Em đọc một loạt bài về việc "khách Pháp dọa tẩy chay du lịch VN vì thịt chó", em bức xúc quá. Có mỗi một thằng cha tây nào đó (Không biết có thật không) một ngày nào đó gào toáng lên khi nhìn thấy miếng thịt động vật (chó), thế là có nhiều kẻ tung hê nhặng lên. Nào là văn hóa, nào là man rợ, nào là cần phải có luật...Rồi có cả một ông nhà thơ- Mà dạo này thơ ông cũng nhạt như thịt lợn tăng trọng- đăng đàn bài trừ cái gọi là "không văn minh". Bản thân em cảm thấy thực sự bị xúc phạm khi những người "văn minh" kia cứ cố gắng chứng minh chó là bạn với người. Em chỉ biết khi người Việt xúc phạm nhau nặng nề nhất là khi họ nói nhau: Đồ con chó!. Các vị ấy cứ cố chứng minh sự tinh khôn của loài chó. Nhưng các vị nên hiểu nếu chó nó thông minh hơn chúng ta, thì kẻ nằm trên bàn nhậu là chúng ta rồi. Hãy để loài vật về vị trí của nó. Chúng ta tiến hóa hơn, chúng ta là chúa tể. Động vật sinh ra để phục vụ và cung cấp thực phẩm cho chúng ta. Ngay trong giáo lí nhà Phật cũng có khái niệm "hóa kiếp".
Trở lại với chuyện thịt chó. Có một điều đơn giản là ai không thích thì không ăn. Khi không ăn rồi thì cũng chẳng ai bắt ăn. Vậy thì tại sao lại cấm (đả kích) người khác ăn bằng cái mác "văn minh". Nếu ông tây nào đó không thích đến VN, thì đó là việc của ông ta. Nhưng khi ông ta đến rồi thì phải tôn trọng nơi ông ta đến. Biết đâu có nhưng ông tây khác đến, thích thịt chó, rồi khi ông đi "đất bỗng hóa tâm hồn". Cái văn minh nhất là cách tôn trọng nhau. Hàng ngàn đời này, ông bà tổ tiên ta cũng đã như vậy. Khi đói kém, cả tháng không có miếng thịt mới thấy thế nào là "đạm". Khi miếng ăn đã đủ đầy, những ngày có đám (việc) nghe câu "đụng con chó" nó thật gần gũi anh em, làng xóm. Ngày nay, trong cái thời đại mà người ta mang laptop ra quán ăn fast food ngồi cả ngày. Sáng sáng nhiều quý ông, quý bà dắt chó ra nơi công cộng đi ỉa (bậy). Nghe đâu có những con chó cả chục nghìn mĩ kim. Vị thế con chó được nâng cao hơn. Kệ cho những "chuẩn mực chó" (để đánh giá chủ nhân) thì cái giá trị nói chung của con chó Việt vẫn nằm trong tiêu chuẩn: nhất vện, nhì vàng, tam hoàng, tứ đốm. Tại sao chúng ta cứ phải băn khoăn đến tự ti vì ba cái ý kiến của những người thiếu tôn trọng chúng ta. Có lẽ thay vì bàn việc nên hay không nên, chúng ta hãy tìm cách quản lí VSTP, định hướng, nâng tầm để thịt chó là một giá trị truyền thống
Em chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của Mao: Chó sủa cứ sủa, đoàn người cứ đi
Trở lại với chuyện thịt chó. Có một điều đơn giản là ai không thích thì không ăn. Khi không ăn rồi thì cũng chẳng ai bắt ăn. Vậy thì tại sao lại cấm (đả kích) người khác ăn bằng cái mác "văn minh". Nếu ông tây nào đó không thích đến VN, thì đó là việc của ông ta. Nhưng khi ông ta đến rồi thì phải tôn trọng nơi ông ta đến. Biết đâu có nhưng ông tây khác đến, thích thịt chó, rồi khi ông đi "đất bỗng hóa tâm hồn". Cái văn minh nhất là cách tôn trọng nhau. Hàng ngàn đời này, ông bà tổ tiên ta cũng đã như vậy. Khi đói kém, cả tháng không có miếng thịt mới thấy thế nào là "đạm". Khi miếng ăn đã đủ đầy, những ngày có đám (việc) nghe câu "đụng con chó" nó thật gần gũi anh em, làng xóm. Ngày nay, trong cái thời đại mà người ta mang laptop ra quán ăn fast food ngồi cả ngày. Sáng sáng nhiều quý ông, quý bà dắt chó ra nơi công cộng đi ỉa (bậy). Nghe đâu có những con chó cả chục nghìn mĩ kim. Vị thế con chó được nâng cao hơn. Kệ cho những "chuẩn mực chó" (để đánh giá chủ nhân) thì cái giá trị nói chung của con chó Việt vẫn nằm trong tiêu chuẩn: nhất vện, nhì vàng, tam hoàng, tứ đốm. Tại sao chúng ta cứ phải băn khoăn đến tự ti vì ba cái ý kiến của những người thiếu tôn trọng chúng ta. Có lẽ thay vì bàn việc nên hay không nên, chúng ta hãy tìm cách quản lí VSTP, định hướng, nâng tầm để thịt chó là một giá trị truyền thống
Em chợt nhớ đến câu nói nổi tiếng của Mao: Chó sủa cứ sủa, đoàn người cứ đi