[Funland] Công ty tư nhân Trung Quốc phóng thành công tên lửa đẩy tự chế tạo

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Nguồn
Trung Quốc 2024_1_11 (1).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (2).jpg

Doanh nghiệp hàng không vũ trụ tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Orienspace ngày 11/1 đã phóng thành công tên lửa đẩy Gravity-1 sử dụng nhiên liệu rắn mạnh nhất thế giới từ một bệ phóng nổi gần bờ biển Hải Dương, tỉnh Sơn Đông đưa ba vệ tinh thời tiết vào quỹ đạo.
Tên lửa Gravity-1 mang theo ba vệ tinh mang tên chòm sao Yunyao-1 với số sê-ri 18, 19 và 20 được phóng từ một tàu ngoài khơi bờ biển tỉnh Sơn Đông. Trong tương lai, chòm sao này sẽ được tăng lên 90 vệ tinh, được thiết kế để theo dõi thời tiết và những thay đổi trong khí quyển.
Lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân được xem là ngành có tốc độ phát triển nhanh ở Trung Quốc thời gian qua nhưng ít có công ty nào có thể phóng tên lửa đẩy hạng nặng như Orienspace.
Công ty Orienspace được thành lập từ năm 2020. Tên lửa Gravity-1 do công ty này chế tạo cao khoảng 30 m, trọng lượng cất cánh khoảng 400 tấn và có sức đẩy 600 tấn. Nó có thể đưa tải trọng khoảng 6.500 kg lên quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO) hoặc 4.200 kg lên quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời (SSO) cao khoảng 500 km, theo đó đây được xem là loại tên lửa mạnh nhất do một công ty tư nhân của Trung Quốc phát triển.
Khoang chở hàng của tên lửa Orienspace có đường kính 4,2m và cao 9m đủ rộng rãi để chứa hàng hóa cho trạm vũ trụ của Trung Quốc nếu cần thiết.
Tên lửa Gravity-1 nặng gần gấp đôi mẫu tên lửa Vega-C của Cơ quan vũ trụ Châu Âu - từng là mẫu tên lửa đẩy nhiên liệu rắn mạnh nhất thế giới trước đó.
Theo tờ Aerospace China, trong thị trường internet vệ tinh có quỹ đạo thấp và trung bình, tên lửa Gravity-1 có thể hỗ trợ phóng tới 30 vệ tinh nặng 100kg mỗi vệ tinh. Đối với những khách hàng đặc biệt như quân đội Trung Quốc, họ thậm chí có thể phóng vệ tinh trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trung Quốc 2024_1_11 (3).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (4).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (5).jpg

Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ truyền thống của Trung Quốc, vốn do quân đội và các doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ chốt. Tuy nhiên trước sự phát triển của các công ty không gian tư nhân SpaceX của Mỹ đang tạo nên sức ép không hề nhỏ lên ngành hàng không vũ trụ của Bắc Kinh.
Chỉ riêng SpaceX, công ty này đã có thể phóng gần 100 tên lửa đẩy tái sử dụng mỗi năm mang theo hàng trăm vệ tinh các loại
Với xu thế đó các công ty hàng không vũ trụ tư nhân ở Trung Quốc mọc lên như nấm trong những năm gần đây mang theo hy vọng giành chiến thắng trong cuộc đua không gian mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, quy mô của các công ty này vẫn còn nhỏ so với SpaceX và có sự không chắc chắn đáng kể về việc liệu họ có thể phát triển năng lực kỹ thuật và hiệu quả thương mại để cạnh tranh với Mỹ hay không.
OrienSpace chưa tiết lộ chi phí cho lần phóng đầu tiên nhưng Giám đốc điều hành Wei Kai cho biết công ty đã áp dụng một loạt biện pháp để thiết lập mô hình dịch vụ phóng tên lửa quy mô lớn, thuận tiện và chi phí thấp.
Ông Wei Kai cho biết nhà máy ở Hải Dương sẽ đạt công suất sản xuất hàng năm là 20 tên lửa.
Việc sử dụng nhiên liệu rắn thuận tiện và an toàn cho phép hoàn thành quá trình lắp ráp, thử nghiệm và phóng tên lửa trong bán kính 5km, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí sản xuất.
Theo OrienSpace, các vụ phóng ngoài khơi mang lại những lợi thế bổ sung về mặt an toàn và tần suất phóng, với khả năng thực hiện các nhiệm vụ phóng hàng tuần bằng cách sử dụng một tàu duy nhất.
Wei Kai nói với Aerospace China rằng cấu trúc tên lửa Gravity-1 được thiết kế để sản xuất hàng loạt nhanh chóng. Phần thân và hệ thống đẩy của nó có cùng đường kính, giúp đơn giản hóa quy trình sản xuất và cải thiện đáng kể hiệu quả sản xuất đồng thời cắt giảm chi phí sản xuất.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trung Quốc 2024_1_11 (6).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (6a).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (7).jpg

