- Biển số
- OF-128626
- Ngày cấp bằng
- 28/1/12
- Số km
- 1,822
- Động cơ
- 381,583 Mã lực
Nay đọc được cái này hay quá. Chia sẻ với các cụ OF trẻ đọc để chăm con và OF già chăm cháu.
Trẻ biếng ăn – 101 thông tin cha mẹ cần biết
Ăn uống của trẻ có lẽ là vấn đề được cha mẹ quan tâm nhất khi nuôi dạy con. Muôn vàn câu hỏi: Con ăn gì? Ăn như thế nào? Ăn bao nhiêu là đúng là đủ? Thế nhưng có những bữa ăn mẹ kỳ cạch chuẩn bị, nấu nấu nướng nướng, nhưng đến bữa con lại lắc đầu nguây nguẩy, thậm chí có bạn khóc lóc hoảng sợ. Trẻ biếng ăn thực sự gặp vấn đề gì? Chỉ đơn thuần là vấn đề thể chất hay cả tinh thần? Các sản phẩm hỗ trợ ăn ngon trên thị trường có giải quyết được việc trẻ biếng ăn không?
Chúng ta sẽ cùng lần lượt trả lời từng câu hỏi để làm rõ các vấn đề và những điều cha mẹ nên làm với trẻ biếng ăn.
Trẻ biếng ăn có phải là bệnh lý?
Chưa có một định nghĩa chắc chắn nào về tình trạng biếng ăn ở trẻ. Theo các nhà nghiên cứu, biếng ăn bao gồm tất cả những khó khăn khi cho trẻ ăn.
Có từ 14-20% phụ huynh cho biết con họ trong giai đoạn từ 2-5 tuổi rất “kén ăn” [1].
Trẻ bước vào giai đoạn kén ăn nhất trong cuộc đời vào khoảng 2 tuổi. Sự kén chọn này thường giảm đi khi trẻ lên 6 tuổi, nhưng có một số ít thì vấn đề sẽ trầm trọng thêm [2].
Vấn đề kén ăn của trẻ phổ biến đến mức nhiều bác sĩ và các nhà nghiên cứu coi đó là một phần phát triển bình thường của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo.
Vậy cha mẹ nên quan tâm tới vấn đề trẻ biếng ăn như thế nào?
Trẻ biếng ăn và trẻ có vấn đề về ăn uống
Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em có thói quen ăn uống chọn lọc (hay biếng ăn) mức trung bình, hoặc nghiêm trọng có nguy cơ gia tăng các triệu chứng lo lắng cao gần gấp đôi so với những trẻ ăn uống bình thường.
Cha mẹ nên quan tâm tới vấn đề ăn uống của trẻ khi sự kén chọn hay biếng ăn dẫn tới suy giảm chức năng cơ thể.
Hành vi ăn uống của trẻ được chia làm hai nhóm:
Được hiểu là trẻ có các hành vi như:
Trẻ gặp vấn đề trong hành vi ăn
Đây là trường hợp trẻ có những biểu hiện giống trẻ biếng ăn nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Số loại thực phẩm những trẻ này có thể ăn được chỉ dưới con số 20 loại thực phẩm khác nhau.
Câu chuyện được kể lại của một bà mẹ khi thấy cậu con trai 2 tuổi gần như không chịu ăn uống gì. Mẹ đưa cậu bé đến gặp bác sĩ và nhận được câu trả lời đó là vấn đề thường gặp của bọn trẻ ở tuổi này. Sau khi trở về nhà, mẹ tìm đọc thêm các tài liệu về hành vi ăn của trẻ và chú ý đến chi tiết số loại thực phẩm một đứa trẻ có khả năng ăn. Bà mẹ kiên nhẫn thử và ghi chép lại các kết quả. Cậu bé chỉ ăn được 16 loại thực phẩm khác nhau. Người mẹ quyết định đưa con đến gặp một bác sĩ tâm lý. Sau thời gian điều trị, cậu bé đã ăn uống thoải mái và sẵn sàng nếm thử tất cả những món ăn mới.
Điều gì đã xảy ra với cậu bé?
Câu trả lời cậu bé không phải là một đứa trẻ biếng ăn, mà là một đứa trẻ có vấn đề về hành vi ăn. Điều này thường gặp ở những trẻ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD – Sensory Processing Disorder ), hoặc những trẻ mắc bệnh tự kỷ, tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention Deficit Hyperactivity Disorder). Hay một khái niệm chẩn đoán mới của các nhà nghiên cứu: Rối loạn hấp thu thực phẩm do hạn chế (ARFID – Avoidant/Restrictive Food Intake Disorder).
ARFID đặc trưng bởi ăn rất ít hoặc né tránh thực phẩm, gây sụt giảm cân đáng kể, thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng trưởng phát triển, thậm chí có trường hợp đe dọa tới tính mạng. Nguyên nhân do trẻ mất hứng thú với việc ăn, hoặc lo sợ cho rằng ăn sẽ gây hại cho chúng.
