- Biển số
- OF-57583
- Ngày cấp bằng
- 24/2/10
- Số km
- 3,497
- Động cơ
- 474,866 Mã lực
Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 1, đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ, đường Phạm Văn Đồng… là những đường có CSGT mặc thường phục bắn tốc độ.
Chiều nay, 18/4, Trưởng phòng Tham mưu Tổng hợp Cảnh sát giao thông Hà Nội, Trung tá Trần Ngọc Ánh cho biết, các đường sau đây sẽ có cảnh sát mặc thường phục, bắn tốc độ: Quốc lộ 1 (đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ), Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, các Quốc lộ 5, 6, 32…
Trước đó, từ ngày 5/4, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã cải trang để bắn tốc độ trên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), khi lệnh giảm tốc độ tối đa từ 100km/giờ xuống 80km/giờ.
“Lý do giảm tốc độ tối đa xuống là vì người ta phát hiện lún sụt trên đường này nên giảm tốc độ để đảm bảo an toàn cho người đi xe” – Trung tá Trần Ngọc Ánh cho hay.
Còn Thượng tá Trần Sơn, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ lý giải việc công an mặc thường phục là tuân theo Thông tư 27 của Bộ Công an, trong đó quy định, được bố trí cán bộ hóa trang để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, khi tình hình an ninh, trật tự phức tạp…
“Nhưng tại sao công an không mặc cảnh phục, đứng lộ diện tại các “điểm nóng” để ngăn ngừa sai phạm?” – khi chúng tôi hỏi điều này thì Thượng tá Trần Sơn cho hay: “Những người đi xe phải tự giác chấp hành Luật Giao thông chứ không phải chỉ chấp hành đối phó khi có cảnh sát. Việc hóa trang là để xử phạt những người như vậy”.
Cảnh sát mặc cảnh phục mới được dừng xe
Tuy cảnh sát giao thông được mặc thường phục để sử dụng nghiệp vụ nhưng theo Trung tá Trần Ngọc Ánh, nếu là lực lượng công an thì chỉ có những người mặc cảnh phục mới được dừng xe, xử phạt. Nên lực lượng công an "giả trang" dân thường luôn luôn phải tác nghiệp cùng các chiến sĩ mặc cảnh phục, để đề phòng kẻ xấu giả danh, "trấn lột" người dân.
Theo Hoàng Lan (VTC News)
Chiều nay, 18/4, Trưởng phòng Tham mưu Tổng hợp Cảnh sát giao thông Hà Nội, Trung tá Trần Ngọc Ánh cho biết, các đường sau đây sẽ có cảnh sát mặc thường phục, bắn tốc độ: Quốc lộ 1 (đoạn Pháp Vân – Cầu Giẽ), Đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3, đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, các Quốc lộ 5, 6, 32…
Trước đó, từ ngày 5/4, Cảnh sát giao thông Hà Nội đã cải trang để bắn tốc độ trên Đại lộ Thăng Long (Hà Nội), khi lệnh giảm tốc độ tối đa từ 100km/giờ xuống 80km/giờ.
“Lý do giảm tốc độ tối đa xuống là vì người ta phát hiện lún sụt trên đường này nên giảm tốc độ để đảm bảo an toàn cho người đi xe” – Trung tá Trần Ngọc Ánh cho hay.
Còn Thượng tá Trần Sơn, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ lý giải việc công an mặc thường phục là tuân theo Thông tư 27 của Bộ Công an, trong đó quy định, được bố trí cán bộ hóa trang để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, khi tình hình an ninh, trật tự phức tạp…
“Nhưng tại sao công an không mặc cảnh phục, đứng lộ diện tại các “điểm nóng” để ngăn ngừa sai phạm?” – khi chúng tôi hỏi điều này thì Thượng tá Trần Sơn cho hay: “Những người đi xe phải tự giác chấp hành Luật Giao thông chứ không phải chỉ chấp hành đối phó khi có cảnh sát. Việc hóa trang là để xử phạt những người như vậy”.
Cảnh sát mặc cảnh phục mới được dừng xe
Tuy cảnh sát giao thông được mặc thường phục để sử dụng nghiệp vụ nhưng theo Trung tá Trần Ngọc Ánh, nếu là lực lượng công an thì chỉ có những người mặc cảnh phục mới được dừng xe, xử phạt. Nên lực lượng công an "giả trang" dân thường luôn luôn phải tác nghiệp cùng các chiến sĩ mặc cảnh phục, để đề phòng kẻ xấu giả danh, "trấn lột" người dân.
Theo Hoàng Lan (VTC News)