Tự thú của cảnh sát giao thông Mỹ
Với những quái xế thường xuyên nhận vé phạt chạy quá tốc độ thì bí ẩn đằng sau mỗi cảnh sát giao thông là cả một chân trời cần khám phá.
Cách đây 35 năm, cậu thanh niên trung học Mike Brucks nhận ra mình muốn trở thành một cảnh sát giao thông. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Mike tham giao vào quân đội và trở thành một cảnh sát giao thông quân sự ở miền tây Texas và New Mixico. Sau 6 năm ở đây, anh chàng chính thức gia nhập lực lượng cảnh sát.
Cuối tháng 5/2013, ông chính thức nghỉ hưu sau 22 năm làm nghề cảnh sát giao thông. Số lượng vé phạt ông từng viết khoảng 40.000 chiếc, chủ yếu trong khi đi tuần trên chiếc môtô Kawasaki hay Harley-Davidson. Vì đã chính thức nghỉ hưu nên Mike chia sẻ với Popularmechanics những kinh nghiệm cho người chạy xe tránh khỏi những vé phạt.
1. Nguyên nhân lái xe hay bị bắt
SPEEDBUCKS-1-t607-5531-1387364826.jpg
Chắc chắn vượt tốc độ là yếu tố đứng đầu bảng, hầu hết các lái xe dường như không cảm nhận được hoặc cố tình vượt tốc độ tối đa cho phép. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác như không cài dây an toàn, sử dụng điện thoại, vượt đèn đỏ. Cũng theo Mike, nhiều viên cảnh sát khác phạt những lỗi như biển số hết hạn đăng ký, không có bảo hiểm hay giấy tờ... Nhưng đối với ông chỉ tập trung vào những lỗi mà ông cho là có thể gây ra tai nạn.
2. Dùng xe máy hay ôtô dễ bắt người vi phạm hơn?
Hầu hết môtô có khả năng tăng tốc nhanh hơn, và linh hoạt hơn khi tham gia giao thông, ngồi trong ôtô lại bị hạn chế tầm nhìn, chính vì thế câu trả lời là môtô. Mike lớn lên với những chiếc "cào cào", đã từng dạy lái xe, sở hữu một chiếc BMW RT1150 nên các tay lái khó lòng chạy thoát.
3. Cảnh sát nấp chỗ kín có phải là thủ đoạn lừa dối?
Không, vì các tay lái có thể trang bị những chiếc máy dò radar nên việc phát hiện ra vị trí của cảnh sát khá đơn giản. Những nơi đứng ưa thích của Mike là dưới chân cầu vượt hay trên cầu, đường cao tốc, bởi ở đó ông có đủ khoảng trống để khởi động chiếc môtô của mình và tăng tốc đuổi theo người vi phạm.
4. Có phải cứ bị bắt là bị phạt?
Không! Những tuyến đường ở Texas quy định tốc độ tối đa khoảng 60 dặm/h (96 km/h), nếu những người nào chẳng may chạy quá một chút thì sẽ chỉ bị Mike túm được và nhắc nhở. Nếu chạy quá 80 dặm/h (129 km/h), lúc đó tài xế sẽ nhận ngay một vé phạt không cần giải thích.
5. Lái xe thường nói gì khi bị bắt?
Nhiều người lấy lý do phải đưa người nhà đến bệnh viện nên chạy quá tốc độ, trong những trường hợp như vậy Mike chỉ chủ động khuyên nhủ nếu mức độ vi phạm không quá nghiêm trọng. Theo ông nhịp sống ngày càng vội vã khiến người ta dễ vi phạm tốc độ, bởi lẽ cần đến công sở đúng giờ, con cái cần đến trường... Khoảng 98% những người nhận vé phạt của Mike đều là công dân chấp hành luật pháp tốt, họ không vui vì nhận vé phạt nhưng cũng không hề than phiền sau đó. Với nhiều trường hợp, đôi khi Mike chỉ viết vài dòng nhắc nhở vào tấm vé.
6. Những người nào thường vượt quá tốc độ?
Brazilian-Federal-Highway-Poli-5603-5804
Từ thứ hai đến thứ sáu, mọi người vội vã đi làm nên hầu hết là nhân viên công sở. Thứ bảy và chủ nhật đường thông thoáng hơn, thường có những phần tử quá khích tập trung để thể hiện tốc độ trên ôtô hoặc môtô. Mike thường phải kết hợp với đồng nghiệp, làm việc cả ngày và đêm để chặn bắt những kẻ ngông cuồng.
