- Biển số
- OF-67475
- Ngày cấp bằng
- 1/7/10
- Số km
- 321
- Động cơ
- 434,563 Mã lực
Phát hiện mẫu xăng bất thường
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường và chất lượng (Bộ Khoa học và công nghệ) nghi ngờ các vụ xe cháy có thể do xăng không đảm bảo chất lượng nên đã vào cuộc thử nghiệm, kiểm tra nhiều mẫu xăng.
Xe Air Blade của Hãng Honda cháy trên đường Hai Bà Trưng, Hà Nội ngày 27-10. Ảnh: Nam Khánh (Tuổi Trẻ) Ông Trần Văn Vinh, phó tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường và chất lượng, cho biết: Lãnh đạo tổng cục đã họp bàn và có đặt vấn đề các vụ cháy, nổ này chắc chắn có những nguyên nhân mà đến nay chúng ta chưa biết rõ nên phải đi tìm hiểu. Chúng tôi đặt vấn đề có thể do chất lượng xăng nên đã tiến hành làm các thử nghiệm, kiểm tra đối với một số mẫu xăng, đặc biệt các mẫu xăng ở nơi xe bị cháy có thể mua nhằm xác định có vấn đề gì bất thường hay không.
Vì sao từ trước đến nay việc cháy nổ xe không xảy ra nhiều nhưng giai đoạn gần đây lại liên tục như vậy? Có thể do vừa qua TP.HCM đã công bố 11 đơn vị kinh doanh xăng, dầu có trị số octan không đảm bảo nên các hộ kinh doanh khác đã tự pha một số hóa chất, phụ gia khác vào xăng để tăng trị số octan, nhằm lẩn tránh sai lỗi về chỉ số octan trong xăng. Các hóa chất, phụ gia này có thể là tác nhân gây ra tình huống cháy nổ như trên.
Vì vậy, tổng cục đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xem có phải nguyên nhân từ xăng hay không. Cho đến nay việc kiểm tra các mẫu xăng này vẫn đang được tiến hành, đã có một số kết quả, tuy nhiên chưa có kết luận chính thức.
Theo ông, điều kiện như thế nào sẽ khiến xăng phát cháy, nổ như dư luận nghi ngờ thời gian gần đây?
Để có thể xảy ra cháy nổ ở điều kiện bình thường phải đảm bảo đủ hai yếu tố cơ bản: một là có nhiên liệu và hai là có nguồn nhiệt cao, lửa. Ở đây xăng là nhiên liệu dễ cháy, nó có thể rò rỉ theo gioăng bị hở hay một nguyên nhân nào đó. Nhưng để cháy được phải có nguồn nhiệt cao, có mồi lửa. Nếu không có lửa, cả một chậu xăng để ngoài trời nắng 40-50OC cũng không bao giờ tự bốc cháy.
Vậy mồi lửa ở đâu ra trên ôtô, xe máy bị cháy, nổ. Nếu nói về những bộ phận dễ đánh lửa như bugi có thể phát sinh tia lửa điện thì từ trước đến nay rất nhiều xe cũ bị hỏng, mất các bộ phận bảo vệ bugi, thậm chí bugi hở, dùng dây điện quấn vào, xăng dầu vẫn rò rỉ mà không cháy.
Như vậy có thể khu biệt lại khả năng phải có nguồn nhiệt cao, lửa ở đâu đó trên chiếc xe mới cháy được. Cháy ở đây là cháy bền, nhựa cháy rất âm ỉ, nguồn phát cháy phải rất nóng mới có thể làm cháy các bộ phận nhựa, rồi cháy đến khu vực nhiên liệu.
Qua thu thập thông tin, chúng tôi thấy có rất nhiều vụ không cháy hết, chỉ cháy một số điểm, vậy phải cháy ở phần nào đó trước rồi mới đến lúc xăng bị bung ra xe mới cháy bùng lên. Tại sao lại có nguồn nhiệt cao, lửa thì đã có nhiều phân tích cho rằng do điện, do chủ xe lắp thêm bộ phận này bộ phận kia. Tuy nhiên, việc “độ” xe như vậy không phải bây giờ mới có. Do đó chúng tôi cho triển khai lấy mẫu xăng xem có gì bất thường trong xăng không và sự bất thường đó có liên quan đến cháy, nổ không.
Đây thật sự là một vấn đề rất lớn cần phải có sự tham gia của các viện nghiên cứu, các nhà khoa học về cháy, nổ mới có kết luận khoa học và chính xác được. Hiện nay các ý kiến đều mang tính phân tích, phỏng đoán, chưa làm thực nghiệm cụ thể thì khó có thể khẳng định do nguyên nhân nào gây ra liên quan đến xăng.
Có thể có nguyên nhân do xăng có pha ethanol, methanol hay acetone không?
Dư luận nói như vậy nhưng vẫn phải có lửa, nhiệt cao thì mới cháy, nổ được. Cũng có thể việc pha hỗn hợp các chất này vào xăng thì theo thiết kế ban đầu của xe không phù hợp cho loại xăng mới. Do đó nó có ảnh hưởng đến bộ phận nào đó của xe dẫn đến rò rỉ xăng, gặp nguồn nhiệt cao, tia lửa gây cháy.
Trước khi Bộ Công thương cho phép sử dụng xăng E5, bộ đã cho chạy thử nghiệm một thời gian trên một số taxi và có bằng chứng khoa học về việc sử dụng loại xăng này đảm bảo an toàn. Thực tế theo thông tin đại chúng thì chưa thấy taxi nào bị cháy.