Thiết kế sư trưởng của OrienSpace Bu Xiangwei cho biết những cải tiến của công ty chẳng hạn như bọc tên lửa trong lớp vỏ bảo vệ màu trắng trước khi vận chuyển và phóng đã tiết kiệm đáng kể chi phí.
Lớp vỏ bên ngoài giữ nhiệt độ của tên lửa ở khoảng 15 độ C vào mùa đông và cách ly mưa và tuyết bên ngoài.
Theo OrienSpace, các vụ phóng ngoài khơi mang lại những lợi thế bổ sung về mặt an toàn và tần suất phóng liên tục.
Theo OrienSpace, các vụ phóng ngoài khơi mang lại những lợi thế bổ sung về mặt an toàn và tần suất phóng liên tục.
“Thông qua lớp vỏ bảo vệ như vậy chúng tôi có thể đạt được một hệ thống hỗ trợ môi trường đơn giản và chi phí thấp cho tên lửa đẩy", ông Bu Xiangwei nói.
Tên lửa Gravity-1 bao gồm bảy động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Việc kết hợp cùng lúc nhiều động cơ đẩy nhiên liệu rắn vào cùng một thân tên lửa luôn là một thiết kế khó ngay cả ở các nước có công nghệ chế tạo tên lửa tiên tiến.
“Sức mạnh của nó cũng phải tương xứng với sự đơn giản của nó, đảm bảo sự đột phá rõ ràng khi thời cơ đến. Điều này thực sự thể hiện chiều sâu chuyên môn công nghệ của chúng tôi”, đại diện của OrienSpace cho biết
Đằng sau thành công của OrienSpace là một đội gồm khoảng 100 nhà khoa học và kỹ sư đã dành khoảng ba năm để thực hiện 23 cuộc thử nghiệm mặt đất quy mô lớn đối với hệ thống tên lửa, 489 cuộc thử nghiệm từng bộ phận riêng lẻ và 1.452 cuộc thử nghiệm lặp lại để cải thiện hiệu suất tổng thể của tên lửa.
Khi Trung Quốc bắt tay vào kế hoạch đầy tham vọng nhằm xây dựng một hệ thống vệ tinh internet gồm 13.000 vệ tinh để cạnh tranh với Starlink của SpaceX, nhu cầu về các phương tiện phóng đáng tin cậy và tiết kiệm chi phí là điều tối quan trọng. Nhiều công ty hàng không vũ trụ tư nhân đang để mắt đến cơ hội kinh doanh này.
OrienSpace cho biết họ đặt mục tiêu đạt được khả năng tái chế và tái sử dụng tên lửa đẩy nhiên liệu lỏng trong vòng hai năm tới, tăng khả năng chuyên chở của tên lửa lên 15-20 tấn với chi phí ở mức thấp nhất.
Lần phóng tên lửa Gravity-1 đầu tiên có thể mở đường cho các lần phóng tên lửa thương mại tiếp theo vào quỹ đạo thấp và trung của Trái Đất do lĩnh vực tư nhân thực hiện. Năm ngoái, CEO của Orienspace cho biết công ty đã nhận được đơn đặt hàng phóng hàng trăm vệ tinh.

