Khi bạn nhấn ga để vượt dốc hoặc tăng tốc, trong khi vòng tua động cơ lên cao, máy khỏe, nhưng xe lại có vẻ khá ì. Đó là dấu hiệu thể hiện mô-men từ động cơ không được truyền tới bánh xe do côn bị trượt.
Ly hợp thường gọi “côn” đóng vai trò cầu nối giữa động cơ và hộp số sàn. Khi bạn đạp côn, mối liên kết giữa đĩa ma sát (lá côn) với bánh đà và đĩa ép được ngắt bỏ, mô-men từ động cơ không truyền tới bánh xe được nữa. Ngược lại khi nhả côn, lực lò xo đẩy đĩa ép ép chặt lá côn vào bánh đà. Hiện tượng trượt giữa các bề mặt (bánh đà - đĩa ma sát, đĩa ma sát - đĩa ép) sẽ xảy ra trước khi lực ma sát làm chúng đồng đều tốc độ.
Chính bởi lý do này mà đĩa ma sát thường được làm từ những vật liệu chịu mài mòn và nhiệt độ cao. Các bề mặt tiếp xúc đều bị mòn dần, nhưng thực tế nhà sản xuất luôn luôn lựa chọn các loại vật liệu sao cho đĩa ma sát bị mòn nhiều trong khi đĩa ép và bánh đà mòn không đáng kể. Hầu hết nguyên nhân côn bị trượt là do đĩa ma sát bị mòn, một vài trường hợp khác là do dầu của động cơ hoặc hộp số lọt gây mất ma sát.
Cụm ly hợp ma sát 2 đĩa dùng trên ôtô. Theo thứ tự từ trái sang phải, bàn ép - đĩa ma sát - đĩa ép - đĩa ma sát - bánh đà.
Tuổi thọ trung bình của đĩa ma sát là 120.000 km. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào điều kiện vận hành và thói quen của người sử dụng. Trượt nhiều thì mòn nhanh, những người mới tập lái xe thường xuyên vê côn trong thời gian dài trước khi họ dừng xe. Lái xe trên địa hình phức tạp hoặc đi trong thành phố, những nơi thường xuyên phải chuyển số sẽ làm đĩa ma sát mòn nhanh hơn so với trường hợp chạy trên đường cao tốc.
Thay đĩa ma sát mới là công việc khá nặng nhọc và cần nhiều kỹ năng chuyên môn vì thường phải tháo hộp số. Do đó, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân xe leo dốc yếu là do lá côn bị mòn quá mức trước khi đánh xe tới gara yêu cầu kỹ thuật viên thay thế.
Đĩa ma sát thường gọi " Lá Côn"
Một câu hỏi dễ được đặt ra là “Khi nào cần thay đĩa ma sát?”. Để trả lời được câu hỏi này, hãy quay lại chức năng chính của ly hợp là truyền mô-men. Đĩa ma sát bị mòn, chúng sẽ không thể chuyền tất cả mô-men của động cơ xuống bánh xe. Có nhiều cách khác nhau để kiểm tra độ mòn của lá côn. Dưới đây là một cách bạn có thể áp dụng.
Xe vượt dốc yếu hơn bình thường dù về số 1, đạp ga tối đa.
Dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: động cơ yếu, lỗi ở bàn đạp ga…Nhưng nếu tiếng động cơ khỏe, tốc độ vòng tua cao, nhưng xe vẫn bị ì, khả năng vượt dốc kém, có thể xuất hiện mùi khét do lá côn bị cháy. Có thể kết luận sơ bộ được rút ra là do đĩa ma sát bị mòn.
Để có kết luận cuối cùng hãy kiểm tra hành trình tự do của bản đạp côn.
Hành trình đạp côn gồm 2 giai đoạn: 1) Hành trình tự do, tính từ lúc bắt đầu đạp đến khi bạn thấy lặng đột ngột. 2) Hành trình mở lý hợp là phần dịch chuyển còn lại của bàn đạp côn cho tới khi bạn không thể đạp được nữa. Đĩa ma sát bị mòn sẽ làm cho hành trình tự do ngắn lại. Hãy tiến hành so sánh trên hai xe cùng loại để thấy rõ sự khác biệt.
Hiện tượng côn bị trượt có thể gây tác ảnh hưởng xấu tới một số chi tiết khác. Nếu không được khắc phục kịp thời, chúng sẽ làm đĩa côn mới mòn nhanh hơn, cum lý hợp làm việc kém hiệu quả. Theo kỹ thuật viên tại đại lý Thanglong Ford Thanh Xuân, trong quá trình thay lá côn mới, cần kết hợp kiểm tra bề mặt tiếp xúc của đĩa ép, bánh đà, ổ bi T... Trong một số trường hợp chúng cũng cần phải được sửa chữa hoặc thay thế.