Trẻ biếng ăn – 101 thông tin cha mẹ cần biết
Ăn uống của trẻ có lẽ là vấn đề được cha mẹ quan tâm nhất khi nuôi dạy con. Muôn vàn câu hỏi: Con ăn gì? Ăn như thế nào? Ăn bao nhiêu là đúng là đủ? Thế nhưng có những bữa ăn mẹ kỳ cạch chuẩn bị, nấu nấu nướng nướng, nhưng đến bữa con lại lắc đầu nguây nguẩy, thậm chí có bạn khóc lóc hoảng sợ. Trẻ biếng ăn thực sự gặp vấn đề gì? Chỉ đơn thuần là vấn đề thể chất hay cả tinh thần? Các sản phẩm hỗ trợ ăn ngon trên thị trường có giải quyết được việc trẻ biếng ăn không?
Chúng ta sẽ cùng lần lượt trả lời từng câu hỏi để làm rõ các vấn đề và những điều cha mẹ nên làm với trẻ biếng ăn.
Trẻ biếng ăn có phải là bệnh lý?
Chưa có một định nghĩa chắc chắn nào về tình trạng biếng ăn ở trẻ. Theo các nhà nghiên cứu, biếng ăn bao gồm tất cả những khó khăn khi cho trẻ ăn.
Có từ 14-20% phụ huynh cho biết con họ trong giai đoạn từ 2-5 tuổi rất “kén ăn” [1].
Trẻ bước vào giai đoạn kén ăn nhất trong cuộc đời vào khoảng 2 tuổi. Sự kén chọn này thường giảm đi khi trẻ lên 6 tuổi, nhưng có một số ít thì vấn đề sẽ trầm trọng thêm [2].
Vấn đề kén ăn của trẻ phổ biến đến mức nhiều bác sĩ và các nhà nghiên cứu coi đó là một phần phát triển bình thường của trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo.
Vậy cha mẹ nên quan tâm tới vấn đề trẻ biếng ăn như thế nào?
Trẻ biếng ăn và trẻ có vấn đề về ăn uống
Các nghiên cứu cho thấy, trẻ em có thói quen ăn uống chọn lọc (hay biếng ăn) mức trung bình, hoặc nghiêm trọng có nguy cơ gia tăng các triệu chứng lo lắng cao gần gấp đôi so với những trẻ ăn uống bình thường.
Cha mẹ nên quan tâm tới vấn đề ăn uống của trẻ khi sự kén chọn hay biếng ăn dẫn tới suy giảm chức năng cơ thể.
Hành vi ăn uống của trẻ được chia làm hai nhóm:
- Trẻ biếng ăn
- Trẻ gặp vấn đề trong hành vi ăn
Được hiểu là trẻ có các hành vi như:
- Ăn ít ( số lượng hoặc chủng loại đồ ăn ít)
- Ăn lâu (ngậm, không nhai, bữa ăn kéo dài)
- Không hào hứng với đồ ăn, không thèm ăn
- Chỉ ăn một số loại đồ ăn nhất định, một cách chế biến duy nhất, hoặc theo cách trình bày hay sở thích cá nhân
Trẻ gặp vấn đề trong hành vi ăn
Đây là trường hợp trẻ có những biểu hiện giống trẻ biếng ăn nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn. Số loại thực phẩm những trẻ này có thể ăn được chỉ dưới con số 20 loại thực phẩm khác nhau.
Câu chuyện được kể lại của một bà mẹ khi thấy cậu con trai 2 tuổi gần như không chịu ăn uống gì. Mẹ đưa cậu bé đến gặp bác sĩ và nhận được câu trả lời đó là vấn đề thường gặp của bọn trẻ ở tuổi này. Sau khi trở về nhà, mẹ tìm đọc thêm các tài liệu về hành vi ăn của trẻ và chú ý đến chi tiết số loại thực phẩm một đứa trẻ có khả năng ăn. Bà mẹ kiên nhẫn thử và ghi chép lại các kết quả. Cậu bé chỉ ăn được 16 loại thực phẩm khác nhau. Người mẹ quyết định đưa con đến gặp một bác sĩ tâm lý. Sau thời gian điều trị, cậu bé đã ăn uống thoải mái và sẵn sàng nếm thử tất cả những món ăn mới.
Điều gì đã xảy ra với cậu bé?
Câu trả lời cậu bé không phải là một đứa trẻ biếng ăn, mà là một đứa trẻ có vấn đề về hành vi ăn. Điều này thường gặp ở những trẻ có rối loạn xử lý cảm giác (SPD – Sensory Processing Disorder ), hoặc những trẻ mắc bệnh tự kỷ, tăng động giảm chú ý (ADHD – Attention Deficit Hyperactivity Disorder). Hay một khái niệm chẩn đoán mới của các nhà nghiên cứu: Rối loạn hấp thu thực phẩm do hạn chế (ARFID – Avoidant/Restrictive Food Intake Disorder).
ARFID đặc trưng bởi ăn rất ít hoặc né tránh thực phẩm, gây sụt giảm cân đáng kể, thiếu hụt dinh dưỡng, chậm tăng trưởng phát triển, thậm chí có trường hợp đe dọa tới tính mạng. Nguyên nhân do trẻ mất hứng thú với việc ăn, hoặc lo sợ cho rằng ăn sẽ gây hại cho chúng.