Theo báo chí Trung Quốc, OrienSpace đã trở thành công ty vũ trụ tư nhân thứ năm của nước này chế tạo và phóng thành công tên lửa tự chế tạo, sau các công ty i-Space, Galactic Energy, Space Pioneer và LandSpace.
Dù lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng, nhưng hầu hết tên lửa thương mại của nước này đều mang tải trọng tương đối nhẹ.
Tên lửa đẩy gồm 3 tầng cốt lõi và 4 bộ phận đẩy, tất cả đều được cung cấp năng lượng bởi các motor nhiên liệu rắn, nhưng motor của tầng thứ 3 có thể được thay bằng động cơ nhiên liệu kerosene và oxy lỏng để tăng thêm sức chở.
 

can.mua.xe

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86317
Ngày cấp bằng
23/2/11
Số km
446
Động cơ
410,465 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Ở Ko rồi chê bai tàu với khựa đê haha
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Ảnh động
Gravity-1.gif
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,375 Mã lực
Cái vụ phóng vệ tinh này có phải xin phép LHQ không mà các cty tư nhân phóng ầm ầm trong khi mỗi lần anh Ủn phóng là Mỹ, Nhật, Hàn lại gào ầm lên nhỉ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trung Quốc 2024_1_11 (9).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (11).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (12).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trung Quốc 2024_1_11 (13).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (14).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (15).jpg
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,781
Động cơ
481,797 Mã lực
Nơi ở
..
Một công ty mới thành lập 2020 đã chế tạo và phóng được vệ tinh ( bản chất là công tác quản trị và tập hợp nguồn lực ) thì việt nam nên bắt trước để lập những công ty này làm đường sắt cao tốc. Không nên cố dựng lại hay tái cơ cấu những công ty cũ nát rỗng ruột…. Mất thời gian và không hiệu quả.
Xu thế chung thế giới
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,221
Động cơ
1,131,827 Mã lực
Trung Quốc 2024_1_11 (16).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (17).jpg
 

tientaninfotech

Xe tăng
Biển số
OF-373036
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
1,387
Động cơ
517,980 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
TQ giờ ngày càng giỏi, có thể cạnh tranh và thay thế Mẽo trong tương lai đó.

Mừng cho TQ nhưng lo cho dân Việt, bên cạnh ông hàng xóm to xác nhưng tham lam lãnh thổ.
 

vdtours

Xe container
Biển số
OF-167407
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
9,449
Động cơ
468,530 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.youtube.com
Cái vụ phóng vệ tinh này có phải xin phép LHQ không mà các cty tư nhân phóng ầm ầm trong khi mỗi lần anh Ủn phóng là Mỹ, Nhật, Hàn lại gào ầm lên nhỉ?
Gào với mấy thằng thấp cổ bé họng hoặc không phải đồng minh thôi.
Chứ thằng to nó làm thì lại tự kỷ ngay.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,425 Mã lực
Nó phóng lên thế mà rơi xuống đâu cũng kinh nhỉ. Cháu tưởng tượng nó rơi phát vào Hà nội thì lấy gì mà đỡ
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
20,151
Động cơ
400,425 Mã lực

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,428
Động cơ
82,791 Mã lực
Trung Quốc giờ họ kỹ thuật có kém thằng nào đâu. Tiềm lực của họ thì mỗi ngày một mạnh. Cái anh Tét sờ la phóng cái tên lửa nhiều cụ khen ầm ĩ nào là tư nhân phóng tên lửa, nào là đối tác của Nasa; ... nghe sốt cả ruột. Đừng có thần thánh quá như thế vì nó đâu có phải cái gì mới đâu. Những nước như Trung Quốc và Nga các công ty của họ hoàn toàn làm được nếu họ có tiền!
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,928
Động cơ
317,766 Mã lực
Trung Quốc giờ họ kỹ thuật có kém thằng nào đâu. Tiềm lực của họ thì mỗi ngày một mạnh. Cái anh Tét sờ la phóng cái tên lửa nhiều cụ khen ầm ĩ nào là tư nhân phóng tên lửa, nào là đối tác của Nasa; ... nghe sốt cả ruột. Đừng có thần thánh quá như thế vì nó đâu có phải cái gì mới đâu. Những nước như Trung Quốc và Nga các công ty của họ hoàn toàn làm được nếu họ có tiền!
Cơ quan cp thì cũng đặt hàng các công ty sx chứ họ có làm được đâu. Công ty có vốn nhà nước hay cp tư nhân thì chả nói lên điều gì nếu như nhà nước đặt hàng bao tiêu sp. Cứ có doanh thu lớn, chắc chắn lợi nhuận từ đơn hàng nhà nước thì huy động vốn và nhân lực có trình độ, tay nghề cao không phải là vấn đề, thậm trí thuê được cả CEO tây xịn như cái anh gì mãnh liệt hay cây tre ấy.😆😄
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,065
Động cơ
655,055 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nguồn
Trung Quốc 2024_1_11 (1).jpg
Trung Quốc 2024_1_11 (2).jpg

