[Thảo luận] Công nghệ BAS rút ngắn quãng đường phanh

risktaker

Xe hơi
Biển số
OF-90850
Ngày cấp bằng
4/4/11
Số km
178
Động cơ
406,698 Mã lực
Trên cùng một đường thử, để phanh một chiếc xe đang chạy ở tốc độ 100 km/h, hệ thống phanh truyền thống cần quãng đường lên tới 73 m, trong khi với hệ thống trang bị BAS, xe sẽ dừng lại sau 40 m.
>> Quan điểm sai lầm về phanh ABS./ Hệ thống cân bằng điện tử - 'bùa hộ mệnh' cho lái xe.

Với các tài xế, không hiếm gặp tình huống bất ngờ phải phanh gấp. Trong tình thế như vậy, người lái thường hoảng sợ, đạp phanh thiếu lực. Thêm nữa, lực đạp có xu hướng giảm sau thời điểm nhấn mạnh đầu tiên. Lực phanh không đủ, xe dừng dưới khả năng của nó.

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BAS (Brake Assist System) là trang bị bổ sung cho hệ thống phanh làm nhiệm vụ hỗ trợ người lái tạo ra lực phanh lớn khi phanh gấp. Hệ thống được Daimler-Benz và TRW/LucasVarity đồng phát triển.


Biểu đồ lực phanh theo thời gian. (1)- Tài xế bị bất ngờ đạp phanh khẩn cấp. (2)- Lực phanh có xu hướng giảm sau lần nhấn mạnh. (3)- Lực phanh khi xe trang bị hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BAS. (4)- BAS dừng tác dụng khi lái xe nhả phanh. Ảnh: Brakeassist.
Bộ xử lý trung tâm giám sát trạng thái phanh thông qua các cảm biến tốc độ và lực đạp phanh. Tốc độ đạp nhanh và lực mạnh cho thấy lái xe đang phản ứng trước tình huống bất ngờ. Hệ thống tự động phát hiện tình huống khẩn cấp, điều khiển trợ lực tăng áp suất dầu tới giá trị lớn nhất, lực phanh cực đại sẽ làm ngắn quãng đường phanh. BAS sẽ dừng tác dùng ngay khi chân phanh được nhả (>> Video nguyên lý hoạt động của hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BAS)

BAS có thể làm giảm 20% quãng đường phanh so với hệ thống phanh truyền thống. Trang mạng Brakeassist lại đưa ra một ví dụ cụ thể. Trên cùng đường thử, để phanh một chiếc xe đang chạy ở tốc độ 100 km/h, hệ thống phanh truyền thống cần quãng đường phanh (đoạn đường mà xe di chuyển kể từ lúc tài xế đạp phanh cho tới khi xe dừng hẳn) lên đến 73 m, trong khi với hệ thống trang bị BAS, xe sẽ dừng lại sau 40 m.


Biểu đồ quan hệ giữa lực đạp phanh và lực phanh tương ứng với 2 trường hợp, xe có và không có BAS. Ảnh: Brakeassist.
Một vấn đề đặt ra, lái xe phanh gấp, BAS làm việc tạo lực phanh tối đa. Bánh xe có nguy cơ bó cứng, mất lực bám ngang, xe mất ổn định. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking System) có thể giải quyết được vấn đề này. Thực tế, trên các xe hiện đại có BAS thì không thể thiếu ABS.

Tháng 12/1996, Mercedes chính thức ứng dụng BAS trên 2 phiên bản S-class và SL-class. Hai năm sau, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp trở thành trang bị tiêu chuẩn cho tất cả các mẫu của hãng xe Đức này. Tiếp sau Mercedes, một số hãng như Volvo, BMW… cũng phát triển hệ thống tương tự.

Mercedes tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong trong công nghệ an toàn khi giới thiệu Brake Assist Plus - hệ thống BAS có trang bị thêm 2 rada làm nhiệm vụ đo tốc độ và khoảng cách tương đối của xe với vật thể phía trước (người đi bộ, phương tiện giao thông…) Brake Assist Plus sẽ cảnh báo lái xe bằng đèn và chuông khi phát hiện có vật cản trước, đồng thời tiến hành phân tích khi phát hiện nguy cơ va chạm sẽ phanh xe tự động.

Thế Hoàng
 

Hungm76

Xe tải
Biển số
OF-81809
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
357
Động cơ
417,570 Mã lực
thay vì copy&paste, cụ giới thiệu một vài câu rồi đưa link bài gốc, em nghĩ thế hợp lý hơn ạ, :>
 

kukon

Xe tăng
Biển số
OF-80007
Ngày cấp bằng
13/12/10
Số km
1,095
Động cơ
424,371 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này có từ lâu rồi cụ đưa lên đây làm gì ...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top