7. Giới hạn tốc độ như vậy có quá thấp?
Không, các kỹ sư giao thông đã tính toán kỹ lưỡng và đưa ra con số an toàn nhất cho mọi người, bởi lẽ nếu vượt qua, trong nhiều trường hợp người lái dễ dàng tự gây tai nạn cho chính mình.
8. Trường hợp khó khăn nhất từng gặp?
Một người phụ nữ đã chạy với tốc độ gần 180 km/h suốt khoảng 15-20 phút trên đường cao tốc ở New Mexico. Mọi người đều có lý do, và Mike muốn biết lý do đó. Trớ trêu thay, người phụ nữ khóc lóc và giải thích bởi đang vội vàng phóng tới một khách sạn để bắt ông chồng ngoại tình với người phụ nữ khác. Mike đành ngậm ngùi khuyên nhủ và cho đi.
9. Trường hợp điên loạn nhất từng gặp?
Mike bắt được một gã chạy ở tốc độ 220 km/h, chủ yếu là do anh ta nghĩ đã bỏ xa được Mike. Ngay khi bắt được, viên cảnh sát khóa bánh xe, rất tức giận bởi có thể gã chạy xe vừa gây ra tội trạng gì và đang trên đường bỏ chạy. Nhưng trớ trêu, tài xế lại là một cậu bé chưa bao giờ phạm tội, nhưng pháp luật thì không chừa ai cả.
10. Khi nào Mike không đuổi theo người vượt quá tốc độ?
Đó là lần phát hiện ra gã chạy môtô ở tốc độ khủng khiếp tới 304 km/h. Mike không đuổi theo bởi việc đó có thể gây tai nạn cho hai người và cả những người tham gia giao thông khác.
link:http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-thu-cua-canh-sat-giao-thong-my-2925589.html
Dù có vì động cơ xây dựng hình tượng đi chăng nữa thì cũng rất nên soi lại mình. Làm việc có tâm có trách nhiệm phải được thể hiện bằng hàng động chứ không phải bằng khẩu hiệu như kiểu "....tháng cao điểm an toàn gt....".
Ngẫm cho vui, cho thêm nhiều cảm xúc khác nhau
Với những quái xế thường xuyên nhận vé phạt chạy quá tốc độ thì bí ẩn đằng sau mỗi cảnh sát giao thông là cả một chân trời cần khám phá.
Cách đây 35 năm, cậu thanh niên trung học Mike Brucks nhận ra mình muốn trở thành một cảnh sát giao thông. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, Mike tham giao vào quân đội và trở thành một cảnh sát giao thông quân sự ở miền tây Texas và New Mixico. Sau 6 năm ở đây, anh chàng chính thức gia nhập lực lượng cảnh sát.
Cuối tháng 5/2013, ông chính thức nghỉ hưu sau 22 năm làm nghề cảnh sát giao thông. Số lượng vé phạt ông từng viết khoảng 40.000 chiếc, chủ yếu trong khi đi tuần trên chiếc môtô Kawasaki hay Harley-Davidson. Vì đã chính thức nghỉ hưu nên Mike chia sẻ với Popularmechanics những kinh nghiệm cho người chạy xe tránh khỏi những vé phạt.
1. Nguyên nhân lái xe hay bị bắt
SPEEDBUCKS-1-t607-5531-1387364826.jpg
Chắc chắn vượt tốc độ là yếu tố đứng đầu bảng, hầu hết các lái xe dường như không cảm nhận được hoặc cố tình vượt tốc độ tối đa cho phép. Bên cạnh đó, những nguyên nhân khác như không cài dây an toàn, sử dụng điện thoại, vượt đèn đỏ. Cũng theo Mike, nhiều viên cảnh sát khác phạt những lỗi như biển số hết hạn đăng ký, không có bảo hiểm hay giấy tờ... Nhưng đối với ông chỉ tập trung vào những lỗi mà ông cho là có thể gây ra tai nạn.
2. Dùng xe máy hay ôtô dễ bắt người vi phạm hơn?
Hầu hết môtô có khả năng tăng tốc nhanh hơn, và linh hoạt hơn khi tham gia giao thông, ngồi trong ôtô lại bị hạn chế tầm nhìn, chính vì thế câu trả lời là môtô. Mike lớn lên với những chiếc "cào cào", đã từng dạy lái xe, sở hữu một chiếc BMW RT1150 nên các tay lái khó lòng chạy thoát.
