Mỗi năm, đại hội cổ đông của Vinamilk (VNM) được nhiều nhà đầu tư trông đợi nhất. Đơn giản vì công ty sữa này vẫn liên tục làm ăn hiệu quả, chia cổ tức cao, tài chính minh bạch. Năm nay cũng vậy, VNM tạo thêm hấp lực khiến nhiều người ngoài cuộc nôn nóng nhảy vào.
Theo phân tích của MayBank Kimg Eng, kết quả kinh doanh quý I của VNM tiếp tục tăng trưởng với doanh thu tăng 13,6% đạt 6.676 tỷ đồng và lãi sau thuế tăng 20,5% đạt 1.531 tỷ đồng. Con số này được dự báo sẽ không dừng lại vì VNM đã đầu tư mở rộng năng lực sản suất với tổng công suất kỳ vọng sẽ tăng thêm 80%, lên 1,6 triệu tấn năm 2016.
Năm 2012, VNM đã đưa Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động. Tháng 4/2013, VNM đưa thêm Nhà máy Sữa bột trẻ em Việt Nam đi vào hoạt động. Trong quý II, VNM dự kiến sẽ đưa thêm Nhà máy Sữa nước Việt Nam giai đoạn 1 với công suất 400 triệu lít sữa/năm vào hoạt động.
Tổng công suất của VNM dự kiến đến năm 2016 sẽ đạt 1,6 triệu tấn/năm khi Nhà máy Sữa nước Việt Nam giai đoạn hai đi vào hoạt động. Tổng đầu tư 4,9 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2013-2016 hoàn toàn bằng vốn tự có, trong đó giải ngân khoảng 2,6 ngàn tỷ đồng trong 2013 để đầu tư mở rộng công suất và chuỗi cung ứng. VNM kỳ vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 10% trong năm nay.
Hoạt động kinh doanh tốt giúp cổ phiếu VNM đang được giao dịch ở mức P/E kỳ vọng là 14,7 lần, khá hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng 21,5% trong ba năm tới và tỷ số lợi nhuận ROE được duy trì trên 35%. Định giá của VNM càng hấp dẫn hơn khi so sánh với các công ty cùng ngành trong khu vực đang được giao dịch ở mức P/E kỳ vọng là 25 lần.
Điều đó giải thích vì sao phần lớn các công ty chứng khoán cũng duy trì khuyến nghị với nhà đầu tư là nên mua với giá mục tiêu 148.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 19% so với giá hiện tại.
Hiện có vài ý kiến phân vân về vấn đề phát hành thêm cổ phiếu của VNM sẽ pha loãng cổ phiếu này, không đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư.
nhiên, nhìn qua chương trình thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho người lao động (ESOP) của VNM từ năm 2012-2016, mỗi năm phát hành cổ phần tương đương 0,4% vốn điều lệ nếu tốc độ tăng trưởng kép bình quân của lợi nhuận trước thuế là 21%; trường hợp tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân từ 16% đến dưới 21%, tỷ lệ phát hành chỉ 0,2% vốn điều lệ cho mỗi năm; dưới 16% không phát hành ESOP.
Tính toán một cách cơ bản, phát hành ESOP với tỷ lệ 0,4%/năm trong vòng 5 năm tổng số cổ phiếu sẽ tương đương 2%, trong khi tỷ lệ tăng trưởng kép mỗi năm 21% thì 5 năm tăng hơn 100%, tức tăng gấp đôi.
Sự chênh lệch giữa 100% tăng trưởng và 2% cổ phần phát hành thêm liệu có đáng để lo ngại bị pha loãng? Pha loãng về tỷ lệ (số tương đối) nhưng cổ tức tăng, giá cổ phiếu tăng thì số tuyệt đối vẫn tăng. Như vậy, đối với nhà đầu tư, dường như hiện nay VNM đang thỏa mãn mọi tiêu chí mà nhà đầu tư cần.
Năm 2012, VNM đã đưa Nhà máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động. Tháng 4/2013, VNM đưa thêm Nhà máy Sữa bột trẻ em Việt Nam đi vào hoạt động. Trong quý II, VNM dự kiến sẽ đưa thêm Nhà máy Sữa nước Việt Nam giai đoạn 1 với công suất 400 triệu lít sữa/năm vào hoạt động.
Tổng công suất của VNM dự kiến đến năm 2016 sẽ đạt 1,6 triệu tấn/năm khi Nhà máy Sữa nước Việt Nam giai đoạn hai đi vào hoạt động. Tổng đầu tư 4,9 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2013-2016 hoàn toàn bằng vốn tự có, trong đó giải ngân khoảng 2,6 ngàn tỷ đồng trong 2013 để đầu tư mở rộng công suất và chuỗi cung ứng. VNM kỳ vọng sản lượng tiêu thụ sẽ tăng thêm 10% trong năm nay.
Hoạt động kinh doanh tốt giúp cổ phiếu VNM đang được giao dịch ở mức P/E kỳ vọng là 14,7 lần, khá hấp dẫn so với tiềm năng tăng trưởng 21,5% trong ba năm tới và tỷ số lợi nhuận ROE được duy trì trên 35%. Định giá của VNM càng hấp dẫn hơn khi so sánh với các công ty cùng ngành trong khu vực đang được giao dịch ở mức P/E kỳ vọng là 25 lần.
Điều đó giải thích vì sao phần lớn các công ty chứng khoán cũng duy trì khuyến nghị với nhà đầu tư là nên mua với giá mục tiêu 148.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 19% so với giá hiện tại.
Hiện có vài ý kiến phân vân về vấn đề phát hành thêm cổ phiếu của VNM sẽ pha loãng cổ phiếu này, không đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư.
nhiên, nhìn qua chương trình thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho người lao động (ESOP) của VNM từ năm 2012-2016, mỗi năm phát hành cổ phần tương đương 0,4% vốn điều lệ nếu tốc độ tăng trưởng kép bình quân của lợi nhuận trước thuế là 21%; trường hợp tỷ lệ tăng trưởng kép bình quân từ 16% đến dưới 21%, tỷ lệ phát hành chỉ 0,2% vốn điều lệ cho mỗi năm; dưới 16% không phát hành ESOP.
Tính toán một cách cơ bản, phát hành ESOP với tỷ lệ 0,4%/năm trong vòng 5 năm tổng số cổ phiếu sẽ tương đương 2%, trong khi tỷ lệ tăng trưởng kép mỗi năm 21% thì 5 năm tăng hơn 100%, tức tăng gấp đôi.
Sự chênh lệch giữa 100% tăng trưởng và 2% cổ phần phát hành thêm liệu có đáng để lo ngại bị pha loãng? Pha loãng về tỷ lệ (số tương đối) nhưng cổ tức tăng, giá cổ phiếu tăng thì số tuyệt đối vẫn tăng. Như vậy, đối với nhà đầu tư, dường như hiện nay VNM đang thỏa mãn mọi tiêu chí mà nhà đầu tư cần.