quy định. Đồng thời tổ chức kiểm điểm, kỷ luật đối với tập thể và cá nhân thuộc phạm vi quản lý để xảy ra vi phạm trong 4 lĩnh vực nêu trên.
Hoàng Long