3. Cảnh sát nấp chỗ kín có phải là thủ đoạn lừa dối?
Không, vì các tay lái có thể trang bị những chiếc máy dò radar nên việc phát hiện ra vị trí của cảnh sát khá đơn giản. Những nơi đứng ưa thích của Mike là dưới chân cầu vượt hay trên cầu, đường cao tốc, bởi ở đó ông có đủ khoảng trống để khởi động chiếc môtô của mình và tăng tốc đuổi theo người vi phạm.
4. Có phải cứ bị bắt là bị phạt?
Không! Những tuyến đường ở Texas quy định tốc độ tối đa khoảng 60 dặm/h (96 km/h), nếu những người nào chẳng may chạy quá một chút thì sẽ chỉ bị Mike túm được và nhắc nhở. Nếu chạy quá 80 dặm/h (129 km/h), lúc đó tài xế sẽ nhận ngay một vé phạt không cần giải thích.
5. Lái xe thường nói gì khi bị bắt?
Nhiều người lấy lý do phải đưa người nhà đến bệnh viện nên chạy quá tốc độ, trong những trường hợp như vậy Mike chỉ chủ động khuyên nhủ nếu mức độ vi phạm không quá nghiêm trọng. Theo ông nhịp sống ngày càng vội vã khiến người ta dễ vi phạm tốc độ, bởi lẽ cần đến công sở đúng giờ, con cái cần đến trường... Khoảng 98% những người nhận vé phạt của Mike đều là công dân chấp hành luật pháp tốt, họ không vui vì nhận vé phạt nhưng cũng không hề than phiền sau đó. Với nhiều trường hợp, đôi khi Mike chỉ viết vài dòng nhắc nhở vào tấm vé.
6. Những người nào thường vượt quá tốc độ?
Brazilian-Federal-Highway-Poli-5603-5804
Từ thứ hai đến thứ sáu, mọi người vội vã đi làm nên hầu hết là nhân viên công sở. Thứ bảy và chủ nhật đường thông thoáng hơn, thường có những phần tử quá khích tập trung để thể hiện tốc độ trên ôtô hoặc môtô. Mike thường phải kết hợp với đồng nghiệp, làm việc cả ngày và đêm để chặn bắt những kẻ ngông cuồng.
7. Giới hạn tốc độ như vậy có quá thấp?
Không, các kỹ sư giao thông đã tính toán kỹ lưỡng và đưa ra con số an toàn nhất cho mọi người, bởi lẽ nếu vượt qua, trong nhiều trường hợp người lái dễ dàng tự gây tai nạn cho chính mình.
8. Trường hợp khó khăn nhất từng gặp?
Một người phụ nữ đã chạy với tốc độ gần 180 km/h suốt khoảng 15-20 phút trên đường cao tốc ở New Mexico. Mọi người đều có lý do, và Mike muốn biết lý do đó. Trớ trêu thay, người phụ nữ khóc lóc và giải thích bởi đang vội vàng phóng tới một khách sạn để bắt ông chồng ngoại tình với người phụ nữ khác. Mike đành ngậm ngùi khuyên nhủ và cho đi.
9. Trường hợp điên loạn nhất từng gặp?
Mike bắt được một gã chạy ở tốc độ 220 km/h, chủ yếu là do anh ta nghĩ đã bỏ xa được Mike. Ngay khi bắt được, viên cảnh sát khóa bánh xe, rất tức giận bởi có thể gã chạy xe vừa gây ra tội trạng gì và đang trên đường bỏ chạy. Nhưng trớ trêu, tài xế lại là một cậu bé chưa bao giờ phạm tội, nhưng pháp luật thì không chừa ai cả.
10. Khi nào Mike không đuổi theo người vượt quá tốc độ?
Đó là lần phát hiện ra gã chạy môtô ở tốc độ khủng khiếp tới 304 km/h. Mike không đuổi theo bởi việc đó có thể gây tai nạn cho hai người và cả những người tham gia giao thông khác.
link:http://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/tu-thu-cua-canh-sat-giao-thong-my-2925589.html
Dù có vì động cơ xây dựng hình tượng đi chăng nữa thì cũng rất nên soi lại mình. Làm việc có tâm có trách nhiệm phải được thể hiện bằng hàng động chứ không phải bằng khẩu hiệu như kiểu "....tháng cao điểm an toàn gt....".
Ngẫm cho vui, cho thêm nhiều cảm xúc khác nhau