Thực tế quá trình kiểm tra đã phát hiện có cửa hàng xăng pha methanol, một mẫu kiểm nghiệm của chúng tôi cho thấy hàm lượng methanol pha vào xăng lên đến 20% thể tích. Tuy nhiên nó có phải tác nhân gây cháy hay không thì chưa thể xác định.
Mong rằng Cơ quan chức năng sẽ sớm có kết luận chính thức và có phương án quản lý chất lượng xăng dầu !
Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường và chất lượng (Bộ Khoa học và công nghệ) nghi ngờ các vụ xe cháy có thể do xăng không đảm bảo chất lượng nên đã vào cuộc thử nghiệm, kiểm tra nhiều mẫu xăng.
Vì sao từ trước đến nay việc cháy nổ xe không xảy ra nhiều nhưng giai đoạn gần đây lại liên tục như vậy? Có thể do vừa qua TP.HCM đã công bố 11 đơn vị kinh doanh xăng, dầu có trị số octan không đảm bảo nên các hộ kinh doanh khác đã tự pha một số hóa chất, phụ gia khác vào xăng để tăng trị số octan, nhằm lẩn tránh sai lỗi về chỉ số octan trong xăng. Các hóa chất, phụ gia này có thể là tác nhân gây ra tình huống cháy nổ như trên.
Vì vậy, tổng cục đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xem có phải nguyên nhân từ xăng hay không. Cho đến nay việc kiểm tra các mẫu xăng này vẫn đang được tiến hành, đã có một số kết quả, tuy nhiên chưa có kết luận chính thức.
Theo ông, điều kiện như thế nào sẽ khiến xăng phát cháy, nổ như dư luận nghi ngờ thời gian gần đây?
Để có thể xảy ra cháy nổ ở điều kiện bình thường phải đảm bảo đủ hai yếu tố cơ bản: một là có nhiên liệu và hai là có nguồn nhiệt cao, lửa. Ở đây xăng là nhiên liệu dễ cháy, nó có thể rò rỉ theo gioăng bị hở hay một nguyên nhân nào đó. Nhưng để cháy được phải có nguồn nhiệt cao, có mồi lửa. Nếu không có lửa, cả một chậu xăng để ngoài trời nắng 40-50OC cũng không bao giờ tự bốc cháy.
Vậy mồi lửa ở đâu ra trên ôtô, xe máy bị cháy, nổ. Nếu nói về những bộ phận dễ đánh lửa như bugi có thể phát sinh tia lửa điện thì từ trước đến nay rất nhiều xe cũ bị hỏng, mất các bộ phận bảo vệ bugi, thậm chí bugi hở, dùng dây điện quấn vào, xăng dầu vẫn rò rỉ mà không cháy.
Như vậy có thể khu biệt lại khả năng phải có nguồn nhiệt cao, lửa ở đâu đó trên chiếc xe mới cháy được. Cháy ở đây là cháy bền, nhựa cháy rất âm ỉ, nguồn phát cháy phải rất nóng mới có thể làm cháy các bộ phận nhựa, rồi cháy đến khu vực nhiên liệu.
Qua thu thập thông tin, chúng tôi thấy có rất nhiều vụ không cháy hết, chỉ cháy một số điểm, vậy phải cháy ở phần nào đó trước rồi mới đến lúc xăng bị bung ra xe mới cháy bùng lên. Tại sao lại có nguồn nhiệt cao, lửa thì đã có nhiều phân tích cho rằng do điện, do chủ xe lắp thêm bộ phận này bộ phận kia. Tuy nhiên, việc “độ” xe như vậy không phải bây giờ mới có. Do đó chúng tôi cho triển khai lấy mẫu xăng xem có gì bất thường trong xăng không và sự bất thường đó có liên quan đến cháy, nổ không.
Đây thật sự là một vấn đề rất lớn cần phải có sự tham gia của các viện nghiên cứu, các nhà khoa học về cháy, nổ mới có kết luận khoa học và chính xác được. Hiện nay các ý kiến đều mang tính phân tích, phỏng đoán, chưa làm thực nghiệm cụ thể thì khó có thể khẳng định do nguyên nhân nào gây ra liên quan đến xăng.
Có thể có nguyên nhân do xăng có pha ethanol, methanol hay acetone không?
Dư luận nói như vậy nhưng vẫn phải có lửa, nhiệt cao thì mới cháy, nổ được. Cũng có thể việc pha hỗn hợp các chất này vào xăng thì theo thiết kế ban đầu của xe không phù hợp cho loại xăng mới. Do đó nó có ảnh hưởng đến bộ phận nào đó của xe dẫn đến rò rỉ xăng, gặp nguồn nhiệt cao, tia lửa gây cháy.
Trước khi Bộ Công thương cho phép sử dụng xăng E5, bộ đã cho chạy thử nghiệm một thời gian trên một số taxi và có bằng chứng khoa học về việc sử dụng loại xăng này đảm bảo an toàn. Thực tế theo thông tin đại chúng thì chưa thấy taxi nào bị cháy.
Thực tế quá trình kiểm tra đã phát hiện có cửa hàng xăng pha methanol, một mẫu kiểm nghiệm của chúng tôi cho thấy hàm lượng methanol pha vào xăng lên đến 20% thể tích. Tuy nhiên nó có phải tác nhân gây cháy hay không thì chưa thể xác định.
Theo Minh Quang
Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
Mong rằng Cơ quan chức năng sẽ sớm có kết luận chính thức và có phương án quản lý chất lượng xăng dầu !