Ly hợp thường gọi “côn” đóng vai trò cầu nối giữa động cơ và hộp số sàn. Khi bạn đạp côn, mối liên kết giữa đĩa ma sát (lá côn) với bánh đà và đĩa ép được ngắt bỏ, mô-men từ động cơ không truyền tới bánh xe được nữa. Ngược lại khi nhả côn, lực lò xo đẩy đĩa ép ép chặt lá côn vào bánh đà. Hiện tượng trượt giữa các bề mặt (bánh đà - đĩa ma sát, đĩa ma sát - đĩa ép) sẽ xảy ra trước khi lực ma sát làm chúng đồng đều tốc độ.
Chính bởi lý do này mà đĩa ma sát thường được làm từ những vật liệu chịu mài mòn và nhiệt độ cao. Các bề mặt tiếp xúc đều bị mòn dần, nhưng thực tế nhà sản xuất luôn luôn lựa chọn các loại vật liệu sao cho đĩa ma sát bị mòn nhiều trong khi đĩa ép và bánh đà mòn không đáng kể. Hầu hết nguyên nhân côn bị trượt là do đĩa ma sát bị mòn, một vài trường hợp khác là do dầu của động cơ hoặc hộp số lọt gây mất ma sát.
Cụm ly hợp ma sát 2 đĩa dùng trên ôtô. Theo thứ tự từ trái sang phải, bàn ép - đĩa ma sát - đĩa ép - đĩa ma sát - bánh đà.
Tuổi thọ trung bình của đĩa ma sát là 120.000 km. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào điều kiện vận hành và thói quen của người sử dụng. Trượt nhiều thì mòn nhanh, những người mới tập lái xe thường xuyên vê côn trong thời gian dài trước khi họ dừng xe. Lái xe trên địa hình phức tạp hoặc đi trong thành phố, những nơi thường xuyên phải chuyển số sẽ làm đĩa ma sát mòn nhanh hơn so với trường hợp chạy trên đường cao tốc.
Thay đĩa ma sát mới là công việc khá nặng nhọc và cần nhiều kỹ năng chuyên môn vì thường phải tháo hộp số. Do đó, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân xe leo dốc yếu là do lá côn bị mòn quá mức trước khi đánh xe tới gara yêu cầu kỹ thuật viên thay thế.
Đĩa ma sát thường gọi " Lá Côn"
Một câu hỏi dễ được đặt ra là “Khi nào cần thay đĩa ma sát?”. Để trả lời được câu hỏi này, hãy quay lại chức năng chính của ly hợp là truyền mô-men. Đĩa ma sát bị mòn, chúng sẽ không thể chuyền tất cả mô-men của động cơ xuống bánh xe. Có nhiều cách khác nhau để kiểm tra độ mòn của lá côn. Dưới đây là một cách bạn có thể áp dụng.
Xe vượt dốc yếu hơn bình thường dù về số 1, đạp ga tối đa.
Dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như: động cơ yếu, lỗi ở bàn đạp ga…Nhưng nếu tiếng động cơ khỏe, tốc độ vòng tua cao, nhưng xe vẫn bị ì, khả năng vượt dốc kém, có thể xuất hiện mùi khét do lá côn bị cháy. Có thể kết luận sơ bộ được rút ra là do đĩa ma sát bị mòn.
Để có kết luận cuối cùng hãy kiểm tra hành trình tự do của bản đạp côn.
Hành trình đạp côn gồm 2 giai đoạn: 1) Hành trình tự do, tính từ lúc bắt đầu đạp đến khi bạn thấy lặng đột ngột. 2) Hành trình mở lý hợp là phần dịch chuyển còn lại của bàn đạp côn cho tới khi bạn không thể đạp được nữa. Đĩa ma sát bị mòn sẽ làm cho hành trình tự do ngắn lại. Hãy tiến hành so sánh trên hai xe cùng loại để thấy rõ sự khác biệt.
Hiện tượng côn bị trượt có thể gây tác ảnh hưởng xấu tới một số chi tiết khác. Nếu không được khắc phục kịp thời, chúng sẽ làm đĩa côn mới mòn nhanh hơn, cum lý hợp làm việc kém hiệu quả. Theo kỹ thuật viên tại đại lý Thanglong Ford Thanh Xuân, trong quá trình thay lá côn mới, cần kết hợp kiểm tra bề mặt tiếp xúc của đĩa ép, bánh đà, ổ bi T... Trong một số trường hợp chúng cũng cần phải được sửa chữa hoặc thay thế.