Doanh nghiệp hàng không vũ trụ tư nhân lớn nhất Trung Quốc - Orienspace ngày 11/1 đã phóng thành công tên lửa đẩy Gravity-1 sử dụng nhiên liệu rắn mạnh nhất thế giới từ một bệ phóng nổi gần bờ biển Hải Dương, tỉnh Sơn Đông đưa ba vệ tinh thời tiết vào quỹ đạo.
Tên lửa Gravity-1 mang theo ba vệ tinh mang tên chòm sao Yunyao-1 với số sê-ri 18, 19 và 20 được phóng từ một tàu ngoài khơi bờ biển tỉnh Sơn Đông. Trong tương lai, chòm sao này sẽ được tăng lên 90 vệ tinh, được thiết kế để theo dõi thời tiết và những thay đổi trong khí quyển.
Lĩnh vực hàng không vũ trụ tư nhân được xem là ngành có tốc độ phát triển nhanh ở Trung Quốc thời gian qua nhưng ít có công ty nào có thể phóng tên lửa đẩy hạng nặng như Orienspace.
Công ty Orienspace được thành lập từ năm 2020. Tên lửa Gravity-1 do công ty này chế tạo cao khoảng 30 m, trọng lượng cất cánh khoảng 400 tấn và có sức đẩy 600 tấn. Nó có thể đưa tải trọng khoảng 6.500 kg lên quỹ đạo Trái Đất thấp (LEO) hoặc 4.200 kg lên quỹ đạo đồng bộ Mặt Trời (SSO) cao khoảng 500 km, theo đó đây được xem là loại tên lửa mạnh nhất do một công ty tư nhân của Trung Quốc phát triển.
Khoang chở hàng của tên lửa Orienspace có đường kính 4,2m và cao 9m đủ rộng rãi để chứa hàng hóa cho trạm vũ trụ của Trung Quốc nếu cần thiết.
Tên lửa Gravity-1 nặng gần gấp đôi mẫu tên lửa Vega-C của Cơ quan vũ trụ Châu Âu - từng là mẫu tên lửa đẩy nhiên liệu rắn mạnh nhất thế giới trước đó.
Theo tờ Aerospace China, trong thị trường internet vệ tinh có quỹ đạo thấp và trung bình, tên lửa Gravity-1 có thể hỗ trợ phóng tới 30 vệ tinh nặng 100kg mỗi vệ tinh. Đối với những khách hàng đặc biệt như quân đội Trung Quốc, họ thậm chí có thể phóng vệ tinh trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu.
Tư nhận này em dự là PLA đứng sau.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,065
Động cơ
655,055 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Nó phóng lên thế mà rơi xuống đâu cũng kinh nhỉ. Cháu tưởng tượng nó rơi phát vào Hà nội thì lấy gì mà đỡ
Khu vực phóng đều đã được tính toán kỹ lưỡng, để đảm bảo ngay cả khi tên lửa gặp sự cố vẫn đảm bảo bán kính an toàn mà cụ. Cụ để ý xem hầu như không thấy tin về thương vong khi phóng tên lửa đẩy, ngay cả khi thất bại.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,065
Động cơ
655,055 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cụ nào giải thích hộ sao cái tàu bé tý mà lúc tên lửa khởi động phản lực bệ không làm nó nghiêng nhỉ? Hay nó có chân đế thủy lực giống xe cẩu😅
Nom thế chứ trong ảnh em nghĩ là nó tương đương cả dock tàu (loại ụ nổi chuyên kéo tàu lên để sửa chữa).

Em ví dụ


Phần đáy có các khoang dằn (chứa nước) nên tính ổn định cực cao
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top